Chuyên gia nhận định về xác suất xảy ra xung đột hạt nhân giữa Liên bang Nga và NATO
Nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân giữa Liên bang Nga và NATO ngày càng tăng lên khi căng thẳng quanh vấn đề Ukraine leo thang.
Trong bối cảnh thiếu các kênh liên lạc bí mật, cả hai bên phải đối mặt với áp lực lớn hơn để duy trì uy tín răn đe, đồng thời tăng nguy cơ hiểu lầm và leo thang ngoài ý muốn.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars RS-24 của Nga tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đánh giá của ông Fyodor Lukyanov, Tổng Biên tập tạp chí “Russia in Global Affairs” và là thành viên Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga (RIAC), bế tắc hiện nay về vấn đề Ukraine đang ngày càng trở thành cuộc đối đầu trực tiếp giữa Liên bang Nga và NATO, làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ leo thang hạt nhân.
Trong giai đoạn mới này, cả Moskva và các thành viên hàng đầu của NATO đều có năng lực hạt nhân, và cách các cường quốc này tương tác với nhau đã trở nên quan trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu các tín hiệu có được gửi đi đủ, các ranh giới đỏ có được đánh dấu đúng cách và khả năng răn đe có được duy trì hay không.
Trong Chiến tranh Lạnh, một hệ thống truyền thông đã dần được phát triển, đảm bảo không chỉ sự cân bằng về quân sự mà còn cả sự hiểu biết lẫn nhau. Nó bao gồm sự kết hợp của cả các công cụ truyền thông công cộng và riêng tư, với sự nhấn mạnh vào tương tác chính trị bí mật và trao đổi giữa các cơ quan của những người ra quyết định. Mặc dù hệ thống này không hoàn hảo, nhưng nó đã giúp ngăn ngừa hiểu lầm và quản lý căng thẳng.
Ngày nay, tình hình đã thay đổi. Kênh liên lạc bí mật, từng là một phần quan trọng trong việc quản lý răn đe hạt nhân, đã gần như biến mất hoàn toàn. Thay vào đó, tất cả các tín hiệu đều được truyền tải công khai, dựa trên các tuyên bố công khai và rò rỉ qua phương tiện truyền thông.
Sự thay đổi này khiến việc đảm bảo rằng những thông điệp đó được hiểu đúng trở nên khó khăn hơn, và việc thiếu tin tưởng chỉ làm vấn đề phức tạp.
Video đang HOT
Về phía phương Tây, các vụ rò rỉ và tuyên bố trái ngược nhau tạo nên một bức tranh mơ hồ. Ngược lại, Nga đã chọn cách trực tiếp và chính thức nhất có thể, nhằm tránh sự mơ hồ trong lập trường của mình.
Tuy nhiên, liệu cách tiếp cận này có hiệu quả hay không vẫn còn chưa chắc chắn. Sự răn đe phụ thuộc vào độ tin cậy của các mối đe dọa. Phía đối lập phải tin rằng chúng sẽ được thực hiện nếu cần thiết. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này hiện đang được công chúng chú ý, những người ra quyết định phải đối mặt với những thách thức bổ sung. Dư luận định hình chính sách theo những cách có thể hạn chế không gian để điều động. Do đó, rủi ro là các nhà lãnh đạo có thể cảm thấy buộc phải hành động theo các mối đe dọa, không nhất thiết là vì họ muốn, mà là để chứng minh rằng họ đáng tin cậy.
Trong bối cảnh không có kênh liên lạc an toàn, thay vì chỉ đơn giản là báo hiệu ý định của mình, cả hai bên hiện phải đối mặt với áp lực lớn hơn để hành động. Động thái này làm tăng nguy cơ leo thang vô tình, vì các nhà lãnh đạo có thể cảm thấy buộc phải thực hiện việc leo thang các mối đe dọa của mình để duy trì uy tín.
Chuyên gia Lukyanov lưu ý, sự sụp đổ của kênh ngoại giao riêng tư và sự gia tăng các mối đe dọa công khai đã khiến cán cân hạt nhân trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Nếu quỹ đạo hiện tại tiếp tục, nguy cơ leo thang sẽ chỉ tăng lên, và sự ổn định từng tồn tại trong Chiến tranh Lạnh có vẻ như chỉ là ký ức xa vời.
Quan chức Nga nói về 'bản án tử hình' cho quân đội Ukraine dưới thời ông Trump
Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy tuyên bố rằng bất kỳ quyết định nào của chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc cắt giảm hỗ trợ cho Kiev sẽ là "bản án tử" đối với quân đội Ukraine.
Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 27/11, Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc, ông Dmitry Polyanskiy cáo buộc chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã gia tăng hỗ trợ Ukraine nhằm "gây rối loạn cả ở Liên bang Nga và với đội ngũ mới tại Nhà Trắng".
Ông Polyanskiy cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "đang sợ hãi" trước việc ông Trump quay trở lại nắm quyền vào tháng 1/2025 và ông Zelensky có lý do để lo ngại.
"Ngay cả khi chúng ta gạt sang một bên dự đoán rằng ông Donald Trump sẽ cắt giảm viện trợ cho Ukraine, điều mà đối với quân đội Ukraine sẽ là một bản án tử hình, thì ngày càng rõ ràng rằng ông ấy và đội ngũ của mình, dù thế nào đi nữa, sẽ tiến hành một cuộc kiểm toán đối với viện trợ đã được cung cấp cho Kiev", Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc nói.
Theo ông Polyanskiy, Liên bang Nga đã nhiều lần đề xuất đàm phán, nhưng Ukraine và các đồng minh phương Tây lại ưu tiên cho sự leo thang xung đột.
Ông Polyanskiy cảnh báo rằng quyết định của chính quyền Biden và các đồng minh châu Âu khi cho phép quân đội Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga đã "đặt thế giới trên bờ vực của một cuộc xung đột hạt nhân toàn cầu".
"Chúng tôi sẽ đáp trả dứt khoát trước mỗi làn sóng leo thang từ phương Tây", ông Polyanskiy tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng Moskva "tin đó là quyền của mình khi sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở quân sự của những nước cho phép sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở của chúng tôi".
Theo hãng tin Reuters, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump chưa đưa ra bình luận nào về phát biểu của Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, ông Robert Wood, cho biết Washington sẽ "tiếp tục đẩy mạnh viện trợ an ninh cho Ukraine nhằm tăng cường khả năng của nước này, bao gồm cả phòng không và đặt Ukraine vào vị trí tốt nhất có thể trên chiến trường".
Trên thực tế, ngày 19/11, Ukraine đã tấn công tỉnh Bryansk của Liên bang Nga bằng sáu quả tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Ukraine.
Thông báo cùng ngày của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ 5 quả tên lửa ATACMS và làm hư hại quả còn lại. Mảnh vỡ tên lửa rơi xuống một cơ sở quân sự và gây cháy, nhưng không gây thương vong.
Về phần mình, Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin tuyến bố vào ngày 21/11 rằng việc sử dụng các loại vũ khí tầm xa, bao gồm ATACMS không ảnh hưởng đến tiến trình của các hành động quân sự trong khu vực mà Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt.
Tuy nhiên, Ukraine vẫn tiếp tục các nỗ lực sử dụng tên lửa tầm xa nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Hãng tin Ria Novosti trích dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, cho biết trong ba ngày qua, quân đội Ukraine đã tấn công các mục tiêu ở tỉnh Kursk hai lần bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thừa nhận rằng vào ngày 23 và 25/11, ba tên lửa ATACMS tầm xa do quân đội Ukraine phóng đã trúng mục tiêu ở khu vực Kursk.
Cụ thể là vào ngày 23/11, năm tên lửa ATACMS nhắm mục tiêu vào làng Lotarevka, gần vị trí của một đơn vị tên lửa phòng không S-400. Hai trong số các tên lửa này được cho là đã đánh trúng mục tiêu, trong khi ba tên lửa còn lại được cho là đã bị phá hủy.
Sau đó hai hôm, quân đội Ukraine lại tổ chức tấn công bằng tên lửa ATACMS vào sân bay Kursk-Vostochny. Bảy tên lửa được cho là đã bị đánh chặn, trong khi một tên lửa đã trúng mục tiêu. Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, các mảnh vỡ tên lửa rơi xuống gây ra "vết thương nhẹ" cho hai binh sĩ.
Ngoài ra, sau khi kiểm tra khu vực bị tấn công, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã xác nhận rằng: "Quân đội Ukraine đã tấn công bằng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất", đồng thời tuyên bố Moskva đang "chuẩn bị các hành động đáp trả đối với các cuộc tấn công bằng ATACMS ở tỉnh Kursk".
Căn cứ phòng thủ Aegis ở Ba Lan: Khả năng bảo vệ Ukraine và phản ứng của Nga Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore tại Ba Lan đã chính thức đi vào hoạt động, trở thành tâm điểm trong cuộc đối đầu Nga - NATO. Liệu công nghệ phòng thủ tiên tiến này có đủ sức bảo vệ Ukraine trước các đợt tấn công tên lửa từ Nga? Cơ sở Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis...