Chuyên gia nhận định 80% dân số Indonesia có thể đã mang kháng thể chống biến thể Delta
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, nhà dịch tễ học Citra Indriani của Đại học Gadjah Mada (UGM) cho rằng 80% dân số Indonesia có thể đã nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/ TTXVN
Căn cứ xu hướng sụt giảm mạnh các ca lây nhiễm trong 3 – 4 tháng qua, ông Citra nhận định sự sụt giảm này là do Indonesia đã đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua lây nhiễm tự nhiên. Với tổng số dân 270,2 triệu người tính đến tháng 9/2020 – theo số liệu do Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) công bố – 80% dân số Indonesia (tương đương 216 triệu người) có khả năng đã mang kháng thể chống Delta.
Trong một bài đăng trên trang web chính thức của UGM, ông Citra nêu rõ: “Với hơn 50% bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, có thể 80% dân số Indonesia đã nhiễm biến thể Delta”.
Tuy nhiên, ông Citra cảnh báo rằng làn sóng lây nhiễm thứ ba vẫn có thể xảy ra dù phần lớn người dân đã mang sẵn kháng thể tự nhiên. Nếu Indonesia bị tấn công bởi một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, rất có thể số ca lây nhiễm sẽ gia tăng đột biến. Do vậy, ông Citra hy vọng chính phủ sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng nhằm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ ba.
Video đang HOT
Ông Citra nhấn mạnh đa số những người nhiễm và tử vong do COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất hồi tháng 1/2021 và làn sóng lây nhiễm thứ hai hồi tháng 6 – 7 vừa qua đều chưa được tiêm phòng. Do vậy, một trong những nỗ lực để kiểm soát COVID-19 ở Indonesia là tiêm chủng. Ông bày tỏ hy vọng rằng trong trường hợp xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ ba vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới, hệ thống y tế của Indonesia sẽ không bị quá tải như hồi tháng 7 vừa qua.
Biến thể Delta lây dễ dàng trong cộng đồng đã tiêm chủng
Theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu được công bố ngày 28-10 cho thấy biến thể Delta có thể lây "dễ dàng" từ những người đã tiêm chủng sang người khác ở cùng nhà.
Chính quyền thành phố Manchester (Anh) kêu gọi người dân đủ điều kiện tiêm vắc xin đến nơi tiêm chủng và nhấn mạnh vắc xin hoàn toàn miễn phí - Ảnh: REUTERS
Nghiên cứu của Cao đẳng Hoàng gia London minh họa cách thức biến thể Delta lây lan ngay cả trong một cộng đồng đã được tiêm chủng đầy đủ.
"Bằng cách thực hiện việc lấy mẫu lặp lại và thường xuyên từ người có tiếp xúc với các trường hợp mắc COVID-19, chúng tôi nhận thấy những người được tiêm chủng vẫn có thể mắc bệnh và phát tán bệnh trong gia đình họ, cho cả người đã được tiêm phòng", tiến sĩ Anika Singanayagam - đồng tác giả nghiên cứu - đặt vấn đề.
Nghiên cứu dựa trên 621 người được tiến hành từ tháng 9-2020 đến tháng 9 năm nay. Trong số này có 163 người dương tính SARS-CoV-2, bao gồm 71 người nhiễm biến thể Delta, 42 người nhiễm biến thể Alpha và số còn lại nhiễm chủng gốc.
Các nhà nghiên cứu xác định được 205 người có các "tiếp xúc gia đình" với những ca nhiễm biến thể Delta và nhận thấy có 53 người trong nhóm này bị lây bệnh. Tỉ lệ dương tính ở những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin là 25%, thấp hơn tỉ lệ 38% của nhóm chưa tiêm vắc xin.
Đi sâu vào phân tích, họ nhận thấy các trường hợp đã tiêm đủ liều nhưng vẫn nhiễm bệnh có thời gian tiêm mũi cuối cùng cách đó nhiều tháng (trung bình là 101 ngày).
Theo nhóm nghiên cứu, đây là "bằng chứng quan trọng" cho thấy mức độ bảo vệ của vắc xin suy giảm sau 3 tháng kể từ mũi thứ 2, nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các biện pháp phòng ngừa và tiêm tăng cường.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy tải lượng virus ở người nhiễm đã tiêm vắc xin và người chưa tiêm là cao như nhau.
Điều này lý giải vì sao người đã tiêm chủng khi nhiễm bệnh vẫn có thể lây cho những người khác, theo nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin sẽ nhanh hết virus hơn nhóm chưa tiêm.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh kết quả nghiên cứu không làm suy yếu quan điểm là tiêm vắc xin chính là cách tốt nhất để giảm các biến chứng nghiêm trọng do COVID-19.
"Phát hiện của chúng tôi cung cấp những hiểu biết quan trọng về việc tại sao biến thể Delta tiếp tục gây ra số ca nhiễm COVID-19 cao trên khắp thế giới, ngay cả ở những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao", bà Singanayagam lưu ý.
Theo nhà dịch tễ học Neil Ferguson, khả năng lây nhiễm của biến thể Delta khiến nước Anh khó giữ được miễn dịch cộng đồng trong dài hạn.
Biến thể Delta khiến Mỹ khó khăn hơn trong đạt miễn dịch cộng đồng Theo báo cáo của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, biến thể Delta lây lan nhanh khiến tỷ lệ dân số có kháng thể cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng bị nâng lên trên 80% hoặc gần 90%. Mỹ vừa đạt mục tiêu tiêm chủng ít nhất 1 liều cho 70% người trưởng thành. Ảnh: AFP Tờ Bloomberg đưa tin con...