Chuyên gia Nga: Việt Nam thay MiG bằng Su, mua thêm BrahMos
Chuyên gia Nga cho rằng, trước đây, hiện tại và sau này, không quân Việt Nam vẫn sẽ trang bị các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga.
Thay thế
Ở Việt Nam và trên toàn thế giới, máy bay chiến đấu nổi tiếng nhất là “ MiG-17 và “MiG-21. Trên thế giới hiện không có dòng máy bay chiến đấu nào thực chiến nhiều và giành được những chiến công hiển hách như các máy bay chiến đấu dòng Mikoyan do Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng.
Trong chiến tranh chống Mỹ, phi công Việt Nam dùng các loại tiêm kích đánh chặn dòng MiG bắn rơi 350 máy bay Mỹ. Phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 8 chiếc, còn Phạm Tuân bắn hạ cả “bay pháo đài” B-52 huyền thoại của Mỹ bằng MiG-21, sau đó trở thành phi hành gia vũ trụ đầu tiên của Việt Nam.
Chuyên gia Nga Igor Korotchenko cho biết, hiện nay không quân Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu dòng Su của Nga mà khởi đầu là các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-27. Những máy bay này đã khiến Việt Nam rất hài lòng và những hợp đồng tiếp theo đã lần lượt được ký kết với loại máy bay hiện đại hơn.
Việt Nam hiện đang đặt hành nhiều máy bay chiến đấu “ Su-30MK2 của Nga. Theo hai hợp đồng đã thực hiện, quân đội Việt Nam đã nhận được 20 máy bay như vậy.
Nga đã chuyển giao cho phía Việt Nam 2 chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc máy bay của hợp đồng thứ ba, 2 chiếc nữa sắp được bàn giao cho không quân Việt Nam.
Quá trình thay thế MiG bằng Su của Việt Nam bắt đầu bằng tiêm kích Su-27
Nhiệm vụ, mục đích của Việt Nam hiện nay
Video đang HOT
Ông Igor Korotchenko – người đứng đầu Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới cho biết, ở các thời điểm khác nhau đặt ra những nhiệm vụ và các giải pháp khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn trang bị loại máy bay phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới là điều rất quan trọng.
Máy bay dòng “Su” và “MiG” có các thông số kỹ thuật khác nhau. MiG là máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ, thiên về không chiến, có tốc độ cao và chuyên dụng để đánh chặn, phù hợp trong giai đoạn Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ không phận trước lực lượng không quân rất mạnh của Mỹ.
Còn các tiêm kích đa năng dòng “Su” là máy bay chiến đấu hạng nặng, có thể mang được nhiều tên lửa và bom hơn và bán kính tác chiến xa hơn. Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu trên biển.
Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tranh chấp biển đảo và vùng thềm lục địa. Rõ ràng là Việt Nam đã đúng đắn khi lựa chọn máy bay chiến đấu dòng “Su”, do thực tế rằng loại máy bay hoàn hảo này có thể giúp đất nước đạt được mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ lợi ích quốc gia ở phạm vi xa hơn.
Máy bay chiến đấu MiG-21 của Việt Nam đã lập nhiều chiến công hiển hách
Theo chuyên gia quân sự Nga, “Su-30MK2 là máy bay chiến đấu đa năng, có chất lượng tương tự với máy bay cùng thế hệ của nước ngoài, về một số đặc điểm còn có khả năng vượt trội, ngay cả về tính năng không chiến. Điều này có thể thấy qua các cuộc không chiến thực tế trong các đợt huấn luyện không quân đa quốc gia.
Các máy bay Su-30MK2 có chiều dài 22 mét, sải cánh dài gần 15m. Trọng lượng cất cánh tối đa là 34,5 tấn. Trần bay cao nhất hơn 17 km, tốc độ tối đa trên độ cao lớn là 2.100 km/giờ. Máy bay chở đến 8 tấn tên lửa và bom cùng với pháo 30 ly dùng trong không chiến tầm gần.
Khoảng cách bay không cần tiếp nhiên liệu của Su-30MK2 lên tới 3000km, với một lần tiếp nhiên liệu, “Su-30MK2 gần như có thể vượt khoảng cách gấp đôi. Điều này cho phép máy bay chiến đấu Việt Nam có khả năng bảo vệ toàn bộ lãnh thổ có địa hình tự nhiên rất dài của mình, đồng thời thừa khả năng tác chiến bảo vệ các đảo xa nhất thuộc phạm vi chủ quyền.
Phạm vi hành trình xa của máy bay dòng Su cũng cho phép Việt Nam giảm số lượng máy bay chiến đấu. Ví dụ như với tầm bay gần của máy bay MiG, Việt Nam sẽ cần phải bố trí dày đặc các tiêm kích để bảo vệ không phận, trong khi đó, chỉ cần một nửa máy bay dòng Su là đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ này, trong khi vẫn có khả năng tác chiến mặt đất và đối hải.
Tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MK2 của không quân Việt Nam
Phi hành đoàn của mỗi máy bay Su-30MK2 là hai phi công. Do đó, với 32 chiếc trong ba hợp đồng, Việt Nam sẽ cần khoảng một trăm phi công để cả thường trực lẫn dự bị để điều khiển máy bay Su-30MK2. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các nhà chức trách Ấn Độ giúp đào tạo phi công và gần đây phía Ấn Độ đã đồng ý.
Phi công và BrhaMos
Chuyên gia Nga giải thích, trước hết, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu mà các phi công Việt Nam bay cũng gần gũi với Ấn Độ hơn là với Nga. Và tất nhiên là Ấn Độ có số lượng lớn máy bay chiến đấu Su-30MKI của Nga (trong vòng bốn năm tới nước này sẽ có 272 chiếc) và phi công Ấn Độ đã hoàn toàn làm chủ được chúng.
Ngoài ra, ông Igor Korotchenko cũng nhắc nhở rằng, Ấn Độ và Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền tương đối căng thẳng và phức tạp. Giúp đỡ Việt Nam phát huy tiềm năng chiến đấu bằng cách giúp đào tạo phi công quân sự, Ấn Độ cũng giải quyết vấn đề củng cố an ninh quốc gia của chính mình.
Ngoài ra, New Dehli đang thảo luận về khả năng cung cấp cho Việt Nam các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm “ BrahMos”, phiên bản phóng từ trên không, do Ấn Độ và Nga liên doanh sản xuất.
Tên lửa này có vận tốc gấp gần bốn lần loại tên lửa đồng hạng “Harpoon” của Mỹ, đồng thời khả năng điều khiển và dẫn đường tinh vi hơn khiến tính năng bay rất khó lường nên cực khó đánh chặn.
Chuyên gia Nga kết luận rằng, hợp tác quốc phòng với Nga và các nước có quan hệ thân thiện, Việt Nam sẽ được trao đầy đủ các vũ khí, trang bị để có đủ thực lực bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Theo Đất Việt
Ấn Độ giúp Việt Nam huấn luyện sĩ quan tàu ngầm, phi công Sukhoi
Trong bài viết India - Vietnam relations: Navigating choppy water, tạm dịch: Quan hệ Ấn - Việt: len lỏi trên sóng biển, nhật báo Hindustan Times nhận định bằng việc hỗ trợ quân sự cho Việt Nam, Ấn Độ đã chia sẻ sự quan ngại về Bắc Kinh.
Hỏa tiễn Brahmos - sát thủ nguy hiểm trên biển đối với các chiến hạm Trung Quốc.
Châu Á đang diễn ra cuộc cạnh tranh âm thầm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Giới quân sự nhận định, trong tương lai 20 năm nữa, châu Á chỉ còn duy nhất đủ sức lực kiềm chế tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.
Hiện tại, Ấn - Trung đang chơi một ván cờ vây. Trung Quốc đang nỗ lực lôi kéo các quốc gia vây quanh Ấn Độ về phía mình, bao gồm Pakistan, Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh. Trong khi đó, Ấn Độ tăng cường hữu hảo với Singapore, Việt Nam và Nhật Bản. Hai quốc gia đang cố dùng ảnh hưởng của mình để tạo một hàng rào vây kín đối thủ.
Hindustan Times nhận định: "Quan hệ Ấn - Việt đang đi đúng hướng. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ấn Độ đã siết chặt thêm quan hệ mang tính chiến lược quan trọng về kinh tế cũng như chia sẻ những quan ngại về tham vọng của Bắc Kinh".
"Việt Nam có những điểm tương đồng với Ấn Độ và Nhật Bản, tức cùng có những tranh cãi về chủ quyền với Trung Quốc. Việt Nam tìm đến New Dehli như một đối tác có thể cung cấp cho Hà Nội vũ khí, công nghệ và huấn luyện. Đổi lại, Ấn Độ có được cơ hội tìm kiếm, khai thác năng lượng trên biển Đông".
"Ấn Độ đáp lại thịnh tình của VN bằng cách gia tăng cấp độ đối thoại lên cấp cao và hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa quân đội. Ấn Độ huấn luyện sĩ quan hải quân VN nhằm đủ năng lực điều khiển các tàu ngầm của Nga và hiện đang xem xét khả năng huấn luyện phi công bay chiến đấu cơ Sukhoi"
Bất chấp những "suy nghĩ mang tính nhạy cảm có thể từ Bắc Kinh", Ấn Độ đã đồng ý chuyển giao cho Việt Nam 4 chiếc tàu tuần tra để giám sát bờ biển như một phần của khoản tín dụng 100 triệu USD New Dehli dành cho VN.
Dự kiến, Ấn Độ sẽ tiếp tục chuyển giao hỏa tiễn chống hạm tầm ngắn Brahmos cho Việt Nam phòng thủ trên biển. Brahmos với tầm bắn 290 km và có tốc độ siêu thanh Mach3, có thể linh động sử dụng cho bệ phóng trên mặt đất, trên tàu nổi hay từ chiến đấu cơ và được xem là khắc tinh của các chiến hạm Trung Quốc.
Một nguồn tin cho biết Ấn Độ đã đưa Việt Nam vào danh sách "15 quốc gia bạn hữu". Với vị thế này, Việt Nam đáp ứng được điều kiện quan trọng nhất trong thỏa thuận song phương giữa Ấn Độ và Nga để có thể sở hữu hỏa tiễn Brahmos.
Theo Một Thế Giới
Làm chủ 'quả đấm thép' SU-30MK2 Thượng tá Nguyễn Văn Thiện, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) cho biết đơn vị đã đưa khâu huấn luyện, khai thác sử dụng Su-30MK2 đi vào chiều sâu. Những bước đi vững chắc Chúng tôi có mặt tại Trung đoàn 923 khi các phi công và gần một trăm cán bộ, nhân...