Chuyên gia nhận định về việc Mỹ điều tàu ngầm năng lượng hạt nhân đến Hàn Quốc
Một nội dung đáng chú ý trong kế hoạch mới được Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc công bố hôm 26/4 là Mỹ sẽ triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân đến Hàn Quốc, lần đầu tiên kể từ năm 1981.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Nhà Trắng ngày 26/4. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vào ngày 26/4 đã công bố “Tuyên bố Washington”, nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác song phương truyền thống và cam kết phòng thủ chung.
“Tuyên bố Washington” có đề cập đến kế hoạch Mỹ triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân lớp Ohio đến Hàn Quốc.
Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ở Nhà Trắng ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Biden nhấn mạnh: “Hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta là cứng rắn và bao gồm cam kết trong mở rộng khả năng răn đe”.
Về phần mình, Tổng thống Yoon Suk-yeol tái khẳng định cam kết lâu dài của Hàn Quốc đối với các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Hải quân Mỹ sở hữu 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân lớp Ohio. Tàu ngầm này dài 170 m và lượng chiếm nước trên 18.000 tấn khi ở dưới biển.
Hải quân Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế để hoạt động trung bình 77 ngày trên biển, sau đó là 35 ngày ở cảng để bảo dưỡng.
Mỗi tàu ngầm có hai thủy thủ đoàn – được gọi là thủy thủ đoàn “xanh” và “vàng”. Mỗi thủy thủ đoàn có 155 người, họ được luân phiên để có thể nghỉ ngơi và huấn luyện thích hợp giữa các chuyến tuần tra.
Mỗi tàu ngầm lớp Ohio có thể mang theo tối đa 20 tên lửa đạn đạo Trident II. Những tên lửa này có tầm hoạt động 7.400 km. Mỗi tên lửa Trident lại mang nhiều đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu riêng biệt.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân lớp Ohio USS Alaska tại Georgia (Mỹ) năm 2019. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho rằng sự hiện diện của một tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ tại cảng của Hàn Quốc hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Theo các chuyên gia, Mỹ muốn trấn an một trong những đồng minh quan trọng nhất của nước này rằng Washington luôn bảo vệ họ.
Trong bài phát biểu đêm giao thừa vừa qua, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tăng kho vũ khí hạt nhân của nước này để đối phó với các mối đe dọa từ Hàn Quốc và Mỹ.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết điều này khiến một số người dân Hàn Quốc mong muốn nước này tự phát triển vũ khí hạt nhân. Theo khảo sát do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan công bố hôm 6/4, có 64% người Hàn Quốc được hỏi cho biết họ ủng hộ phát triển vũ khí hạt nhân và 33% phản đối điều này.
Theo CNN, Mỹ không muốn viễn cảnh tăng vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, do đó Washington đã cố gắng trấn an đồng minh bằng cách cho các lực lượng của mình hiện diện nhiều hơn trong khu vực. Điều này bao gồm cả việc điều máy bay ném bom B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân đến bầu trời xung quanh Hàn Quốc.
Nhà nghiên cứu Kim Jung-sup tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Viện Sejong (Hàn Quốc) đánh giá rằng tàu ngầm sẽ làm rõ điều này và tăng thêm uy tín cho Mỹ.
“Tất nhiên, chúng là những loại vũ khí khác nhau, nhưng tôi không nghĩ có khác biệt cơ bản trong thực tế rằng chúng là những tài sản chiến lược và về cơ bản gửi đi thông điệp trả đũa hạt nhân với Triều Tiên”, ông Kim Jung-sup phân tích.
Nhà nghiên cứu cấp cao Drew Thompson tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói: “Mục đích căn bản của chúng là làm nhụt chí và trấn an”.
Lập trường mới của Hàn Quốc về xung đột Ukraine có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ liên Triều
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã đưa ra tín hiệu thay đổi lập trường chính sách của Hàn Quốc về cuộc xung đột Ukraine - Nga, mở ra cánh cửa giúp Seoul viện trợ quân sự cho Kiev.
Các chuyên gia cho rằng điều này có thể tác động lớn đến các động lực ngoại giao ở Đông Bắc Á, đặc biệt là quan hệ liên Triều.
Tổng thống Yoon Suk-yeol. Ảnh: Yonhap
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 19/4, Tổng thống Yoon cho biết có nhiều khả năng Seoul cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, trong trường hợp có những hành động "không thể bỏ qua - như tấn công quy mô lớn vào dân thường, thảm sát hoặc vi phạm nghiêm trọng luật chiến tranh. Có thể khó với chúng tôi nếu chỉ hỗ trợ nhân đạo hoặc tài chính".
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói ông tin rằng sẽ không có giới hạn nào trong việc hỗ trợ quốc gia trong xung đột, nhưng ông sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp nhất, khi "xét đến mối quan hệ của Hàn Quốc với các bên tham chiến và những diễn biến trên chiến trường".
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc đề cập tới khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine sau khi xung đột giữa nước này và Nga bùng phát.
Trước đó, bất chấp lời kêu gọi từ Mỹ và các nước phương Tây khác, lập trường chính thức của Seoul là loại trừ khả năng viện trợ sát thương cho Kiev. Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, Seoul tìm cách tránh gây căng thẳng với Moskva vì lý do quan hệ kinh tế song phương, cũng như khả năng Nga tác động đến Triều Tiên. Cho tới nay, Hàn Quốc chỉ viện trợ nhân đạo, cung cấp các loại trang thiết bị phi sát thương như mũ chống đạn và vật tư y tế cho Ukraine.
Tuy nhiên, gần đây, một số báo cáo chỉ ra rằng nước này đã gián tiếp hỗ trợ đạn dược cho Ukraine bằng cách lấp đầy tình trạng thiếu hụt đạn pháo 155 mm của Mỹ.
Những tuyên bố của Tổng thống Yoon cho thấy Hàn Quốc đã sẵn sàng thay đổi lập trường liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Các chuyên gia đã bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều về lập trường mới của Seoul liên quan đến Ukraine, nhưng nhìn chung, họ đều cho rằng điều này sẽ có tác động đến quan hệ liên Triều.
Nhắc lại phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai vào tháng 10/2022, ông Kim Joon-hyung - Giáo sư tại Đại học Toàn cầu Handong, nguyên Hiệu trưởng Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc - cho biết: "Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết quan hệ của Hàn Quốc với Nga sẽ bị hủy hoại, nếu Seoul quyết định cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine, và Nga sẽ giúp đỡ Triều Tiên."
Theo ông, tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ giúp Nga tự do hơn trong việc giúp đỡ Triều Tiên và điều này sẽ củng cố sức mạnh của khối Triều Tiên - Nga - Trung Quốc với tư cách là đối thủ của khối Hàn Quốc - Mỹ - Nhật.
Giáo sư Kim nói rằng cho đến nay, đã có những dấu hiệu cho thấy Nga và Triều Tiên đang xích lại gần nhau hơn, với việc Nga tuyên bố các mối đe dọa tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng là "phản ứng trước áp lực từ Mỹ". Theo ông, Moskva có thể sẽ chủ động hơn trong việc giúp đỡ Bình Nhưỡng, bởi Seoul đã ngỏ ý cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
"Bình luận của Tổng thống Yoon là nỗ lực không cần thiết đưa Hàn Quốc vào tuyến đầu của cuộc xung đột Ukraine khi xác định đối thủ của chúng ta một cách không cần thiết", ông Kim nói.
Ông Go Myong-hyun, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan, cũng lưu ý rằng Nga có thể thể hiện động thái tăng cường quan hệ với Triều Tiên để phản đối lập trường mới của Seoul về vấn đề Ukraine, nhưng có thể sẽ hạn chế hơn do các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Pháo tự hành Hàn Quốc khai hỏa trong diễn tập tháng 5/2016. Ảnh: US Army
"Rõ ràng, Nga sẽ không hài lòng về những bình luận của ông Yoon. Và để đáp trả, Nga có thể tăng cường quan hệ với Triều Tiên nhằm thay đổi tình thế hiện tại", ông Go nhận định.
Ông giải thích rằng mối quan tâm lớn nhất có thể là khả năng hợp tác tên lửa và hạt nhân giữa Triều Tiên và Nga, nhưng điều đó sẽ khó xảy ra do các biện pháp trừng phạt quốc tế khác nhau cản trở sự hợp tác đó.
Song không có cùng quan điểm với Giáo sư Kim, ông Go cho rằng tuyên bố của Tổng thống Yoon về việc hỗ trợ Ukraine là bước đi chiến lược, được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã cân nhắc kỹ lưỡng về tiến trình của cuộc xung đột ở Ukraine. Nhà phân tích này lưu ý ông Yoon đặt điều kiện sẽ hỗ trợ phi nhân đạo, điều mà ông chỉ xét đến khi có một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào dân thường hoặc một cuộc chiến tranh toàn diện.
Trong khi đó, cuộc xung đột ở Ukraine đang có dấu hiệu đi vào bế tắc, với các trận chiến cam go chỉ giới hạn ở một số khu vực nhất định. Do đó, trên thực tế, việc Seoul cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine càng trở nên mong manh.
"Điều này có nghĩa là Hàn Quốc đã có tiếng nói mạnh mẽ về việc hỗ trợ Ukraine - như Mỹ và các quốc gia châu Âu khác đã làm. Dẫu vậy, khả năng hỗ trợ quân sự cho Kiev ở mức thấp", ông Go nói. "Điều này có thể cho thấy Seoul đang đứng về phía các đồng minh và các quốc gia thân thiện trong vấn đề Ukraine, đồng thời xóa bỏ quan điểm mơ hồ trong các vấn đề toàn cầu".
Trong động thái đáng chú ý khác, ông Yoon cũng lưu ý rằng Hàn Quốc đang phát triển "vũ khí có công suất cực cao, hiệu suất cao" để đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên. Mặc dù ông Yoon chưa tiết lộ những loại vũ khí đó là gì, nhưng các chuyên gia cho rằng ông đang đề cập đến "bom cắt điện" - loại bom có thể làm tê liệt mạng lưới điện và cắt nguồn cung điện hoặc vũ khí xung điện từ của đối phương.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng đề cập đến tên lửa đạn đạo Hyunmoo-5 và tên lửa siêu thanh. Quân đội Hàn Quốc chuẩn bị phóng thử tên lửa Hyunmoo-5, loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 9 tấn.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
Sau tuyên bố của Tổng thống Yoon, ngày 19/4, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Dmitry Medvedev tuyên bố Nga có thể chuyển vũ khí tiên tiến tới Triều Tiên nếu Hàn Quốc viện trợ quân sự cho Ukraine.
"Có những người mới muốn giúp đỡ đối thủ của chúng tôi. Tổng thống Yoon Sok-yeol đã nói rằng về nguyên tắc, Hàn Quốc sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tôi tự hỏi người dân Hàn Quốc sẽ nói gì khi nhìn thấy những vũ khí mới nhất của Nga xuất hiện tại Triều Tiên, đối tác của chúng tôi và là láng giềng gần nhất của họ? Điều đó gọi là gieo nhân nào, gặt quả nấy", ông Medvedev viết trên Telegram.
Nga đóng thêm loạt tàu ngầm tối tân Xí nghiệp chế tạo máy phương Bắc Sevmash thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất của Nga đang triển khai đóng thêm các tàu tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược thuộc Dự án 955A (Borei-A) và tàu ngầm hạt nhân đa năng thuộc Dự án 885M (Yasen-M). Tàu Emperor Alexander III thuộc Dự án 955A (Borei-A) của Nga....