Chuyên gia nhận định Eurozone khó tránh nguy cơ suy thoái
Các quốc gia khu vực đồng tiền chung Euro ( Eurozone) có 80% nguy cơ suy thoái trong 12 tháng tới do giá năng lượng tăng vọt và suy giảm nguồn cung điện nghiêm trọng.
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 19/9, dự báo trên do các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc thăm dò ý kiến.
Con số 80% nói trên tăng so với 60% trong một cuộc khảo sát trước đó. Con số này cũng cho thấy dự báo nguy cơ suy thoái trong khu vực Eurozone đang ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2020.
Nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức sẽ là nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do giảm nguồn cung khí đốt. Dự báo kinh tế Đức bắt đầu suy giảm ngay quý này.
Video đang HOT
Tình hình chắc chắn đang trở nên trầm trọng hơn do Nga đã ngừng cung cấp khí đốt mới đây. Vào tháng 8, đường ống Nord Stream 1 đã bị đóng cửa vô thời hạn do các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ lệnh trừng phạt. Nga chỉ chuyển một lượng nhỏ khí đốt tới châu Âu bằng đường ống trung chuyển còn lại chạy qua Ukraine và đường ống TurkStream qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Lượng khí đốt mà Nga xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm 50 tỷ m3 trong năm nay. Năm ngoái, Nga đã xuất sang EU khoảng 150 tỷ m3 khí đốt. Tuy nhiên, trong năm nay, nguồn cung năng lượng của Nga sang châu Âu đã giảm đáng kể do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga.
Trước đây, Nga cung cấp cho các nước EU khoảng 40% lượng khí đốt các nước này cần. Con số này đã giảm xuống còn 9%. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nước này sẽ ngừng xuất khẩu năng lượng nếu các lệnh trừng phạt không được dỡ bỏ.
Trong khi đó, các nhà phân tích lưu ý rằng tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục và tình trạng tắc nghẽn nguồn cung trên toàn khu vực đồng euro tiếp tục kéo giảm tăng trưởng. Họ lưu ý rằng lạm phát dự kiến đạt đỉnh trong quý 4 năm 2022. Các nhà kinh tế được thăm dò ý kiến dự báo lạm phát sẽ không giảm xuống mức 2% như mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu đặt ra đến năm 2024.
Trước đó, theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/9, tỷ lệ lạm phát tại EU đã tăng lên mức kỷ lục 10,1% trong tháng 8, tăng đáng kể so với mức 9,8% của tháng 7.
Tại Eurozone, tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 là 9,1%, cao hơn mức 8,9% trong tháng 7. Các tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 khi lạm phát tại Eurozone chỉ là 3% và toàn EU là 3,2%.
Pháp là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong tháng 8 với 6,6%, tiếp theo là Malta với 7% và Phần Lan với 7,9%. Ngược lại, lạm phát vẫn cao nhất tại 3 quốc gia vùng Baltic: Estonia (25,2%), Latvia ( 21,4%) và Litva (21,1%).
So với tháng 7, tỷ lệ lạm phát tính theo năm giảm tại 12 quốc gia thành viên EU và tăng ở 15 quốc gia còn lại. Tại khu vực Eurozone, vấn đề tăng giá năng lượng góp phần lớn nhất gây ra tình tình trạng lạm phát, với tỷ lệ 3,95%. Tiếp đó là các mặt hàng thực phẩm, rượu và thuốc lá (2,25%), dịch vụ (1,62%) và hàng công nghiệp phi năng lượng (1,33%).
Goldman Sachs cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Anh
Các nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Anh và cho rằng nước này sẽ bắt đầu rơi vào suy thoái vào cuối năm nay, do tác động của lạm phát gia tăng đối với thu nhập của các hộ gia đình, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng.
Bên ngoài Ngân hàng Trung ương Anh ở London. Ảnh: AP
Cụ thể, Goldman Sachs dự báo cuộc suy thoái của kinh tế Anh sẽ bắt đầu vào quý IV/2022 và cho rằng nền kinh tế Anh sẽ giảm 0,6% vào năm 2023.
Giới chức Anh cho biết, các hóa đơn năng lượng của Anh sẽ tăng 80%, lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (4.188 USD) một năm kể từ tháng 10 tới. Đây là ví dụ mới nhất về điều mà các chính trị gia anh gọi là "cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt". Đầu tuần này, Ngân hàng Citibank (Mỹ) dự báo lạm phát của Anh sẽ tăng vọt lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ là 18,6% vào tháng 1/2023.
Từ khoảng vài tuần qua, tại Anh đã xuất hiện phong trào không trả hoá đơn năng lượng (Don't pay UK), một phong trào bất tuân dân sự nhằm phản đối việc giá năng lượng sẽ tăng quá cao trong thời gian tới. Lạm phát khiến chi phí sinh hoạt gia tăng, sức mua giảm sút nên hệ luỵ trực tiếp là chất lượng sống của người dân châu Âu suy giảm, thậm chí đối với nhiều hộ gia đình nghèo tại châu Âu, khủng hoảng năng lượng hiện nay là mối đe doạ sống còn trong mùa Đông tới.
Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ở mức rất cao, và chỉ số giá tiêu dùng tháng 8, dự kiến được công bố vào ngày 31/8 tới có thể sẽ cho thấy tình trạng đó vẫn tiếp diễn.
Điều này sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Chín tới, ngay cả khi rủi ro suy thoái gia tăng.
Thay vì lạm phát sẽ sớm đạt đỉnh như dự báo cách đây chỉ vài tuần, lạm phát có thể sẽ sớm chạm mức hai con số. Lạm phát của EU tháng 7/2022 là 8,9%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Goldman Sachs cũng hạ dự báo, tăng trưởng kinh tế ở châu Âu trong năm nay và dự đoán rằng ngay cả khi Nga không cắt hoàn toàn nguồn cung năng lượng, một cuộc suy thoái kỹ thuật kéo dài hai quý liên tiếp với mức tăng trưởng âm có khả năng xảy ra ở Eurozone.
Thủ đô Vienna triển khai kế hoạch tiết kiệm năng lượng Vienna (Áo), thành phố nổi tiếng với các khu chợ Giáng sinh và chương trình hòa nhạc mừng Năm mới, sẽ tắt bớt hệ thống chiếu sáng công cộng do giá năng lượng tăng cao. Người dân thăm chợ Giáng sinh tại Vienna, Áo, ngày 20/11/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Người phát ngôn thành phố Vienna cho biết theo kế hoạch tiết kiệm...