Chuyên gia nói về lý do Tổng thống Nga không tham dự hội nghị COP29
Sự vắng mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị COP29 đã thu hút sự chú ý. Dù không trực tiếp có mặt tại Baku, Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại thủ đô Moskva. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan đã không có sự hiện diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thay vào đó, phái đoàn Nga do Thủ tướng Mikhail Mishustin dẫn đầu đã tham dự hội nghị. Vậy điều gì đã khiến nhà lãnh đạo Điện Kremlin vắng mặt tại sự kiện quan trọng này?
Theo nhà phân tích chính trị người Nga Sergey Markov, quyết định không tham dự COP29 của Tổng thống Putin là động thái nhằm tránh các hành động khiêu khích tiềm tàng từ phía các nhà lãnh đạo phương Tây. Tuy nhiên, ông Markov khẳng định điều này không phản ánh bất kỳ rạn nứt nào trong quan hệ Nga – Azerbaijan.
Dù không trực tiếp có mặt tại Baku, Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev.
Theo trang tin Azernews.az, trong cuộc điện đàm ngày 15/11, hai nhà lãnh đạo Nga và Azerbaijan đã thảo luận về việc triển khai thực tế các dự án cùng có lợi trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải, phù hợp với các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga tới Azerbaijan vào tháng 8 năm nay, cũng như các cuộc tiếp xúc được thực hiện trong chuyến thăm đang diễn ra của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tới Baku.
Video đang HOT
Hai bên tái khẳng định mối quan tâm chung trong việc tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đồng minh giữa Azerbaijan và Nga.
Tại COP29, Thủ tướng Mishustin đã thay mặt Nga khẳng định cam kết đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060. Ông nêu rõ Nga sẽ tập trung vào việc tăng hiệu quả năng lượng, phát triển giao thông điện và triển khai các giải pháp hiện đại trong nông nghiệp và lâm nghiệp.
Đáng chú ý, người đứng đầu chính phủ Nga cho biết 85% sản lượng điện của nước này đến từ các nguồn phát thải thấp, bao gồm khí đốt, hạt nhân và năng lượng tái tạo.
Trong bối cảnh phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, Moskva đã phải tăng cường năng lực tự chủ về công nghệ và công nghiệp để thực hiện mục tiêu khử carbon. Tại COP29, ông Mishustin đề xuất bốn hướng hợp tác quốc tế về khí hậu, bao gồm thỏa thuận tài trợ mới cho các nước đang phát triển và xây dựng hệ thống đánh giá thống nhất về chất lượng các dự án khí hậu.
Về phía chủ nhà Azerbaijan, Tổng thống Aliyev có bài phát biểu gây chú ý khi khẳng định dầu khí không phải là “kẻ thù” của sự tiến bộ mà là động lực và đồng minh của nhân loại. Theo chuyên gia Markov, lập trường này cho thấy ý định của Azerbaijan muốn trở thành tiếng nói đại diện và bảo vệ lợi ích của các quốc gia xuất khẩu dầu khí trên trường quốc tế.
Uzbekistan tránh né lời đề nghị của Nga về việc thắt chặt quan hệ?
Dù Nga nỗ lực thuyết phục Uzbekistan gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và tăng cường hợp tác chiến lược, Tashkent đã khéo léo tránh né những cam kết chính trị sâu rộng.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (phải) thăm Công viên công nghệ Tashkent ở Uzbekistan. Ảnh: Chính phủ Uzbekistan (gov.uz)
Theo mạng tin Eurasianet.org ngày 15/9, chuyến thăm kéo dài 2 ngày của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tới Uzbekistan mới đây làm nổi bật giới hạn về đòn bẩy địa chính trị của Điện Kremlin ở Trung Á. Chuyến đi này là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm kéo Uzbekistan gần hơn với quỹ đạo của mình thông qua việc gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), nhưng kết quả lại không đạt được như kỳ vọng.
Trong bối cảnh Nga gặp phải những tổn thất to lớn từ cuộc xung đột với Ukraine, các quốc gia Trung Á, bao gồm Uzbekistan, đã tìm cách duy trì thế trung lập. Từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, Uzbekistan và các nước láng giềng phải thực hiện "sự cân bằng mong manh", vừa duy trì mối quan hệ với Moskva để tránh bị phản ứng từ Nga, vừa không muốn dính líu vào cuộc xung đột ở Ukraine. Bằng việc giữ một khoảng cách nhất định, Uzbekistan đã trở thành một kênh thương mại ngầm quan trọng, giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ông Mishustin đã đến Uzbekistan vào tuần trước với mục đích đã tuyên bố là đảm bảo cam kết của Tashkent trở thành thành viên chính thức của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) do Moskva đứng đầu. "Sự tham gia của Uzbekistan vào quá trình hội nhập Á-Âu có thể mang lại thêm lợi thế cho doanh nghiệp Uzbekistan, chẳng hạn như mở rộng thị trường bán hàng và tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn", hãng thông tấn TASS trích lời Thủ tướng Mishustin phát biểu trong cuộc họp của ủy ban liên chính phủ Nga-Uzbekistan.
Nhưng các chuyên gia được hãng truyền thông Nga URA trích dẫn cho biết lý do chính khiến Nga muốn Uzbekistan gia nhập EAEU là vấn đề nhân khẩu học: Nga đang phải đối mặt với vấn đề nhân khẩu học trầm trọng hơn do tổn thất trong xung đột vốn đã lớn và liên tục gia tăng. Trong khi đó, Uzbekistan có dân số trẻ và đang tăng nhanh. Nga cần nhiều lao động hơn để đảm bảo tương lai kinh tế ổn định.
"Nga quan tâm đến việc Uzbekistan gia nhập EAEU vì đây là quốc gia có dân số 35 triệu người và theo dự báo, đến năm 2035, quốc gia này sẽ có hơn 40 triệu dân. Tổng dân số của EAEU sẽ trên 200 triệu người [nếu Uzbekistan trở thành thành viên]. Đối với Nga, đây là cơ hội để tăng cường sức mạnh tổng hợp của EAEU với vai trò là một cực quan trọng trong trật tự thế giới đa cực", URA trích lời một chuyên gia nêu rõ.
Tuy nhiên, phản ứng của Uzbekistan trước lời đề nghị của Nga lại khá hờ hững. Cụ thể, các quan chức Uzbekistan đã không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc gia nhập EAEU.
Tuyên bố của văn phòng Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev sau cuộc họp với Thủ tướng Mishustin chỉ dừng lại ở những ngôn từ chung chung về "quan hệ đối tác chiến lược" mà không đề cập đến EAEU hay các dự án chung cụ thể.
Một trong những dự án được Nga đề xuất trong cuộc họp là phát triển liên doanh sản xuất thiết bị bay không người lái (UAV) cho mục đích dân sự tại Uzbekistan. Điều này đã khiến một số nhà quan sát Uzbekistan ngạc nhiên, đặc biệt sau khi một công ty ở Kazakhstan bị Mỹ trừng phạt vì cung cấp linh kiện cho Nga, bao gồm cả các bộ phận UAV được sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Đề xuất này càng làm tăng thêm nghi ngờ về tính khả thi của hợp tác quân sự giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng quốc tế gia tăng.
Mặc dù không có đột phá lớn nào trong việc thúc đẩy hợp tác chính trị, chuyến thăm của ông Mishustin đã mang lại một số kết quả nhỏ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Các cuộc thảo luận chủ yếu xoay quanh việc thúc đẩy thương mại song phương, đầu tư, và theo dõi tiến độ của các dự án đã được thống nhất trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2023. Kết quả là 3 thỏa thuận tương đối khiêm tốn đã được ký kết, bao gồm việc tăng cường vận chuyển đường sắt cho các sản phẩm nông nghiệp, dán nhãn chuẩn hóa các sản phẩm thuốc và đào tạo nhân viên y tế.
Điểm sáng lớn nhất từ chuyến thăm của Thủ tướng Nga có lẽ là sự tiến triển trong việc triển khai dự án xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân công suất thấp để sản xuất điện tại Uzbekistan, một cam kết đã được Nga đưa ra vào tháng 5 năm nay. Theo thỏa thuận mới ký, Nga sẽ bắt đầu công việc xây dựng trong thời gian sắp tới, với lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ hoạt động sau khoảng 5 năm.
Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường. Nga cung cấp cho Uzbekistan khí đốt tự nhiên với mức giá rất thấp, chỉ 160 USD/1000 mét khối, thấp hơn nhiều so với giá bán cho Trung Quốc. Điều này giúp Uzbekistan, vốn giàu trữ lượng khí đốt nhưng đang trở thành nước nhập khẩu ròng, có thể cung cấp giá khí đốt được trợ cấp cao cho khách hàng trong nước.
Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo eurasianet.org)
Tổng thống Putin tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, cho biết hai nước đã xây dựng các kế hoạch hợp tác quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực. Ngày 21-8, tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hai nước đã xây dựng các kế hoạch hợp tác quy mô lớn...