Chuyên gia Nga: ‘Lẽ phải Trường Sa, Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về VN’
Nữ tiến sỹ Svetlana Lurie Viện Hàn lâm khoa học Nga khẳng định điều đó trong bài báo trên trang Terra America.
Bà Svetlana Lurie là nhà báo, nhà dân tộc học, tiến sỹ, hiện phụ trách khối nghiên cứu nhân học văn hóa và xã hội học dân số của Viện xã hội học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Ngày 29/5/1014, bà đăng trên trang Terra America bài báo “Việt Nam-Trung Quốc: mối xung đột không có kết thúc” ( – : , ).
Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Bài báo này ngay sau đó đã được một số trang mạng, như “Bình luận chính trị” dẫn lại. Tác giả lý giải vì sao Nga không lên tiếng ủng hộ Việt Nam, khẳng định lẽ phải thuộc về Việt Nam và Nga sẽ như thế nào khi không còn quan tâm đến các nước vốn “được bảo trợ” khi muốn khôi phục vị thế toàn cầu của mình.
Sau khi điểm qua các sự kiện “chưa từng xảy ra ở Việt Nam” vào trung tuần tháng 5 như các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc ở nhiều thành phố lớn, Tiến sỹ Svetlana Lurie đã lý giải nguyên nhân của các sự kiện này.
“Trung Quốc đã cho hạ đặt dàn khoan khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa trên biển Biển Đông. Mới thoạt nhìn, thì nơi đó có vẻ là vùng tranh chấp, khi nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Luật biển, thì nó thuộc về Việt Nam,vì nó nằm ở trên thềm lục địa Việt Nam. Hành động của Trung Quốc là ỷ thế vào sức mạnh. Hơn thế nữa, họ còn muốn chiếm vùng lãnh hải rộng 80% mặt nước biển Đông (trong đó có cả quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Trung Quốc tận 1000 km).
Tuyên bố về chủ quyền quần đảo Trường Sa ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn có Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Lý do tranh chấp, cũng như trong trường hợp quần đảo Hoàng Sa – dầu, khí đốt, phốt pho, và cá.
Video đang HOT
Ngoài ra, đây còn là khu vực có các tuyến đường biển vận chuyển nhiên liệu cho khu vực Đông Á. Đầu những năm 2000, Trung Quốc tuyên bố nếu không được phép của họ, thì tàu bè qua lại theo tuyến này sẽ bị cấm.
Đến năm 2011 thì Trung Quốc triển khai lệnh cấm nghiêm trọng hơn: họ ngang nhiên cho mình quyền kiểm soát tàu bè đi theo các tuyến đường biển này.
Sự thật là Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện được điều này, nhưng (cứ theo ý đó) thì tàu bè trước đây qua lại tự do, giờ thì cần phải được họ cho phép.
Trong trường hợp này, Trung Quốc không hề đưa ra được bất kỳ một cơ sở pháp lý nào. Cũng như Philippines, Malaysia và Brunei không chứng minh được các tuyên bố của mình về quần đảo Trường Sa”.
Các tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Sau khi điểm lại lịch sử lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhắc đến sự kiện đầu năm 1979, khi quân đội Việt Nam giải phóng đất nước Campuchia khỏi họa diệt chủng của bè lũ Pol Pot, thành lập chính quyền cách mạng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam thì Trung Quốc liền phát động cuộc chiến tranh với Việt Nam.
Sau 1 tháng, khi đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam 150 km, lính Trung Quốc nhận lệnh lui quân. “Thật thú vị, là Trung quốc cho rằng họ đã thắng trong cuộc chiến tranh này”, tác giả viết.
Sau khi phân tích tình hình khu vực Đông Nam Á, tác giả cho rằng mặc dù quan hệ Việt-Mỹ khá tốt (Việt Nam là trong các nước ASEAN đã mời Mỹ đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương), nhưng Việt Nam vẫn mong muốn nhận được sự bảo trợ, giúp đỡ từ phía Nga.
Tiến sĩ Svetlana Lurie viết: “Và nước Nga dường như không từ chối, đã có những thỏa thuận về việc thành lập trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu chiến Nga tại Cam Ranh và việc tham gia của Việt Nam vào Liên minh thuế quan.
Nhưng chính vào lúc này Nga lại cần có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Thứ nhất, Nga trông đợi một lập trường (dù là) trung lập của Trung Quốc trong vấn đề Crưm, và có thể là Đông Nam Ukraine. Thứ hai, Nga cần một thị trường khí đốt mới để bớt phụ thuộc vào các lệnh trừng phạt của châu Âu”
Theo Svetlana Lurie, chính vì những lẽ đó mà Nga không lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong việc tranh cãi về chủ quyền Hoàng Sa đang xảy ra, “dù lẽ phải của Việt Nam đã rõ ràng”.
Tác giả viết tiếp: “Hiện nay Việt Nam đang phải một mình đối mặt với Trung Quốc, khi Trung Quốc đầu tháng 5 năm nay đã tự tiện hạ đặt dàn khoan Hải Dương 981 và bắt đầu thăm dò tìm kiếm dầu trên phần thềm lục địa thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Tiếp theo, tiến sĩ Svetlana Lurie đưa ra các số liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và kết luận: “Sự xung đột ở hai quần đảo này có thể xảy ra bất kỳ khi nào. Hiện nay, ngoài nguyên nhân là chủ nghĩa quốc gia có từ xa xưa, còn có thêm những nguyên nhân kinh tế-tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh học.
Trung Quốc không quan tâm đến việc là sự gây hấn của họ sẽ làm xấu đi quan hệ với Mỹ. Quan hệ này sẽ xấu đi bất cứ lúc nào, khi mà Mỹ vẫn coi Trung Quốc như là đối thủ số 1.
Việt Nam đang trở thành mối quan tâm của người Mỹ. Đó không phải là một điều tốt cho Nga- để vực dậy vị thế toàn cầu của mình, Nga không chỉ cần các đồng minh, mà còn cần cả những quốc gia vốn được mình “bảo trợ”.
Theo Vietbao
Nga dừng chuyển giao vũ khí tại Crimea cho Ukraine
Bộ quốc phòng Nga ngày 15/4 đã quyết định tạm dừng chuyển giao vũ khí tại bán đảo Crimea cho Ukraine trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn giới chức Kiev sử dụng chúng để chống lại những người biểu tình chống chính phủ ở các khu vực miền đông.
Thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã xác nhận thông tin trên với báo chí Nga.
"Tôi muốn nhắc lại rằng Nga cam kết hạn chế việc chuyển giao vũ khí tới các điểm nóng", ông Antonov, cho biết thêm rằng miền đông nam Ukraine đang trở thành điểm nóng khi các cuộc biểu tình lan ra khắp khu vực.
"Chúng tôi lo ngại rằng các vũ khí này có thể được sử dụng để chống lại những dân thường tham gia vào các cuộc biểu tình ở các khu vực miền đông và đông nam Ukraine", Thứ trưởng quốc phòng Nga nói với hãng tin Ria Novosti.
Ông Antonov cũng hối thúc các quốc gia phương Tây làm theo Nga và hạn chế chuyển giao vũ khí cho Ukraine với lý do tương tự.
Quyết định trên của Bộ quốc phòng Nga diễn ra trong bối cảnh chính phủ Kiev ngày 15/4 đã mở một chiến dịch quân sự nhằm vào người biểu tình chống chính phủ tại các thành phố ở miền đông Ukraine.
4 người đã thiệt mạng và 2 người khác hôm qua đã bị thương khi quân đội Ukraine tấn công một sân bay ở thành phố Kramatorsk vốn bị những người biểu tình chiếm giữ.
Hồi cuối tháng trước, Crimea, từng là một nước cộng hòa tự trị ở miền nam của Ukraine, đã trở thành một phần của Liên bang Nga sau khi hai bên ký kết hiệp ước sáp nhập.
Do sự thay đổi về vị thế lãnh thổ, Nga đã bắt đầu chuyển giao các vũ khí và thiết bị quân sự tại Crimea, vốn thuộc về các lực lượng vũ trang Ukraine, cho giới chức lâm thời ở Kiev.
Cho tới nay, quân đội Nga đã chuyển giao gần 400 thiết bị quân sự của Ukraine tại bán đảo cho Kiev, trong đó có 8 trực thăng và 3 tàu chiến.
Theo dantri
Ngắm 10 chiếc nhẫn cưới đắt nhất thế giới Lễ cưới hoặc đính hôn là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong đời người phụ nữ, với cặp nhẫn cưới trao nhau biểu trưng cho tình yêu gắn kết. Hầu hết người bình thường thường không dám mơ về những bộ váy cưới trị giá hàng nghìn đôla hay những chiếc nhẫn cưới gắn kim cương lấp lánh vốn thường...