Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ hòa giải với Việt Nam
Chuyên gia Andrei Vinogradov tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga bình luận rằng vẫn có khả năng Trung Quốc sẽ hòa giải với Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, trang tin Want China Times (Đài Loan) đưa tin ngày 22.6.
Giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam – Ảnh: AFP
Cụ thể, Want China Times dẫn lời ông Vinogradov nói rằng sự ổn định trong khu vực sẽ bị phá hủy nếu Trung Quốc và Việt Nam không thể tìm ra giải pháp hòa bình cho việc Bắc Kinh tự ý đem giàn khoan Hải Dương-981 (HaiYang Shiyou 981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chuyên gia này nhận định Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ cùng Việt Nam tìm ra cách giải quyết vụ việc vì 2 nước không chỉ là đối tác kinh tế thân cận của nhau, mà còn có chung y thức hệ chính trị.
Tuy nhiên, ông Vinogradov được cho là đã đưa ra phân tích cho rằng sẽ khó có chuyện Trung Quốc đưa hòa hoãn với Việt Nam vì điều này sẽ khiến Nhật Bản gia tăng áp lực cho Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Theo TNO
Video đang HOT
Đại sứ Trương Triều Dương: Hai điểm tham khảo từ vụ kiện của Philippines
Trả lời phỏng vấn báo Dân Trí, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho rằng, nếu khởi kiện Trung Quốc, Việt Nam có thể tham khảo được nhiều kinh nghiệm từ phía Philippines.
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Dân Trí về hoạt động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua, về hợp tác biển giữa Việt Nam và Philippines và về vụ kiện của Philippines đối với "đường lưỡi bò" Trung Quốc.
Xin Đại sứ cho biết đánh giá của Đại sứ đối với những hoạt động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian qua ở Biển Đông, kể từ sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam cùng các hoạt động cải tạo, bồi đắp đất ở các bãi ngầm tại Trường Sa?
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng có nhiều hoạt động đơn phương nhằm khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của mình ở Biển Đông. Có thể kể ra một số sự kiện lớn như vụ Scarborough (2012), cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam (2012), mời thầu các lô dầu khí trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam (2013). Gần đây và nguy hiểm nhất, Trung Quốc đã hạ đặt dàn khoan HD-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN và cử một lực lượng lớn tàu thuyền, có cả tàu chiến và máy bay để bảo vệ dàn khoan này, bất chấp sự đấu tranh hòa bình của Việt Nam và phản đối của ASEAN và dư luận quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã âm thầm lấn biển, mở rộng và xây dựng trái phép tại một số bãi ngầm ở Trường Sa.
Những hành động dựa trên sức mạnh và ngày càng lấn tới của Trung Quốc là bằng chứng thể hiện tham vọng hiện thực hóa yêu sách "đường lưỡi bò" để độc chiếm Biển Đông. Việc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển của Việt Nam thời gian vừa qua chính là bước tiến quan trọng để hiện thực hóa tham vọng này.
Những hoạt động khiêu khích và leo thang căng thẳng đó của Trung Quốc tại Biển Đông là những hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhiều thỏa thuận song phương cấp cao giữa Việt Nam và TQ. Những hành động này cho thấy sự coi thường của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế, đồng thời làm tổn hại hình ảnh của chính Trung Quốc - một quốc gia đang vươn lên vị trí siêu cường và được trông đợi sẽ đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Rappler của Philippines được đăng tải vào Ngày Quốc khánh của nước này, Đại sứ đã nói rằng trong vấn đề Biển Đông "Việt Nam và Philippines phải đoàn kết. Và nếu đoàn kết, chúng ta sẽ chiến thắng". Xin ngài cho biết Việt Nam và Philippines đến nay đã có những phối hợp chia sẻ gì trong vấn đề Biển Đông?
Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Philippines hiện đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã đạt được những nhận thức chung quan trọng về phương hướng phát triển quan hệ song phương và hợp tác ở khu vực trong thời gian tới, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình Hành động Việt Nam-Philippines giai đoạn 2011-2016. Trong các lĩnh vực hợp tác, hợp tác biển-đại dương là một trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Philippines, theo đó hai bên luôn thường xuyên trao đổi, phối hợp lập trường, hợp tác có hiệu quả tại các cơ chế song phương, nhóm chuyên gia pháp lý về các vấn đề hợp tác trên biển.
Đối với tình hình tại Biển Đông, Philippines và Việt Nam luôn phải thường xuyên đối mặt với các hành động khiêu khích và gây sức ép căng thẳng của Trung Quốc trên thực địa, đặc biệt là trong thời gian gần đây Trung Quốc tiến hành nhiều hành động nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và Philippines. Trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển, hai nước đã chia sẻ nhiều quan điểm tương đồng, theo đó cần thực hiện các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luât pháp quốc tế. Trong thời gian vừa qua, cùng với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động xâm phạm nhằm triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Sự đoàn kết của Việt Nam và Phillippines không chỉ thể hiện sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị hợp tác song phương giữa hai nước mà còn là thể hiện sự gắn bó và đoàn kết với tư cách là 2 quốc gia thành viên trong khối ASEAN, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình an ninh và phát triển của khu vực.
Xin Đại sứ cho biết thêm ý nghĩa hoạt động giao lưu thể thao giữa hải quân Việt Nam và Philippines trên đảo Song Tử Tây gần đây?
Đây là sự kiện giao lưu đầu tiên giữa Hải quân Việt Nam và Philippines trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tại sự kiện này, bên cạnh việc thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kéo co, hai đoàn đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, chia sẻ thông tin về tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, cảnh báo thiên tai khu vực. Trong thời gian tới, Hải quân hai nước sẽ tiếp tục duy trì thường kỳ hoạt động này nhằm tăng cường mối quan hệ, tăng tình đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau, thể hiện trách nhiệm và thiện chí của hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử (DOC) của các bên ở Biển Đông.
Tôi cho rằng sự kiện giao lưu thể thao giữa hải quân Việt Nam và Philippines không chỉ là một biểu hiện của tình đoàn kết và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Philippines, mà còn mang một thông điệp vô cùng ý nghĩa - hóa giải những tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hữu nghị và hòa bình.
Cuối tháng 3 vừa qua, Philippines đã gửi tài liệu 4000 trang lên tòa án trọng tài Liên hiệp quốc ở The Hague trong vụ kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc mà Philippines khởi kiện. Theo đại sứ, nếu Việt Nam cũng kiện Trung Quốc, chúng ta có thể tham khảo được gì từ phía nước bạn Philippines?
Có thể nói, việc Philippines khởi kiện Trung Quốc là một bước đi táo bạo, thể hiện thái độ kiên quyết của Phiippines trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển. Đây cũng là lần đầu tiên tranh chấp tại Biển Đông được đưa ra phân xử trước cơ quan tài phán quốc tế. Về tương quan lực lượng, Việt Nam và Philippines đều là 2 nước nhỏ, vì vậy trong đấu tranh giải quyết tranh chấp trên biển với người khổng lồ lớn mạnh hơn về nhiều mặt - với lực lượng hải quân vượt trội và nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới - việc lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp pháp lý là một trong những phương thức hữu hiệu, mang lại nhiều lợi thế cho bên có lập luận pháp lý mạnh hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của cả Việt Nam và Philippines.
Nếu khởi kiện Trung Quốc, Việt Nam có thể tham khảo được nhiều kinh nghiệm từ phía Philippines. Trước hết là cách thức nêu vấn đề khởi kiện. Philippines hiểu rất rõ vấn đề này, vì vậy trong đơn kiện bạn đã khéo léo đặt câu hỏi để tránh đươc các rào cản về pháp lý và tránh sự bảo lưu của Trung Quốc.
Thứ hai là ta có thể học hỏi kinh nghiệm của bạn trong việc lập hồ sơ và cách viết đơn kiện. Hồ sơ mà Philippines đã trình lên trong thời gian vừa qua đã được thiết kế sao cho phù hợp với thủ tục giải quyết tranh chấp cho phép của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) để từ đó tòa có đủ thẩm quyền đưa ra phán quyết.
Từ thực tế diễn ra và kinh nghiệm của bạn, ta sẽ chủ động hơn khi đối phó với những tác động hệ lụy sau đó.
Xin cảm ơn Đại sứ!
Thùy Trang
Theo Dantri
Tác nghiệp giữa tọa độ nóng "Chuyến đi biển lần này sẽ vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc sẽ tổ chức đâm va và xịt vòi rồng vào các tàu của chúng ta. Không biết trước chuyện gì sẽ xảy ra, ai chưa vững thì có thể ở lại...". Tàu Trung Quốc vây đuổi trái phép tàu ngư dân ngay trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Không "rung...