Chuyên gia nhận định gì về thị trường chứng khoán tuần tới?
Nhận định của một số công ty chứng khoán cho rằng tháng 5, chỉ só VN-Index có khả năng vượt 1.300-1.400 điểm nếu thị trường có tin tốt từ đại dịch Covid 19.
Kết thúc 1 tuần giao dịch với nhiều tin sóng gió từ do Covid bùng phát trở lại, nhưng, tính chung về điểm số thì VN-Index vẫn tăng nhẹ 2,42 điểm so tuần trước, khi đóng cửa ở mức 1.241,81 điểm. Ngược lại HNX-Index lại mất 1,9 điểm, còn 279,86 điểm.
Tuần qua, thị trường đã có sự phân hóa ở các mã dẫn dắt. 4 mã cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, gồm: TCB của Techcombank tăng đến 14,8% trong tuần; CTG của Vietinbank tăng 7,4%; VIB của VIBBank và VPB của VPBank tăng lần lượt 5,6% và 5,1%. Trong khi một số mã cổ phiếu ngân hàng cũng thuộc nhóm vốn hóa lớn như VCB, BID lại giảm nhẹ.
Các mã ngành tiêu dùng dẫn đầu thị trường như Sabeco và Vinamilk lại giảm tới 7-8%, ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số chính.
Trên sàn HNX có một vài cổ phiếu “làm mưa làm gió” với tỉ lệ tăng giá trên 40% như mã THS của Công ty Thanh Hoa Sông Đà với mức tăng đến 45,4%. Đây là phiên 11 trần liên tiếp mã này tăng giá dù giá trị giao dịch không nhiều. Hay cổ phiếu CTC của Công ty CP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên tăng 40,4%.
Trong khi trên sàn TP HCM, mã chứng khoán giảm giá mạnh nhất phải tính đến ABS, của Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận. Theo đó, giá cổ phiếu ABS lao dốc 6 phiên liên tiếp, giảm từ 75.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 48.750 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã lập kỷ lục trong tuần vừa qua, với mức tăng 0,7%, lên 34.777,76 điểm của chỉ số Dow Jones và S&P 500 SPX cũng tăng 0,74% và cũng lập mức cao kỷ lục mới là 4.232,6 điểm. Hay chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,88% lên 13.752,24 điểm. Thông tin này được nhận định là nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ duy trì các điều kiện nới lỏng tiền tệ hơn nên khả năng lãi suất tăng trong thời gian tới sẽ chưa thể hiện.
Về diễn biến thị trường chứng khoán tuần sau, các công ty chứng khoán cho rằng thị trường sẽ tích cực nếu dịch Covid-19 được kiểm soát.
Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam – KIS cho rằng rủi ro chính vẫn là Covid 19, nhà đầu tư có thể cân nhắc, chờ thêm tín hiệu. VN-Index có thể tiếp tục kiểm tra lại ngưỡng 1.200 điểm. Nếu tình hình ổn định, kỳ vọng vùng 1.300 điểm sẽ là ngưỡng kháng cự trong tuần này.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận định đang dòng tiền có dấu hiệu suy yếu. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng. Thanh khoản đã tăng mạnh khi VN-Index về dưới mức 1.231 điểm nên khả năng thị trường đang tích luỹ. Nhà đầu tư có thể tái cơ cấu danh mục của mình ở mức này.
Chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) thì dự báo thị trường có thể giảm về vùng thấp hơn để tìm lực cầu bắt đáy trong tuần tới. Theo đó, giá trị giao dịch trên sàn TP HCM tăng gần 23%; còn trên sàn Hà Nội, giá trị giao dịch tăng chỉ 4,1% so tuần trước.
Trong khi đó, nhận định về thị trường chứng khoán tháng 5, Công ty CP Chứng khoán SSI cho rằng trong ngắn hạn với rủi ro tái bùng phát Covid-19 đang hiện hữu và giá hàng hóa đang ở mức cao tạo sức ép lên lạm phát. Vì vậy sự cần thiết của việc quản lý rủi ro bằng 2 kịch bản khuyến nghị đầu tư cho các giao dịch ngắn hạn.
Kịch bản 1 lạc quan hơn thì mốc kháng cự quan trọng hiện tại 1.260 -1.262 điểm, đi cùng với sự gia tăng về thanh khoản thì VN-Index có nhiều khả năng sẽ hướng đến vùng 1.350-1.400 điểm. Kịch bản 2, nếu đảo chiều, VN-Index sẽ đứng trước áp lực của nhiều rủi ro, nhà đầu tư cần chờ đợi phản ứng của thị trường tại các vùng hỗ trợ. Vùng hỗ trợ gần là 1.220 điểm và vùng hỗ trợ mạnh là 1.200 điểm.
Diễn biến trái chiều của giá cổ phiếu TCB và BID
Trong khi giá cổ phiếu TCB tăng mạnh, giá cổ phiếu BID lại giảm liên tục trong mấy tháng qua, khiến vốn hóa Techcombank vượt BIDV.
Thị trường chứng khoán ngày 7/5 giao dịch với xu hướng bán áp đảo trong phần lớn thời gian của phiên. Sau phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,7% còn 1.241,81 điểm. Chỉ số VN30 giảm 0,29% còn 1.340,73 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa khi HDB (HDBank) tăng mạnh mẽ với mức 4,2%, CTG (VietinBank) tăng 2,1%, ACB (Ngân hàng Á Châu) và SSB (SeABank) tăng lần lượt 1,1% và 0,5%. MBB (Ngân hàng Quân đội) và SHB (Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) đứng giá tham chiếu.
Cổ phiếu TCB của Techcombank giảm nhẹ 0,1%, EIB của Eximbank mất 0,4%, VPB của VPBank giảm 0,5% và BID của BIDV giảm 1,5%.
Kết phiên hôm 7/5, vốn hóa Techcombank giảm 180 tỷ đồng còn khoảng 164.900 tỷ, trong khi vốn hóa BIDV mất hơn 2.400 tỷ còn 163.500 tỷ.
Sau biến động này, Techcombank đã thế chân BIDV vào vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn HOSE.
Sự kiện vốn hóa Techcombank vượt BIDV xảy ra sau khi hai cổ phiếu này diễn biến trái chiều nhau trong một thời gian khá dài. Từ đầu năm đến nay, giá BID đã giảm khoảng 15% xuống còn 40.650 đồng/cp trong khi TCB tăng 45%, kết phiên 7/5 ở 47.050 đồng/cp.
Mới đây, ngân hàng JPMorgan Chase còn nâng định giá cổ phiếu TCB từ 45.000 lên 55.000 đồng.
Quý I vừa qua, Techcombank đạt lãi sau thuế 4.476 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, BIDV tỏ ra đuối sức khi lợi nhuận chỉ đạt 2.722 tỷ đồng, thấp hơn cả Techcombank cũng như hai ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước khác là Vietcombank và VietinBank.
Vietcombank là ngân hàng duy nhất hơn Techcombank về vốn hóa. Khoảng cách giữa hai ngân hàng lên tới gần 195.000 tỷ đồng nên Techcombank khó có thể vượt Vietcombank trong tương lai gần .
Cổ phiếu HSV tăng gấp hơn 200% sau 9 phiên nhờ sóng ngành thép Liên tục "nhảy" kịch trần từ mức 10.500 đồng lên 33.800 đồng, giá cổ phiếu HSV đã tăng gần 222% chỉ sau 9 phiên từ khi giao dịch trên sàn UPCoM. Cổ phiếu HSV của CTCP Gang thép Hà Nội bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán UPCoM vào ngày 27/4 với giá tham chiếu 10.500 đồng. Ngay trong phiên, HSV...