Chuyên gia nhận định UAE có thể tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump
Ngày 15/1, hãng thông tấn TASS dẫn lời chuyên gia nhận định Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) có thể được chọn làm địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Ông Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhận định trên do ông Oleg Karpovich – Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga – đưa ra, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm trung lập để khởi động đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo.
Theo ông Karpovich, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã cam kết đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông cho rằng đã đến lúc chính quyền mới tại Mỹ thực hiện các cam kết này, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ Nga – Mỹ đang đối mặt với căng thẳng nghiêm trọng. Ông nhận định chính sách của Tổng thống mãn nhiệm Joe Biden đã đẩy quan hệ song phương xuống mức tồi tệ, thậm chí nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng Caribe trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Chuyên gia này cũng loại trừ khả năng Thụy Sĩ được chọn làm địa điểm cho cuộc gặp, do nước này đã tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga và làm mất đi vị thế trung lập truyền thống. Thay vào đó, UAE được đán.h giá cao nhờ vai trò tích cực trong các nỗ lực ngoại giao quốc tế, như tổ chức thành công nhiều cuộc đàm phán và trao đổi quan trọng. Ông Karpovich nhận định UAE có đủ điều kiện để trở thành nơi khởi động đối thoại nhằm cải thiện quan hệ Nga – Mỹ.
Phía Nga đã thể hiện sự sẵn sàng hợp tác. Trong một phiên họp vào tháng 12/2024, Tổng thống Putin khẳng định ông sẵn sàng thảo luận các vấn đề liên quan đến Ukraine nếu chính quyền mới của Mỹ đề xuất một cuộc gặp. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nhấn mạnh rằng Moskva hoan nghênh ý định giải quyết vấn đề thông qua đối thoại từ phía ông Donald Trump.
Video đang HOT
Về phía Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bày tỏ ý định gặp gỡ Tổng thống Putin “rất sớm” sau khi nhậm chức. Ông Trump tuyên bố: “Tôi biết ông ấy muốn gặp và tôi cũng sẵn sàng gặp ngay sau khi nhậm chức”. Đội ngũ cố vấn của ông Trump cho biết, một cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian tới, đán.h dấu bước khởi đầu quan trọng cho tiến trình đàm phán trực tiếp, hướng tới mục tiêu hòa bình.
Tuy nhiên, các điều kiện để đạt được thỏa thuận hòa bình, đặc biệt trong vấn đề Ukraine, vẫn là bài toán phức tạp. Nga nhiều lần nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải dựa trên thực tế trên chiến trường, trong đó có việc Ukraine từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO và công nhận các vùng lãnh thổ mà Nga đã tuyên bố chủ quyền.
Với quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và UAE, cùng vai trò tích cực của UAE trong các nỗ lực ngoại giao gần đây, quốc gia Trung Đông này nổi lên như một lựa chọn khả thi cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo. Tổng thống Putin từng đán.h giá cao vai trò của UAE, đặc biệt trong việc trung gian trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine.
Mặc dù vậy, thời gian và địa điểm cụ thể cho cuộc gặp vẫn chưa được xác nhận chính thức. Nếu diễn ra, cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ Nga – Mỹ, đồng thời có thể tạo ra bước ngoặt cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
WP: Ukraine có thể buộc phải đàm phán với Nga trong vòng vài tháng tới
Tờ Washington Post ngày 26/11 dẫn các nguồn tin ẩn danh cho biết, các quan chức Mỹ đang bắt đầu thừa nhận rằng Ukraine có thể buộc phải đàm phán với Nga.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bài báo, khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 và lực lượng Ukraine chịu tổn thất ngày càng nặng nề trên chiến trường trong bối cảnh Nga tái chiếm các khu vực ở vùng Kursk, Ukraine đang ở vào vị thế yếu nhất trong gần ba năm qua.
Nhiều quan chức Nhà Trắng cho rằng trong vòng vài tháng tới, Ukraine có thể bị buộc phải đàm phán với Nga và có khả năng phải nhượng lại lãnh thổ. Washington Post cũng nói rằng ngày càng nhiều đồng minh châu Âu của Ukraine ngầm thừa nhận rằng Kiev có thể phải nhượng bộ lãnh thổ.
Quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, cùng việc cung cấp cho Kiev các loại mìn bị cấm, được đưa ra với hy vọng giúp Ukraine "có được lợi thế tối đa" trước bất kỳ cuộc đàm phán nào với Moskva khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ mọi đề xuất về việc nhượng lãnh thổ cho Nga. Tuy nhiên, theo bài báo, các quan chức của Tổng thống Biden hầu như đã chấp nhận khả năng ông Trump sẽ không cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine.
Theo Washington Post, nhiều đồng minh châu Âu của Ukraine cảm thấy "thất vọng" vì Washington mất quá nhiều thời gian mới cung cấp các năng lực mới nhất cho Kiev, điều mà lẽ ra nên được thực hiện khi quân đội Ukraine vẫn còn ở vị thế mạnh hơn.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ giải thích rằng các quyết định của Tổng thống Biden là do điều kiện chiến trường đang thay đổi và bất chấp áp lực từ Kiev, ông chỉ phê duyệt việc sử dụng một số loại vũ khí nhất định khi các điều kiện cho phép.
Washington đặc biệt lo ngại rằng khi Ukraine chuyển quân tới vùng Kursk của Nga, nước này đã mất lãnh thổ ở phía đông với tốc độ nhanh hơn.
Đáp lại việc Mỹ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước tuyên bố triển khai tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik mới của Nga. Loại vũ khí này, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đã được sử dụng để tấ.n côn.g một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine tại thành phố Dnipro.
Theo ông Putin, trong cuộc tấ.n côn.g này, Liên bang Nga đã thử nghiệm thành công một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của mình trong điều kiện chiến đấu và đó là một tên lửa đạn đạo được trang bị thiết bị siêu vượt âm phi hạt nhân, có tên là "Oreshnik".
Ông Putin lưu ý rằng Liên bang Nga thử nghiệm tên lửa Oreshnik là đáp trả các hành động gây hấn của các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với Moskva và việc triển khai thêm tên lửa tầm trung và tầm ngắn sẽ do nước này quyết định, dựa trên hành động của Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ.
Tổng thống Liên bang Nga nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ xác định các mục tiêu cần tiê.u diệ.t trong các cuộc thử nghiệm tiếp theo của hệ thống tên lửa mới nhất này, dựa trên những mối đ.e dọ.a đối với an ninh của Liên bang Nga. Chúng ta có quyền sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở quân sự của những nước cho phép vũ khí của họ được sử dụng để tấ.n côn.g các cơ sở của chúng ta".
Ông Putin khuyến nghị lãnh đạo của những quốc gia đang âm mưu sử dụng lực lượng quân sự chống lại Liên bang Nga cần "suy nghĩ thật nghiêm túc về điều này".
Bloomberg: Ông Trump có thể không buộc Ukraine đàm phán sớm với Nga Các đồng minh châu Âu của Ukraine đã tỏ ra lạc quan một cách thận trọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ không buộc Kiev phải nhanh chóng đàm phán với Nga. Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bloomberg, sự lạc quan này xuất hiện sau một loạt các cuộc trao đổi riêng với các thành viên trong đội ngũ...