Chuyên gia: Người chết vì nCoV ở Mỹ vượt 100.000 là thảm kịch
Các chuyên gia y tế, chính trị và xã hội Mỹ miêu tả số ca tử vong vượt 100.000 ở nước này là thảm kịch, lo ngại về diễn biến tiếp theo của Covid-19.
Ngày 27/5, Mỹ ghi nhận hơn 100.500 người chết do nCoV, hơn 1,7 triệu người nhiễm, tăng lần lượt hơn 720 và hơn 18.800 trường hợp trong 24 giờ. Nước này tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới.
“Việc Mỹ ghi nhận ca tử vong do Covid-19 lớn hơn bất cứ nước nào khác là điều đáng buồn và gây lo lắng. Ít người nghĩ đến con số 100.000 này hồi đầu năm”, Tiến sĩ Brandon Brown, Trường Y khoa, Đại học California, Mỹ, nói với VnExpress. Brown cho hay số người chết do nCoV ở Mỹ tính theo tuần hiện cao hơn số người chết do ung thư và bệnh tim.
Cũng bày tỏ lo ngại, Ogbonnaya Omenka, chuyên gia về y tế công cộng, Đại học Butler, Indiana, cho rằng số người chết có thể cao hơn dữ liệu được công bố do các bang áp dụng cách tính khác nhau. Bên cạnh đó, những người thuộc các cộng đồng thiểu số, như người da màu, nhiễm bệnh nhưng không đến viện để khám và qua đời nên không được tính vào tổng ca tử vong.
Theo Joe Wert, giáo sư khoa học chính trị, Đại học đông nam Indiana, Mỹ, giữa tháng 4, ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ được dự báo ở mức 60.000 nhưng nó nhanh chóng bị phủ nhận. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều mô hình dự đoán nhưng cái sau lại thay thế cái trước.
“Không ai biết tình hình dịch bệnh ở Mỹ sẽ ra sao, có bao nhiêu người sẽ nhiễm và qua đời. Số ca tử vong hiện nay thật bi thảm và đáng thất vọng”, Wert nói.
So sánh ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ với các dịch bệnh khác, Giáo sư Richard Larson, chuyên gia về dữ liệu và xã hội, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, cho biết con số 100.000 từng xảy ra. Cúm gà do virus H2N2 năm 1957 khiến 116.000 người Mỹ chết; đại dịch do virus H3N2 năm 1968 khiến 100.000 người qua đời.
“Mỗi cái chết là một thảm kịch. Chúng ta đang chứng kiến hơn 100.000 thảm kịch do Covid-19″, Larson nói.
Người dân Mỹ đổ ra bãi biển ở California ngày 24/5. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Dự báo về diễn biến sắp tới, Omenka ở Đại học Butler cho rằng số ca nhiễm ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh hầu hết các bang đang tái mở cửa. Khi hoạt động của người dân trở lại bình thường, chấm dứt biện pháp cách biệt cộng đồng, virus sẽ có cơ hội lây lan. Số ca tử vong vẫn được ghi nhận từ New York đến Indiana, Ohio, và sẽ không biến mất trong ngày một ngày hai.
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu số người chết ở Mỹ lên đến 200.000 vào cuối năm nay”, Omenka nói.
Brown cảnh báo nguy cơ xảy ra làn sóng Covid-19 thứ hai, có quy mô lớn hơn ở Mỹ, khi chính quyền nới lỏng các hạn chế chặn dịch.
Giáo sư Larson lưu ý làn sóng Covid-19 thứ ba có thể xuất hiện vào đầu năm 2021. Ông cho biết đại dịch cúm do virus H1N1 năm 1918 từng có ba làn sóng, trong đó đợt sóng thứ hai là tồi tệ nhất.
Hậu quả mà Mỹ đang gánh chịu, theo giáo sư Wert, là nền kinh tế bị tàn phá, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ Đại Suy thoái. Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố nước này mất hơn 20 triệu việc làm trong tháng 4. Đây là mức sụt giảm đột ngột và cũng là lớn nhất kể từ khi số liệu này được theo dõi năm 1939. Tranh cãi về tái mở cửa sẽ là vấn đề lớn ảnh hưởng đến bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và cả bầu cử ở cấp bang. Tuy nhiên, Wert dự đoán Tổng thống Trump sẽ không thua trong bầu cử, vì dịch bệnh vẫn hoành hành trên phạm vi toàn cầu. Ông ví Trump như “Tổng thống trong thời chiến”.
Về mặt xã hội, Wert cho rằng Covid-19 xuất hiện khiến người dân Mỹ không dám đến bệnh viện để điều trị các bệnh khác vì sợ nhiễm virus và các ca tự tử có thể tăng lên. US News đưa tin tỷ lệ tự tử tăng mạnh tại hạt Benton, bang Washington kể từ khi dịch tràn đến. Nạn nhân chủ yếu là người trong độ tuổi 30 – 40. CNN dẫn một nghiên cứu đầu tháng 5, ước tính số người tự tử và lạm dụng thuốc, rượu do ảnh hưởng của Covid-19 có thể lên đến 75.000.
Để hạn chế thiệt hại do Covid-19, Omenka cho rằng Mỹ cần tăng cường trao đổi để người dân Mỹ không hiểu rõ hiệu quả của việc “hạn chế ra đường”. Dường như người dân không thực hiện do chính quyền không cung cấp dữ liệu thuyết phục. Bên cạnh đó, nhà chức trách cần có cách phù hợp để truy dấu vết các ca nghi nhiễm nCoV, tránh nguy cơ giấu bệnh do lo ngại về quyền riêng tư. Omenka đề cao phương pháp của Indiana khi bang này lập Lực lượng chuyên trách xử lý Covid-19 đồng thời với kế hoạch tái mở cửa.
Theo Tiến sĩ Brown, để chặn làn sóng Covid-19 thứ hai, chính phủ Mỹ nên duy trì xét nghiệm và các biện pháp chặn dịch gồm bảo đảm người dân giữ khoảng cách, đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên. Thông điệp này cần nhất quán ở cấp liên bang và địa phương.
“Số ca tử vong ở Mỹ có thể thấp hơn nhiều nếu chính quyền hành động sớm hơn”, ông nói.
Người Mỹ trở về từ Việt Nam sốc trước cách chống dịch tại quê nhà
Sau khi cùng vợ con rời khỏi Việt Nam, Paul Neville cảm thấy lo lắng trước cách chống dịch Covid-19 tại Mỹ dù số ca tử vong và nhiễm bệnh ngày càng tăng lên.
Paul Neville cùng vợ và 2 con tại sân bay. (Ảnh: Seattle Times)
Paul Neville, sống ở Seattle, bang Washington, Mỹ, là người đồng sáng lập và vận hành một nền tảng học trực tuyến. Trước đó, anh từng có 14 năm làm việc với vị trí là nhà ngoại giao tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Gia đình Paul đã rời khỏi Việt Nam không lâu trước khi toàn bộ chuyến bay quốc tế bị đình chỉ. Thay vì cảm thấy nhẹ nhõm khi hạ cánh xuống Mỹ, Paul lo sợ khi chứng kiến việc thiếu các biện pháp phòng dịch an toàn, đồng thời lo ngại về cuộc khủng hoảng Covid-19 tại Mỹ so với các nước châu Á.
"Tôi vô cùng lo ngại về khả năng của Mỹ trong việc ngăn chặn một thảm kịch về kinh tế và y tế", Paul cho biết.
Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ nâng mức cảnh báo đi lại lên cấp độ 4, kêu gọi toàn bộ người Mỹ ở nước ngoài lập tức về nước, gia đình Paul đã đã đặt chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Mặc dù số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng lên tại Mỹ, song Paul vẫn muốn trở về nhà vì tin rằng anh có thể tiếp cận sự hỗ trợ về y tế với chất lượng hàng đầu tại quê nhà.
"Tại Việt Nam, theo khuyến cáo của chính phủ, mọi người đều phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Trong mọi tòa nhà, doanh nghiệp, khu chung cư và nơi công cộng, các nhà chức trách đều kiểm tra thân nhiệt và cung cấp nước rửa tay sát khuẩn. Chính quyền yêu cầu toàn bộ hành khách trên chuyến bay của chúng tôi từ TP HCM tới Đài Bắc phải đeo khẩu trang, thậm chí cả đứa con 2 tuổi của tôi cũng phải đeo. Việt Nam, cũng các nước khác của châu Á, coi virus Covid-19 là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng", Paul cho biết.
Trong khi đó, Paul nói rằng trên chuyến bay với phần lớn hành khách là người Mỹ từ Đài Bắc (Đài Loan) tới Seattle (Mỹ), chỉ một nửa đeo khẩu trang. Thậm chí Paul đã đứng giữa lối đi của máy bay để nhắc nhở 3 cô gái trẻ đang trở về từ chuyến du lịch ngắn ngày tới Thái Lan. Họ giả vờ ho và đùa giỡn về Covid-19. Paul đưa khẩu trang, nhưng họ từ chối với thái độ ngạo mạn bất cần.
Cách chống dịch khác biệt
Sau khi máy bay hạ cánh xuống Seattle, Paul tưởng rằng anh sẽ được gặp các nhân viên mặc đồ bảo hộ và cầm sẵn thiết bị đo thân nhiệt. Seattle là một điểm nóng của dịch bệnh tại Mỹ, tương tự Vũ Hán tại Trung Quốc hay Milan tại Italia.
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của Paul, các nhân viên tại sân bay vẫn mặc đồ như bình thường. Khi Paul hỏi một nhân viên hải quan Mỹ về lý do cô không đeo khẩu trang, người này đã bối rối nhìn anh và nói "vì ở đây không có khẩu trang".
"Đúng là thảm họa, khi virus Covid-19 cực kỳ dễ lây lan và có thể tồn tại trong không khí tới vài giờ đồng hồ. Chỉ cần một người nhiễm bệnh hắt hơi một lần là có nguy cơ lây nhiễm cho tất cả người xung quanh. Thảm họa này cũng đáng sợ không khác gì việc thiếu bộ xét nghiệm", Paul nhận định.
Hàng trăm người chết mỗi ngày tại Italia vì Covid-19, bất chấp nỗ lực phong tỏa. Paul cho rằng, nếu không có những biện pháp mạnh tay như các nước châu Á, Seattle và các thành phố khác ở Mỹ sẽ chỉ mất 3 tuần để "đuổi kịp" số người chết kinh hoàng ở Italia.
"Tại Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Hong Kong hay Singapore, nếu một người bị phát hiện nhiễm Covid-19, chính quyền sẽ phong tỏa cả tòa nhà và cách ly cả khu phố, đưa đồ ăn cho mọi người thông qua cửa sổ. Sau đó, một đội ngũ sẽ truy tìm hành trình của người nhiễm bệnh và kiểm tra cả những ai đã từng tiếp xúc với người này. Ngay cả khi thực hiện những nỗ lực đáng kinh ngạc như vậy, nhiều quốc gia vẫn đang phải chiến đấu với làn sóng bùng phát thứ hai của dịch", Paul cho biết.
Paul nhận thấy nhiều người Mỹ vẫn chưa coi Covid-19 là vấn đề nghiêm trọng. Hàng nghìn tỷ USD đã bốc hơi và hàng triệu việc làm đã bị xóa sổ. Còn cần điều gì thêm nữa để thuyết phục mọi người rằng đại dịch này thực sự rất khủng khiếp?
"Phải chăng mọi người sẽ lo sợ hơn nếu một người nổi tiếng nào đó thiệt mạng hay một người thân bị nhiễm bệnh? Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 có thể mới chỉ khoảng 1%, nhưng có tới 20% số người bị nhiễm phải nhập viện và có thể bị tổn thương phổi vĩnh viễn. Chẳng lẽ người Mỹ còn phải đợi đến khi số ca nhiễm và tử vong vượt qua cả Trung Quốc hoặc số người chết (vì Covid-19) nhiều hơn cả cúm mùa hàng năm thì họ mới coi Covid-19 là vấn đề nghiêm trọng?", Paul đặt câu hỏi.
Tuy vậy, Paul nói rằng anh không muốn "hối hận" khi trở về Mỹ, dù Việt Nam đang "là nơi an toàn hơn".
"Mọi người phải tuân thủ lệnh "ở trong nhà" của Thống đốc (Washington) Jay Inslee. Ngoài ra, chúng ta cũng nên hối thúc các nhà chức trách tăng cường xét nghiệm cho mọi người, đẩy mạnh việc sản xuất và phân phát khẩu trang, trước hết cho các nhân viên y tế, sau đó cho những người làm việc tại nơi công cộng như sân bay, rồi tới công chúng, đồng thời bắt buộc phải đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, bao gồm trên máy bay", Paul nói.
Thành Đạt
Cựu phi công với 50 năm kinh nghiệm nói biết chắc vị trí máy bay MH370 Cựu phi công người Úc, Byron Bailey với hơn 50 năm kinh nghiệm, mới đây xuất hiện trong bộ phim tài liệu về MH370 của Sky News. Byron Bailey cho rằng vị trí máy bay MH370 rơi xuống biển nằm bên ngoài phạm vi tìm kiếm. Theo Daily Star, Byron cho rằng các nhà điều tra MH370 trước đây đã tìm sai địa...