Chuyên gia nhận định sai lầm trong chiến lược kinh doanh của Steve Jobs, đã đến lúc CEO Tim Cook phải sửa sai
“Đến một lúc nào đó bạn sẽ không còn chỗ để phát triển nữa”.
Trong giai đoạn phát triển bùng nổ của kỷ nguyên iPhone, Apple vẫn luôn áp dụng chiến lược kinh doanh của nhà đồng sáng lập và cố CEO Steve Jobs. Đó là luôn giữ giá bán phần cứng cao, nhưng giữ giá phần mềm và dịch vụ càng thấp càng tốt.
Chiến lược đó đã giúp thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của Apple đạt kỷ lục. Tuy nhiên hiện tại thị trường thiết bị phần cứng đã bão hòa, khiến cho doanh số iPhone dậm chân tại chỗ và làm doanh thu của Apple sụt giảm.
“Chiến lược kinh doanh thần thánh của Steve Jobs có một lỗ hổng. Đến một lúc nào đó bạn sẽ không còn chỗ để phát triển nữa. Vì vậy đã đến lúc CEO Tim Cook cần sửa sai và tìm ra một mô hình kinh doanh mới cho Apple”, theo nhận định của Ewan Spence – chuyên gia về công nghệ và thị trường smartphone của Forbes.
Ewan Spence cho rằng chiến lược kinh doanh của Steve Jobs không thể áp dụng ở thời điểm hiện tại. Bằng chứng là việc Apple không còn sự thống nhất trong việc luôn giữ giá bán các sản phẩm của mình ở mức rất cao.
Apple đã phải giảm giá bán iPhone XR tại Trung Quốc (không chỉ một lần), nhằm thu hút người tiêu dùng. Trong khi đó, Apple lại tăng giá bán trung bình của iPhone tại Ấn Độ, bằng cách loại bỏ những chiếc iPhone có giá bán rẻ khỏi thị trường này.
Video đang HOT
Tại Mỹ và Châu Âu, Apple cũng cắt giảm giá bán của những chiếc iPhone 2018, thông qua việc tăng giá trị cho những thiết bị cũ trong chương trình “thu cũ đổi mới” và cũng kéo dài thời hạn của chương trình này.
Giữ giá bán thiết bị cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường là một chiến lược ngày càng khó thành công. Bởi sẽ đến lúc thị trường không còn chỗ trống cho bạn tăng trưởng nữa, và việc duy trì giá bán cao dường như càng làm thu hẹp cơ hội của bạn để bán được nhiều thiết bị hơn.
Đã đến lúc Apple cần thay đổi, không tuân theo chiến lược kinh doanh của Steve Jobs nữa. Và năm ngoái, CEO Tim Cook đã khẳng định rằng tương lai của Apple sẽ là một công ty dịch vụ. Mục tiêu mà ông đặt ra là mảng kinh doanh dịch vụ sẽ tăng trưởng gấp đôi, từ 41 tỷ USD trong năm 2016 lên 82 tỷ USD trong năm 2020.
Nhưng vấn đề của kinh doanh phần mềm và dịch vụ, đó chính là bạn phải có một nền tảng người dùng với số lượng đông đảo. Đó là lý do vì sao Google cho không hệ điều hành Android tốt như vậy, để có một nền tảng người dùng smartphone Android rất lớn nhằm phát triển các dịch vụ như Gmail hay Google Maps.
“Apple muốn mảng kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh và mang lại lợi nhuận. Apple cũng muốn giữ giá bán cao đối với thiết bị phần cứng. Tôi không tin rằng Apple có thể làm được cả hai điều đó ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, hãy chỉ chọn một trong hai”, Ewan Spence nhận định.
Tham khảo: Forbes
"Đến Steve Jobs còn bỏ học giữa chừng": CEO của một loạt công ty lớn ở Mỹ sẽ tuyển thêm nhân sự mà không xét đến bằng cấp
CEO của Apple, IBM cho tới Siemens đều cho biết họ sẵn sàng tuyển dụng nhân viên không có bằng đại học để tạo thêm cơ hội việc làm.
Giám đốc điều hành của các công ty lớn cho biết tại một diễn đàn của Nhà Trắng hôm thứ Tư rằng họ đang tuyển dụng nhiều người Mỹ không có bằng đại học, khi họ phải đối mặt với vấn đề những ứng viên ngày càng khan hiếm cho các công việc.
Nhà Trắng đã mời các CEO của các tập đoàn lớn tham gia hội đồng cố vấn của chính quyền Trump về các vấn đề lực lượng lao động, bao gồm Apple, IBM Corp, Lockheed Martin, Siemens USA và Home Depot, là những thành viên của hội đồng gồm 25 thành viên, đồng chủ trì bởi con gái và là cố vấn của Tổng thống Donald Trump - Ivanka Trump và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.
Giám đốc điều hành IBM Ginni Rometty cho biết: "Chúng tôi có cơ hội tuyển dụng rất nhiều người - và không phải lúc nào họ cũng có bằng đại học, bằng cấp dưới bốn năm sẽ có được một công việc lương rất tốt trong nền kinh tế mới".
CEO Tim Cook của Apple cho biết gần 50% số nhân lực mà công ty thuê ở Mỹ năm ngoái không có bằng đủ bốn năm. "Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng bằng đại học là thứ mà bạn bắt buộc phải có", ông Cook nói và thêm rằng "người sáng lập của chúng tôi là một người bỏ học đại học", theo một tài liệu tham khảo chi tiết về Steve Jobs.
Ông Cook nói rằng ông tin tưởng "mạnh mẽ" rằng trình độ mã hóa máy tính phải là một yêu cầu trước khi sinh viên Mỹ tốt nghiệp trung học.
Giám đốc điều hành của Lockheed Martin, Marillyn Hewson, cho biết 14.000 người đã được Lockheed thuê năm ngoái, một nửa số đó không có tấm bằng 4 năm và 6.500 người đang trong quá trình học. Công ty đã tăng cường đào tạo lực lượng lao động, cô nói.
Trump cho biết ông muốn giúp các công ty tìm được nhân sự và ông muốn có nhiều người nhập cư có tay nghề cao hơn vì tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức thấp 4%. "Theo một cách nào đó, tôi hài lòng với nó", ông Trump nói về tỷ lệ thất nghiệp thấp. "Nhưng mặt khác, tôi không muốn làm khó bạn".
Tháng trước, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết cơ hội việc làm của Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 12 ở mức 7,3 triệu. Nhà Trắng cho biết các cơ hội việc làm thể hiện "sự không phù hợp giữa các kỹ năng cần thiết và những người được đào tạo, đòi hỏi sự can thiệp ngay lập tức để giúp nhiều người Mỹ tham gia lực lượng lao động hơn".
Các thành viên hội đồng tư vấn sẽ làm việc "để phát triển và thực hiện chiến lược cải tổ lực lượng lao động Mỹ để đáp ứng tốt hơn những thách thức của thế kỷ 21", Nhà Trắng cho hay.
Thành viên hội đồng cũng bao gồm các giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ và Hiệp hội Các nhà Sản xuất Quốc gia (NAM), cũng như các thống đốc bang Iowa và Indiana, chủ tịch của Hiệp hội Xây dựng Bắc Mỹ và thị trưởng Charlotte, Bắc Carolina, trong số những người khác
Theo Genk
Một 'kì phùng địch thủ' của Steve Jobs sau một thời gian gặp khó khăn đã có sự trở lại hoành tráng Ông Sim Wong Hoo chưa từng lấy vợ, và cho rằng hôn nhân là một điều xao nhãng trong con đường đi đến thành công! Vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, khi tất cả mọi người trong giới công nghệ vẫn đang thương tiếc đưa tiễn Steve Jobs, một người đàn ông đã chi 16.000 USD từ túi của mình để mua...