Chuyên gia Pháp bác giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán đáp ứng mọi tiêu chuẩn an toàn, không có khả năng làm rò rỉ nCoV ra ngoài, theo nhà virus học Pháp Fabriel Gras.
Fabriel Gras, nhà virus học và chuyên gia an ninh sinh học từng làm việc ở đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc, hôm nay khẳng định nCoV không bắt nguồn hoặc lọt ra từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (WIV).
Gras là một trong những người giám sát quá trình xây dựng và chứng nhận tiêu chuẩn bảo mật sinh học BSL-4 của phòng thí nghiệm WIV, cơ sở đầu tiên đạt chuẩn này tại Trung Quốc. Ông khẳng định “không có nghi ngờ gì” về mức độ an toàn của phòng thí nghiệm WIV.
Phòng thí nghiệm BSL-4 (trái) trong khu nhà nghiên cứu của WIV. Ảnh: AFP .
Một nhà nghiên cứu hàng đầu của WIV cho biết nghiên cứu virus corona trên dơi không diễn ra tại cơ sở này, nhưng nó đã trở thành tâm điểm của giả thuyết nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm, sau khi truyền thông Mỹ công bố bản ghi nhớ hồi năm 2018 cho thấy giới chức Mỹ đặt dấu hỏi về hoạt động tại đây với lý do thiếu nhân lực được đào tạo đầy đủ.
Gras từng làm việc tại WIV trong giai đoạn 2012-2017 và am hiểu hoạt động tại đây, cho rằng khó có khả năng các nhà khoa học Trung Quốc dùng cơ sở BSL-4 để nghiên cứu virus corona vì tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Ông cũng bày tỏ ủng hộ tiêu chuẩn an toàn và sự chuyên nghiệp của các nhà nghiên cứu tại WIV.
“Tôi không gặp trở ngại nào khi làm việc tại cơ sở BSL-4. Tôi không cảm thấy mình gặp nguy hiểm. Phòng thí nghiệm có tiêu chuẩn rất cao. Nhiệm vụ hàng ngày của tôi là xác nhận điều đó, tôi có chuyên môn về tư vấn an toàn, thiết kế phòng thí nghiệm và virus học, tôi tham gia 100% hoạt động tại đó. Khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm cấp BSL-4 là 0%”, ông khẳng định.
Gras cho rằng nguy cơ mầm bệnh lọt ra từ phòng thí nghiệm BSL-3 gần đó là khoảng 1-3%, nhưng thêm rằng ông chưa từng đến cơ sở của WIV từ sau năm 2017.
Viện Virus học Vũ Hán là cơ sở nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc, nằm không xa chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là xảy ra tình trạng virus lây từ động vật sang người vào đầu đại dịch. Đây cũng là nơi ghi nhận sự kiện siêu lây nhiễm đầu tiên trong đại dịch Covid-19.
Khoảng cách gần giữa phòng thí nghiệm của WIV và chợ hải sản Hoa Nam đã gây ra nhiều ngờ vực về nguồn gốc nCoV. Trung Quốc đến nay chưa nhận diện được loài động vật mang chủng virus này, đồng thời từ chối điều tra toàn diện về kịch bản nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu năm cử một nhóm chuyên gia quốc tế tới Vũ Hán để điều tra nguồn gốc Covid-19 và kết luận kịch bản nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”.
Tuy nhiên, một số nước, trong đó Mỹ, Anh và Nhật Bản, cho rằng cuộc điều tra của WHO tại Vũ Hán vẫn còn sai sót do thiếu minh bạch, thiếu độc lập với Bắc Kinh. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho rằng báo cáo điều tra “thiếu toàn diện” do các chuyên gia không được tiếp cận đầy đủ dữ liệu tại Vũ Hán, dù Trung Quốc khẳng định nước này đã minh bạch và hoàn thành trách nhiệm của mình.
Trung Quốc tính xây thêm hàng chục phòng thí nghiệm sinh học
Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 25-30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 và một phòng cấp độ 4.
Viện Virus học Vũ Hán là nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 ở Trung Quốc . Ảnh REUTERS
Theo Fox News ngày 6.6, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) lên kế hoạch xây dựng trong vòng 5 năm, giai đoạn 2021-2026, với 25-30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 và một phòng cấp độ 4.
Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 là mức cao nhất, có tính bảo mật cao và quản lý theo quy trình chặt chẽ, từng được dùng làm nơi để tiến hành các nghiên cứu sinh học nguy hiểm nhất trong thập niên qua. Các nhà khoa học từng cảnh báo thiếu sự kiểm soát chặt chẽ những phòng thí nghiệm như vậy có thể dẫn tới các hệ lụy khó lường như đại dịch.
Theo tờ Financial Times, ít nhất 59 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 đang hoạt động, đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng, tại 23 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số chuyên gia lo ngại, sự mở rộng nhanh chóng các cơ sở như vậy ở các nước không rõ ràng về mục đích nghiên cứu có thể làm tăng nguy cơ rò rỉ vật liệu truyền nhiễm.
Viện Virus học Vũ Hán là nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 ở Trung Quốc.
Chuyên gia Mỹ kêu gọi Trung Quốc công bố hồ sơ y tế nhân viên Viện Virus học Vũ Hán
Các thông tin về kế hoạch xây dựng mới của Bắc Kinh được đưa ra giữa lúc Viện Virus học Vũ Hán đang là trung tâm của giả thuyết virus gây Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở đây.
Mỹ, Anh mới đây đã lật lại cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch Covid-19, trong đó không loại trừ giả thuyết trên. Viện nghiên cứu này cũng bị cáo buộc có thực hiện một số nghiên cứu chức năng, có thể làm virus tăng độc lực và khả năng lây lan.
Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc cũng như giả thuyết SARS-CoV-2 gây Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bóng ma nguồn gốc Covid-19 tiếp tục ám ảnh Trung Quốc Giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Vũ Hán tăng nhiệt trở lại, có thể hủy hoại nỗ lực xây dựng hình ảnh giữa đại dịch của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 26/5 cho biết ông đã chỉ đạo cộng đồng tình báo tăng cường nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo lại trong vòng 90...