Chuyên gia Nga: Mỹ-Nga cần tìm tiếng nói chung trong vấn đề Syria
Mỹ và Nga nên cùng hợp tác để tìm kiếm giải pháp tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS và tái lập hòa bình, an ninh ở Syria.
National Interest ngày 17/9 đăng tải bài bình luận của chuyên gia Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow về vai trò của Nga và Mỹ trong cuộc khủng hoảng Syria.
Nhiều nhà quan sát nước ngoài coi hoạt động triển khai quân sự của Nga ở Syria là một bước đi của ông Putin tạo cơ sở đàm phán với Tổng thống Mỹ Barack Obama trước cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, ông Dmitri Trenin.
Theo chuyên gia Dmitri Trenin, Moscow đang tạo cơ hội để các bên hướng đến một thỏa thuận ngoại giao mặc dù Mỹ bày tỏ quan ngại trước các hành động của Nga. Hiện Moscow vẫn chỉ giới hạn ở khả năng gửi vũ khí và các cố vấn quân sự đến Syria.
Trong bối cảnh Nhà nước Hồi giáo (IS) đang ngày càng mở rộng lãnh thổ ở Syria, IS đã đặt ra mối đe dọa về sự tồn vong của chính quyền Damascus, đồng minh của Nga.
Do vậy, ưu tiên hàng đầu của Nga là hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và có thể tăng cường khả năng phòng thủ xung quanh khu vực Latakia.
Điện Kremlin quan tâm đến tình hình Syria bởi mối lo ngại IS đe dọa trực tiếp đến Nga. Trên phương diện của ông Putin, Tổng thống Nga coi ông Assad là người trực tiếp chống lại IS và không chấp nhận từ bỏ. Tác giả Trenin dẫn câu nói nổi tiếng của ông Putin: “Kẻ yếu đuối sẽ bị đánh bại” và Syria rõ ràng không mong muốn điều này.
Hành động tăng cường vai trò quân sự của Nga ở Syria trên thực tế tạo ra nhiều rủi ro hơn. Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Nga hẳn vẫn còn nhớ sự kiện ở Afghanistan. Điện Kremlin hiểu rõ điều đó và chỉ chấp nhận rủi ro tại Syria ở mức cho phép.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Nga chỉ gửi các cố vấn và kỹ sư đến hướng dẫn quân đội Syria cách vận hành hệ thống vũ khí. Ngoài ra, Moscow có thể huy động số nhân viên hỗ trợ hay phi công nhưng không bao gồm lực lượng trên bộ.
Chính quyền của Tổng thống Syria Assad vẫn là lực lượng chính cùng Hezbollah hay đồng minh Iran chiến đấu chống IS.
Một rủi ro khác là khả năng Nga đụng độ với Mỹ và các đồng minh, những quốc gia vốn đã tiến hành chiến dịch không kích các mục tiêu IS ở Syria. Vũ khí Nga và máy bay nếu hiện diện ở Syria có thể làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.
Israel cũng bày tỏ quan ngại bởi các vũ khí hiện đại mà Syria sở hữu có thể tạo nên mối đe dọa an ninh đến quốc gia này.
Trên phương diện ngoại giao, những mâu thuẫn trên thực tế đã xảy ra. Washington nổi giận vì chính sách của Moscow.
Trong quá khứ, Nga từng thành công trong việc ngăn Mỹ không kích chính quyền Syria và thuyết phục ông Assad giải trừ vũ khí hóa học. Động thái tăng cường sự hiện diện của Mocow ở Syria thời gian qua nhắc nhở Mỹ về vai trò của Nga ở Trung Đông, qua đó thúc đẩy các bên tìm kiếm giải pháp thông qua ngoại giao.
Phiến quân Hồi giáo IS đặt ra mối đe dọa đối với cả Nga, Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Moscow rõ ràng hy vọng việc hợp tác với Mỹ và phương Tây ở Syria để làm giảm căng thẳng trong cuộc xung đột Ukraine. Giao tranh ở Ukraine đã chấm dứt và một cuộc bầu địa phương có thể diễn ra trong tháng tới. Ngay sau khóa họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Putin sẽ đến Paris gặp các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Tổng thống Ukraine Poroshenko.
Cho đến nay, quan điểm của phương Tây về những hành động của Nga chủ yếu mang ý nghĩa tiêu cực. Theo tác giả Trenin, điều này là dễ hiểu. Bởi Moscow luôn mâu thuẫn với các chính sách của Washington, đặc biệt trong chính quyền Tổng thống Obama. Nga không tham vấn Mỹ trong cuộc xung đột Ukraine hay việc hỗ trợ quân sự cho chính quyền các quốc gia mà Mỹ phản đối.
Tuy vậy, Nga, Mỹ, châu Âu, Iran, Saudi, Trung Quốc hay Ấn Độ đều chia sẻ mối quan tâm chung về cuộc chiến chống IS. Các quốc gia đều nhất trí rằng phiến quân Hồi giáo cần phải bị đánh bại dù các bên chưa đạt được sự thống nhất trong cách thực hiện.
Mỹ dường như không nằm trong kế hoạch của ông Putin với Moscow, Tehran và Damascus trong cuộc chiến chống IS. Nhưng theo chuyên gia Trenin, Mỹ và Nga nên cùng hợp tác với nhau để tạo ra hướng đi mới cho Syria.
Điều này chỉ mang lại kết quả với sự tham gia đàm phán của các phe phái ở Syria (ngoại trừ IS) cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế bao gồm phương Tây và Nga.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Séc, Pháp kêu gọi châu Âu chung tay giải quyết khủng hoảng nhập cư
Bộ trưởng Ngoại giao Séc và Pháp đã kêu gọi các nước châu Âu cùng hợp tác trong một nỗ lực chung để giải quyết vấn đề liên quan tới người nhập cư.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung tại thủ đô Praha vào tối 23/8 trước khi tiến hành hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc Lubomir Zaoralek và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius cho rằng không một nước đơn lẻ nào có thể giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, và một cách tiếp cận chung của toàn châu Âu là cần thiết để kiểm soát làn sóng người tị nạn từ Trung Đông hay châu Phi tràn vào châu Âu.
Bộ trưởng ngoại giao Cộng hòa Séc Lubomir Zaoralek và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius. (ảnh: AP)
Bộ trưởng Zaoralek còn cảnh báo rằng nếu châu Âu không tìm ra được một giải pháp chung, rất có thể cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ làm chia rẽ Châu Âu.
Ông Zaoralek còn nói thêm rằng là một thành viên của khu vực miễn thị thực Schengen, Séc rất quan tâm tới việc bảo vệ khu vực này trong bối cảnh người tị nạn đang tìm cách vào một trong số 26 nước thuộc khu vực Schengen để đi tự do tới các nước còn lại trong khối.
Trong khi đó bộ trưởng Pháp Fabius nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện nay vượt ra khỏi biên giới của châu Âu và mang tính toàn cầu. vì vậy cần phải có nỗ lực chung của các nước. Ông kêu gọi cần tăng cường sự đoàn kết với người tị nạn và các quốc gia đang phải đối mặt giải quyết cuộc khủng hoảng, đồng thời cần có biện pháp cứng rắn chống lại hành vi buôn bán người và những kẻ cầm đầu đường dây này.
Cả hai bộ trưởng chung quan điểm rằng tình hình hiện nay ở Macedonia rất phức tạp và cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng.
Macedonia đã ban bố tình trạng khẩn cấp khu vực biên giới với Hy Lạp để ngăn không cho người tị nạn tràn vào nước mình tiếp tục hành trình sang các nước châu Âu khác.
Động thái trên đã làm hàng nghìn người bj mắc kẹt tại biên giới phía Hy Lạp, khiến họ tức giận, và đụng độ đã xảy ra giữa những người tị nạn và cảnh sát Macedonia trong hai ngày cuối tuần. Cuối cùng Macedonia cũng phải mở cửa biên giới cho phép người tị nạn vào lãnh thổ.
Tại cuộc hội đàm diễn ra vào buổi tối, dự kiến hai ngoại trưởng sẽ bàn kỹ hơn giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư, cũng như tình hình ở Ukraine, mối đe dọa khủng bố với châu Âu, và việc chuẩn bị cho một hội nghị về khí hậu sẽ được tổ chức tại thủ đô Paris, Pháp vào cuối năm nay./.
PV
Theo_VOV
Khủng hoảng Hy Lạp thử thách cặp đôi Pháp- Đức Khủng hoảng Hy Lạp đã bộc lộ rõ sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên EU, đặc biệt là Pháp-Đức, vốn được xem là 2 đầu tàu có tiếng nói quyết định. Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đang là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế khi không chỉ liên quan tới một nền kinh tế, mà còn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc bác tin cấp vũ khí cho Nga

Đứt dây cáp treo, 4 người tử vong khi rơi ở độ cao hàng trăm mét

Đấu trí trên không: Nga - Ukraine chơi trò "mèo vờn chuột" với bom lượn

Phó Tổng thống Mỹ lạc quan về khả năng chấm dứt xung đột Ukraine

Switch 2 có thể sẽ mất tính năng đồng bộ hình ảnh khi chơi trên TV

Mỹ đề xuất cơ chế giám sát ngừng bắn tại Ukraine

Nga kiểm soát tuyến đường huyết mạch ở Sumy

Bốn nguyên nhân chính khiến giới nhà giàu Mỹ đổ xô mở tài khoản ngân hàng tại châu Âu

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản thông báo kết quả đàm phán với Mỹ

Nam thanh niên Ấn Độ nguy kịch vì bị bạn gái cắt "của quý" sau mâu thuẫn tình cảm

'Khoảng lặng' ở Ukraine báo hiệu chiến dịch Xuân Hè khốc liệt, có thể định đoạt cuộc chiến

Tổng thống Trump: Mỹ đang có 'cuộc nói chuyện rất tốt' với Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

5 thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50
Sức khỏe
20:15:27 19/04/2025
Cam thường check nhan sắc thật của MC Huyền Trang Mù Tạt đi cổ vũ cầu thủ ĐT Việt Nam, liệu có khác ảnh tự đăng?
Sao thể thao
20:15:17 19/04/2025
Bé gái 2 tuổi trèo cửa sổ cầu cứu sau 4 ngày bị mẹ bỏ rơi, chỉ uống nước bồn cầu
Netizen
20:13:18 19/04/2025
Check camera, tôi thấy bố ngồi đếm từng xấp tiền, lúc ông mất chỉ để lại 1 tờ giấy, vậy mà anh tôi lại giật lấy xé nát vụn
Góc tâm tình
19:54:10 19/04/2025
Chủ tịch 9X đẹp trai nhất showbiz biến mất bí ẩn suốt 5 năm, netizen phát hoảng: "Cứ như hoàn toàn bốc hơi vậy"
Sao châu á
19:51:44 19/04/2025
Cảnh sát đột kích Karaoke OLALA, phát hiện 19 nam nữ dương tính với ma túy
Pháp luật
19:29:10 19/04/2025
Trang bị nút bấm khẩn cấp trên taxi điện VinFast
Ôtô
19:01:07 19/04/2025
Giá vàng giảm 8 triệu đồng sau một ngày, khách đổ xô đến tiệm, muốn bán ra
Tin nổi bật
18:50:50 19/04/2025
Những phim kinh điển không thể bỏ lỡ dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Phim việt
18:44:31 19/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 1 tập đã phá kỷ lục rating 2025, nữ chính băng thanh ngọc khiết đẹp quá mức chịu đựng
Phim châu á
17:00:36 19/04/2025