Chuyên gia Nga đánh giá về ý nghĩa của việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Báo Izvestia (Nga) mới đây dẫn lời phỏng vấn của các chuyên gia Nga cho rằng, sự gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ thay đổi cơ bản liên kết chính trị ở châu Âu.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết nước này sẽ nộp đơn gia nhập NATO. Ảnh: Reuters
Theo đài phát thanh và truyền hình nhà nước Yle của Phần Lan, tính đến ngày 9/5, 76% công dân nước này ủng hộ việc gia nhập NATO. Đánh giá về vấn đề này, Tổng giám đốc Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế Andrey Kortunov nhận định: “Sự thay đổi mạnh mẽ trong dư luận Phần Lan gắn liền với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Đó là một cú sốc đối với xã hội và tầng lớp chính trị Phần Lan. Sự không chắc chắn đang gia tăng đối với nước này. Phần Lan đang thay đổi thái độ đối với NATO và theo một nghĩa nào đó, họ đang biện minh cho nhu cầu đảm bảo an ninh của mình trong bối cảnh địa chính trị biến động”.
Ông Kortunov đặt nghi vấn: Câu hỏi đặt ra là quan điểm này ổn định như thế nào? Không rõ liệu sự ủng hộ gia nhập NATO sẽ tiếp tục ở Phần Lan trong vài tháng hay vài năm nữa. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị nước này đã quyết định không thể chờ đợi.
Cùng với Phần Lan, nước láng giềng Thụy Điển cũng có kế hoạch gia nhập NATO. “Với việc kết nạp hai quốc gia này vào Liên minh do Mỹ đứng đầu, NATO sẽ có lợi ở khu vực Tây Bắc châu Âu. Về cơ sở hạ tầng, Na Uy cũng sẽ được tăng cường, nước này tham gia khá tích cực vào các hoạt động của Liên minh”, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực tại Viện châu Âu của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Valery Zhuravel nói.
Trong khi đó, chuyên gia Kortunov nhấn mạnh rằng: “Biên giới Nga-Phần Lan cũng có thể đòi hỏi một số tăng cường và hiện đại hóa. Nhìn chung, hai quốc gia này tham gia liên minh sẽ dẫn đến sự thay đổi cán cân lực lượng ở Biển Baltic”.
Video đang HOT
Ngày 15/5, Chính phủ Phần Lan đã chính thức công bố quyết định gia nhập NATO. Quyết định sẽ được thảo luận tại Quốc hội nước này ngày 16/5 với cuộc bỏ phiếu có khả năng diễn ra 1 ngày sau đó. Theo Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto, đơn gia nhập NATO rất có thể sẽ được đệ trình lên trụ sở NATO ở Brussels vào ngày 17/5.
Tuyên bố về vấn đề trên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Liên minh sẽ đẩy nhanh giai đoạn chuyển tiếp trở thành thành viên đầy đủ càng sớm càng tốt nếu Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập.
Đáp lại, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố rằng việc tiếp tục mở rộng NATO sẽ không mang lại an ninh lớn hơn cho châu Âu vì NATO đã mang tính chất “gây hấn”. Người phát ngôn này cũng lưu ý rằng ông không coi khả năng gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan như một mối đe dọa hiện hữu đối với Nga. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinist cho rằng việc từ bỏ chính sách trung lập quân sự truyền thống sẽ là sai lầm.
NATO điều 3 tàu chiến đến Phần Lan giữa căng thẳng với Nga
Các tàu chiến của NATO hỗ trợ Phần Lan chuẩn bị tham gia lực lượng phản ứng của NATO, trong khi có tin Phần Lan và Thụy Điển sắp nộp đơn gia nhập liên minh này.
Các tàu chiến của NATO đến Phần Lan. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 25.4 đưa tin 3 tàu chiến của NATO đã đến cảng Turku phía tây nam Phần Lan để tham gia huấn luyện với lực lượng Phần Lan, trong bối cảnh nước này cân nhắc khả năng gia nhập NATO.
Lực lượng phòng vệ Phần Lan ra thông cáo cho biết các tàu thả mìn LVNS Virsaitis của Latvia, 2 tàu dò mìn ENS Sakala của Estonia và HNLMS Schiedam của Hà Lan sẽ huấn luyện cùng 2 tàu dò mìn của Phần Lan.
Hoạt động diễn tập kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ ngày 28.4, sẽ giúp các tàu của Phần Lan chuẩn bị tham gia lực lượng phản ứng của NATO và tập trung vào các biện pháp đối phó thủy lôi cũng như hoạt động theo cơ chế đa quốc gia, theo thông cáo.
Trước đó vào ngày 13.4, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết nước này sẽ ra quyết định trong vài tuần tới về việc có gia nhập NATO hay không, động thái khiến Nga tức giận.
Phần Lan và Thụy Điển là đối tác thân cận của NATO nhưng chưa tham gia liên minh được thành lập từ năm 1949 để đối phó Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.
Bà Marin cho biết lựa chọn gia nhập NATO phải được phân tích cẩn thận, đồng thời nhận định rằng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Nga đưa quân sang Ukraine vào ngày 24.2. Phần Lan có biên giới đường bộ dài 1.300 km với Nga.
Theo tờ Expressen tối 25.4, Phần Lan và Thụy Điển đồng ý nộp đơn gia nhập NATO cùng lúc. Các nguồn tin chính phủ Thụy Điển cho hay 2 nước đồng ý công bố đơn vào tuần từ 16-22.5, khi Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto thăm Thụy Điển.
Trong một diễn biến khác, Reuters đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho rằng không có nguy cơ nào đối với vùng ly khai Transnistria ở Moldova, và muốn dàn xếp ôn hòa tình hình tại đó.
Ngày 22.4, quyền tư lệnh Quân khu miền trung Nga Rustam Minnekaev nói rằng quân đội có kế hoạch kiểm soát toàn bộ vùng Donbass và miền nam Ukraine theo giai đoạn 2 của chiến dịch.
Ông Minnekaev nói rằng việc thiết lập hành lang trên bộ từ Donbass đến Crimea và kiểm soát miền nam Ukraine sẽ giúp Nga tiếp cận Transnistria, vùng lãnh thổ tuyên bố ly khai ở miền đông Moldova, "nơi có bằng chứng về việc cộng đồng nói tiếng Nga bị áp bức".
Bộ Ngoại giao Moldova sau đó chỉ trích phát biểu trên là vô căn cứ và trái với lập trường của Liên bang Nga về việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Moldova nằm trong biên giới được quốc tế công nhận.
Liên quan căng thẳng với phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25.4 cáo buộc phương Tây tìm cách hủy diệt Nga, đồng thời kêu gọi các công tố viên cứng rắn với điều mà ông gọi là âm mưu của các gián điệp nước ngoài nhằm gây chia rẽ đất nước và khiến quân đội mất uy tín.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng phương Tây nhận thấy Ukraine không thể thắng Nga nên đã chuyển sang kế hoạch khác khi tìm cách hủy diệt Nga, nhưng kế hoạch đó không hiệu quả. Phương Tây chưa bình luận về nhận định trên của Tổng thống Putin.
Tổng thống Nga: Phần Lan, Thụy Điển tham gia NATO không phải là mối đe dọa Ngày 16/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định việc Phần Lan và Thụy Điển quyết định tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không phải là mối đe dọa trực tiếp với Nga, song cảnh báo việc khối này mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ của 2 nước trên sẽ buộc Moskva phải...