Chuyên gia nói Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát
Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát.
Biển hiệu quảng cáo hội chợ việc làm tại Manhattan, New York (Mỹ). Ảnh: Reuters
Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 7,7% từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022, tháng thứ 9 liên tiếp tăng trên 7%. Nguyên nhân là nguồn cung không ổn định và nhu cầu gia tăng. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), mong chờ cơ quan này hạ nhiệt tình hình bằng cách tăng lãi suất. Nhưng chính sách tiền tệ phải có độ trễ mới hiệu quả và có thể thay đổi. Điều này khiến công việc của FED thêm phần khó khăn.
Do đó, ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ.
Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.
Vào tháng 10, đã có 10,3 triệu cơ hội việc làm ở Mỹ, trong khi tổng số người thất nghiệp tại nước này là 6 triệu. Trong ngắn hạn, việc mở rộng số lượng thị thực H-1B cho các chuyên gia lành nghề và thị thực H-2B cho lao động thời vụ phi nông nghiệp sẽ giúp các đơn vị sử dụng lao động vượt qua tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng này. Về lâu dài, làm như vậy cũng sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát.
Video đang HOT
Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ – Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỷ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000-2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.
Tình trạng người nhập cư giảm một phần là do cuộc Đại suy thoái bắt đầu vào năm 2007 và sự phục hồi chậm chạp sau đó khiến một số lao động nước ngoài không muốn đến Mỹ. Nhưng chính sách nhập cư của chính phủ Mỹ cũng gây khó khăn hơn cho người nhập cư. Trước đại dịch COVID-19, Mỹ xử lý mạnh tay người nhập cư không có giấy tờ.
Một công nhân làm việc tại South Carolina (Mỹ). Ảnh: Reuters
Năm 2019, Mỹ đã cấp số thị thực H-1B và H-2B tương đương với mức của một thập niên trước đó. Loại thị thực duy nhất đã tăng đáng kể kể từ năm 2010 là H-2A, cấp phép nhập cảnh tạm thời cho lao động nông nghiệp. Sau khi COVID-19 bùng phát, tất cả các chương trình này tạm dừng do các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới tạm hoãn hầu hết các dịch vụ. Hiện nay, các đại sứ quán Mỹ đang dần khôi phục nỗ lực xử lý thị thực, nhưng số lượng nhân viên lãnh sự vẫn chưa đạt đến mức trước đại dịch.
Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỷ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.
Việc mở rộng chương trình thị thực H-2B được coi là giải pháp. Những người sở hữu thị thực H-2B thường làm những công việc như nhân viên nhà hàng, chế biến thịt, công nhân xây dựng… đều là những ngành nghề các công ty Mỹ đang muốn tuyển dụng, trong khi người dân nước này không mấy mặn mà. Quốc hội Mỹ chỉ đặt hạn chế 66.000 thị thực H-2B mỗi năm, khá nhỏ so với 1,8 triệu việc làm tính riêng trong ngành xây dựng và dịch vụ thực phẩm.
Ngoài ra, các nhà quan sát đánh giá mở rộng nhập cư có thể là chiến thắng về mặt chính trị khi người Mỹ khá ủng hộ nhập cư. Trong khảo sát quốc gia vào tháng 7/2022, Gallup hỏi những người tham gia khảo sát rằng nhập cư là điều tốt hay xấu cho Mỹ ngày nay, có đến 70% người được hỏi cho biết đó là điều tốt. Một khảo sát do Economic Innovation Group thực hiện trong tháng 8/2022, có đến 71% cử tri Mỹ tham gia khảo sát ủng hộ người nhập cư lành nghề đến nước này.
Thủ tướng Hungary kêu gọi EU dỡ bỏ trừng phạt Nga để tránh suy thoái
Theo trang tin Schengenvisainfo.com ngày 26/9, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã kêu gọi EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trước cuối năm nay.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AFP
Trong cuộc họp giữa đảng Fidesz cầm quyền và đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, ông Orban nói rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine không còn là một cuộc xung đột cục bộ, vì vậy các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva đã biến nó thành một cuộc chiến kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Hungary cũng nhấn mạnh rằng rõ ràng xung đột sẽ còn kéo dài và giờ đây việc bảo vệ an ninh, kinh tế và chủ quyền của Hungary có tầm quan trọng lớn hơn.
"Đó là lý do tại sao chính phủ Hungary thành lập quỹ quốc phòng, rút binh sĩ khỏi biên giới và thành lập một đơn vị tuần tra biên giới, thêm vào đó là cần thêm quân để bảo vệ đất nước. Trong khi xung đột khiến người dân lo lắng thì lạm phát lại tác động trực tiếp đến họ", ông Orban nói.
Theo ông Orban, trước cuộc bầu sắp tới ở nước này, các xu hướng kinh tế có thể dự báo trước được bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng EU vẫn thông qua các lệnh trừng phạt, trong đó có lệnh cấm mua dầu và khí đốt, khiến giá khí đốt tăng gấp ba lần kể từ tháng 6.
Ông Orban cho rằng nếu EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt, giá cả sẽ ngay lập tức giảm một nửa, cùng với lạm phát, lưu ý nền kinh tế châu Âu sẽ hồi sinh và tránh được một cuộc suy thoái đang đến gần.
Trước đó, Hungary đã thông báo rằng họ sẽ không ủng hộ hạn chế thị thực đối với người Nga, bất chấp một số quốc gia khác áp đặt lệnh cấm như vậy.
Theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hungary, Peter Szijjarto, Budapest thậm chí không muốn thảo luận về các biện pháp trừng phạt năng lượng, vì nước này phụ thuộc khoảng 85% vào khí đốt của Nga.
Ngoài ra, ông Szijjarto cũng chỉ ra rằng Hungary không thể tự cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên nếu không có các nguồn năng lượng của Nga.
Ông Szijjártó còn nhấn mạnh rằng chính sách trừng phạt của EU đã "thất bại", vì nó đang gây ra nhiều thiệt hại cho châu Âu hơn là cho quốc gia bị trừng phạt.
"Nền kinh tế châu Âu đang tiến tới suy thoái, những điều này đã lâu không xuất hiện, nguồn cung cấp năng lượng an toàn đã trở thành dĩ vãng ở châu Âu, lạm phát cao ngất trời, giá nhiên liệu và thực phẩm tăng vọt. Vì vậy, một giải pháp chắc chắn là cần thiết, bởi vì người dân châu Âu không phải chịu trách nhiệm cho cuộc xung đột này, chúng ta không thể bắt họ phải trả giá cho cuộc xung đột này", ông Szijjártó nói với CNN.
Israel chuẩn bị cho một cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái khỏi Nga Có những dấu hiệu cho thấy Israel đang chuẩn bị cho một làn sóng hồi hương lớn người Do Thái từ Nga trong bối cảnh huy động một phần. Chính phủ Israel đang sẵn sàng đón nhận khoảng 33 nghìn người nhập cư Do Thái mới. Chính phủ Israel đang sẵn sàng đón nhận khoảng 33 nghìn người nhập cư Do Thái mới....