Chuyên gia nước ngoài ngạc nhiên về sự giàu có của cầu thủ Việt
“Tôi thực sự bất ngờ bởi tại châu Âu, chỉ có những ngôi sao hàng đầu mới dám chơi sang như vậy”, ông Scott Wagstaff nói.
Scott Wagstaff, chuyên gia theo dõi mảng bóng đá châu Á của Bet-At-Home, nhà cái có trụ sở tại Dusseldorf (Đức) vừa có dịp ghé qua Việt Nam nhân chuyến công tác đến Đông Nam Á. Trong một tuần lưu lại dải đất hình chữ S, Wagstaff đã thu thập được không ít thông tin về nền bóng đá đang đứng thứ 97 trên bảng xếp hạng của FIFA. Song, điều khiến Wagstaff, người từng có một thời gian gắn bó với nghiệp quần đùi áo số không khỏi ngỡ ngàng, đó chính là khoản bạo chi của các cầu thủ Việt Nam.
Theo Wagstaff, cuộc sống hiện tại của các cầu thủ Việt đang chơi tại giải V-League cũng như hạng nhất khác hẳn với những gì anh được nghe và hình dung. Wagstaff viết: “Tôi từng nghe câu chuyện các CĐV tràn xuống sân sau khi kết thúc một trận đấu, trên tay cầm những tờ bạc vài chục ngàn để thưởng nóng cho các cầu thủ con cưng sau khi họ cống hiến hết mình. Rồi sau khi giành được 3 điểm trên sân khách, lãnh đạo của một đội bóng đã khao quân bằng những tô phở cùng hột vịt lộn trên đường trở lại đại bản doanh. Tôi biết, vài năm trở lại đây, khi một số nhà tài phiệt nhảy vào làm bóng đá, mức thu nhập của các cầu thủ đã được cải thiện đáng kể. Một cầu thủ loại A, lương tháng bình quân 40 đến 50 triệu đồng. Nếu đội có thêm vài trận thắng trong một tháng, tổng số tiền mà họ nhận khoảng trên dưới 100 triệu, tương đương với 5.000 USD. Ngoài ra, mỗi khi tái ký hợp đồng, hoặc chuyển sang một đội bóng mới, các cầu thủ cũng bỏ túi một khoản đáng kể, mà trong giới gọi là tiền lót tay”.
Chuyên gia của Bet-At-Home tiếp tục: “Ở một quốc gia có mức GDP bình quân đầu người chỉ là 1.300 USD mỗi năm, rõ ràng mức thu nhập 5.000 USD mỗi tháng là rất cao. Song nếu chỉ có từng đó, chưa chắc nhiều cầu thủ đã dám chơi sang như những gì tôi được chứng kiến”.
Video đang HOT
Theo Wagstaff, nhiều cầu thủ sẵn sàng bỏ ra vài ngàn USD chỉ để tậu một chiếc điện thoại di động và tất nhiên đi kèm với đó là những chiếc sim “số đẹp” có giá rẻ nhất cũng lên tới 100 triệu đồng. Sau mỗi trận đấu, giới cầu thủ cũng thường tìm đến vũ trường để giải sầu.
Tại đây, tất nhiên không thể thiếu sự góp mặt của các chân dài. Thường thì mỗi cuộc vui như vậy cũng phải tốn tới vài chục triệu. Đó là chuyện chơi, còn chuyện ăn, hóa đơn cho một bữa ăn chỉ 2 người cũng không bao giờ có dưới 6 con số.
Tiền vệ Tài Em và vợ bên chiếc xe sang. Ảnh: ĐH.
Wagstaff cho biết: “Phần đông các cầu thủ Việt đều đã tự mình lái xe đến sân tập, trong số đó có không ít là những chiếc xế hộp loại đắt tiền. Vài năm trước, Huy Hoàng đã sở hữu chiếc Honda CRV có giá khoảng 70.000 USD. Còn hiện tại thủ quân của SLNA đang vi vu trên siêu xe mà ai cũng mơ ước, Bentley. Ngoài Huy Hoàng, Dương Hồng Sơn (Hà Nội T&T) cũng từng sở hữu chiếc Audi Q7 và mới đây là Lexus RX 350. Bên cạnh đó, Mạnh Dũng (Ninh Bình) ngoài chiếc Lexus RX350, thủ môn này còn có thêm một chiếc Mazda 3 để thay đổi. Tiền đạo Việt Thắng (Thanh Hóa) cũng sắm cho mình một siêu xe Lexus. Cầu thủ từng là đồng đội của Việt Thắng tại Ninh Bình, Tiến Thành mới đây cũng tậu cho mình chiếc Toyota Venza trị giá gần 2 tỷ đồng”.
Và tất nhiên, Wagstaff cũng không quên nhắc đến Lê Công Vinh, cầu thủ được coi là tiền đạo số một của Việt Nam vào thời điểm hiện tại. “Đầu năm 2010, giới mộ điệu bắt gặp Công Vinh rạng rỡ bên chiếc xế hộp cáu cạnh mới tậu, Mercedes SLK 200 màu đỏ, mui trần. Thời điểm đó, giá sau thuế của model rất được giới thượng lưu ưa chuộng này là 1,8 tỷ đồng. Nhưng thật bất ngờ, chỉ 6 tháng sau, Công Vinh chấp nhận lỗ gần 600 triệu đồng để làm sao đẩy chiếc xe đi càng sớm càng tốt. Lý do đưa ra là kể từ ngày tậu xe mới, anh gặp quá nhiều vận đen. Hiện tại, nghe đâu, cầu thủ thuộc biên chế CLB Hà Nội đang đặt một siêu xe khủng về cho mình trong thời gian tới”.
Cuối cùng Wagstaff viết: “Tôi thực sự bất ngờ với sự bạo chi của các cầu thủ Việt, bởi tại châu Âu, chỉ có những ngôi sao hàng đầu mới dám chơi sang như vậy, còn đa số mức lương từ việc đá bóng chỉ giúp họ có được cuộc sống vừa đủ. Như một cầu thủ mà tôi biết hiện đang chơi cho một CLB thuộc Championship (giải hạng Nhất Anh), anh ta vẫn phải thuê nhà và đi xe có giá 20.000 USD. Ở các giải đấu thấp hơn, ngoài đá bóng, các cầu thủ vẫn phải tăng thêm thu nhập bằng các công việc khác”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Samuel Eto'o: Ám ảnh bởi sự giàu có
Phải trải qua một tuổi thơ nghèo khó và tủi nhục vì quá nghèo, Eto"o hiểu được sức mạnh của đồng tiền là kinh khủng đến thế nào
Chuyện Eto'o mê tiền cũng xuất phát từ tuổi thơ nghèo khó của gã. Năm 13 tuổi, Eto'o và gia đình nhập cư vào Pháp. Cha của Eto'o làm nghề kế toán nhưng không lâu sau thì thất nghiệp. Bà mẹ của gã vì thế phải ra chợ hành nghề buôn bán cá kiếm chút tiền lẻ rau cháo nuôi Eto'o và 5 người anh em khác.
Cuộc sống của một người nhập cư nuôi 6 cái tàu há miệng khó khăn như thế nào thì không cần tả. Nhìn chung, cuộc sống của người Phi nhập cư tại Pháp rất khó khăn và bị coi như tầng lớp hạ đẳng. Cũng từ đó, Eto'o bị ám ảnh chuyện kỳ thị chủng tộc và hiểu rằng chỉ có tiền mới khiến người khác phải kính trọng.
Eto'o còn nhớ mãi một cửa hàng mà gã không muốn nêu tên ở Paris. Thời 14-15 tuổi, Eto'o đến đây một lần ngắm hàng và bị xua đuổi vì nghĩ rằng gã là một tên da đen trộm cắp. Đó là sự sỉ nhục với Eto'o và sau này, mỗi khi đến Paris thì gã lại ghé thăm cửa hàng nhưng cũng chỉ ngắm chứ chẳng mua bán gì hết. Điều buồn cười là dù Eto'o chỉ đến chơi nhưng các nhân viên lại vô cùng đon đả vì lúc này Eto'o mặc toàn đồ hiệu. Thiên hạ như thế bảo sao Eto'o không nung nấu ý định kiếm thật nhiều tiền.
Một điểm dở là Eto'o vì tiền mà nhiều khi thành tính toán quá. Trong ĐT Cameroon hay có chuyện đình công do Eto'o cầm đầu vì tiền thưởng không cao. Khi phỏng vấn với tờ Argumenti thì Eto'o tiết lộ số tiền tranh cãi không đến 1.000 USD đâu mà chỉ là 750 USD cho mỗi cầu thủ. Eto'o bảo gã không cần số tiền đó, thậm chí đủ tiền nuôi cả bộ máy bóng đá Cameroon nhưng ghét thái độ hứa lèo rồi tìm cách ăn chặn tiền cầu thủ của LĐBĐ Cameroon.
Tuy nhiên, với bạn bè thì gã khá hào phóng. Tại World Cup 2006, Eto'o chi 1,3 triệu USD để mua đồng hồ vàng tặng các tuyển thủ khác, hành động như chửi vào mặt các quan chức bóng đá Cameroon. Số tiền Eto'o dùng để đóng góp cho các quỹ từ thiện cũng rất nhiều. Phúc lộc bất tận hưởng là như thế đấy.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cầu thủ Việt và quảng cáo: Bao giờ là cặp đôi hoàn hảo? Trong nền bóng đá hiện đại, các ngôi sao bóng đá như Messi, Cristiano Ronaldo, Rooney... kiếm được những khoản tiền cực lớn từ việc quảng cáo hình ảnh của mình. Nhưng ở Việt Nam, những cầu thủ nội có tên tuổi vẫn chưa khai thác giá trị thương hiệu bản thân để kiếm thêm lợi tiền chỉ ít trên đầu ngón tay....