Chuyên gia Nga bàn chuyện ứng xử biển Đông
Nhằm mang đến cái nhìn đa chiều về tình hình biển Đông hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Yakov Berger, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông- Viện Hàn Lâm khoa học Nga .
Ông Yakov Berger
Thưa ông Yakov Berger, xin ông vui lòng cho biết một số đánh giá về hành động của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây?
- Ông Yakov Berger: Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên biển, gây xung đột cùng lúc với Nhật Bản ở phía Bắc và một số nước Đông Nam Á ở phía Nam, ngoài yếu tố lợi ích kinh tế, giành giật nguồn tài nguyên, còn có nguyên nhân sâu xa mà giới học giả Trung Quốc thời gian gần đây mới nêu lên là “Trung Quốc đang thiếu không gian sống”.
Tư tưởng này xuất hiện khi Trung Quốc sau hơn 30 năm cải cách thành công đã trở thành quốc gia thực sự hùng mạnh, muốn có một không gian lớn hơn để tự do hành động. Bên cạnh đó trong thành phần giới lãnh đạo Trung Quốc giao thời giữa thế hệ thứ tư và thứ năm đang có xu hướng thắng thế, muốn công khai “phân chia lại thế giới” với Mỹ, trong đó Thái Bình Dương được coi là một mặt trận quan trọng.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn nếu xét trong chiều dài lịch sử Trung Quốc thì giai đoạn hiện nay có thể được xem là chu kỳ chủ nghĩa bành trướng đang lên cao trào. Cũng có thể Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh các chứng cứ pháp lý và lịch sử chưa rõ ràng thì việc kiểm soát thực tế trên thực địa sẽ mang lại lợi thế lớn trong quá trình giải quyết.
Ông đánh giá thế nào về hành động của các bên liên quan?
- Ông Yakov Berger: đối với Philipines, mặc dù được Mỹ hậu thuẫn, đã có thời điểm Philipines được coi là “tiền đồn” chống Trung Quốc ở Đông Nam Á, nguy cơ xung đột vũ trang trên biển với Trung Quốc gần như hiện hữu, song cùng với thời gian và việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với châu Á, chiến thuật của Philipines đã có sự thay đổi nhất định.
Việc Philipines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là hành động thể hiện ý chí quyết tâm song có thành công hay không còn phục thuộc vào phán quyết của tòa quốc tế. Liên hợp quốc cũng sẽ phải cân nhắc bởi sau khi đứng ra xét xử vụ này thì có thể sẽ phải gánh trách nhiệm xử cả các xung đột lãnh thổ khác. Nếu không làm tốt, vai trò của Liên hợp quốc sẽ bị lung lay.
Quốc tế hóa vấn đề biển Đông là biện pháp tốt nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, kêu gọi các nước lớn có tác động vào quá trình giải quyết tranh chấp song không phải là nhân tố tiên quyết để xử lý vấn đề. Bằng chứng là vấn đề hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên từ nhiều năm nay đã được ít nhất 6 bên kiên trì xử lý song vẫn không thành công. Khủng hoảng ở Trung Đông, Bắc Phi gần đây cũng được cả thế giới quan tâm nhưng chưa nhân tố nào ngăn chặn được bất ổn. Vì vậy, vấn đề biển Đông trước hết trông đợi ở giải quyết nội bộ giữa các nước liên quan.
Đối với Trung Quốc, củng cố sức mạnh quân sự là cách thức Trung Quốc gây sức ép trong đàm phán và là yếu tổ đảm bảo các thỏa thuận (nếu có) được thực thi bởi nếu không có sức mạnh quân sự đi kèm thì bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể bị đơn phương phá hủy. Bản thân khái niệm “lợi ích” là một phạm trù rộng và không có giới hạn cụ thể như đường biên giới lãnh thổ. Kể cả khi không xác lập được được chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc vẫn có thể tuyên bố lợi ích. Nhật Bản đã tỉnh táo trong vấn đề này khi ngay từ đầu cương quyết tuyên bố không có tranh chấp với Trung Quốc ở đảo Senkaku, đồng nghĩa với việc không có đàm phán mà chỉ có hành động bảo vệ chủ quyền.
Việc Trung Quốc in bản đồ mới dưới nhiều hình thức, đưa Trường Sa, Hoàng Sa vào hộ chiếu và thành lập cái được gọi là “Tam Sa” chủ yếu mang tính cổ vũ tinh thần trong nước, sẽ khó được quốc tế công nhận rộng rãi vì các nước rất cẩn trọng với vấn đề chủ quyền, phải xem lại quan hệ chính trị với các bên liên quan và tính tới các lợi ích an ninh, hòa bình lớn hơn ở châu Á-TBD. Hơn nữa, bản thân nội bộ Trung quốc hiện nay cũng chưa có sự nhất quán về vấn đề biển Đông.
Video đang HOT
Vậy theo ông, hướng giải quyết vấn đề là gì?
- Ông Berger: Hành động của các bên liên quan thời gian gần đây chủ yếu mới xoay quanh cuộc chiến thông tin và tìm kiếm đấu pháp, sẽ không giải quyết được vấn đề chừng nào chưa ngồi vào bàn đàm phán. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trên bộ (Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với tất cả các quốc gia giáp biên) có thể thấy chính sách của Trung Quốc có điểm chung là cứng rắn ngay từ đầu song càng về sau càng mềm mỏng.
Điển hình là trong tranh chấp lãnh thổ với Liên Xô, Trung Quốc từng tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Tajikistan nhưng sau đó chịu chấp nhận thỏa hiệp. Giải quyết tranh chấp trên biển có nhiều điểm giống trên bộ, đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì. Vấn đề trên bộ giữa Trung Quốc với các quốc gia giáp biên đã phải giải quyết qua hàng thế kỷ.
Tranh chấp ở Biển Đông vì thế cũng không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Điều tối quan trọng hiện nay là giữ nguyên hiện trạng, tránh xung đột vũ trang, chờ đợi thời cơ, điều kiện mới. Vấn đề biển đông nên được xem xét trong viễn cảnh 10-20 năm, khi điều kiện quốc tế, khu vực có thay đổi, các thế hệ cầm quyền tiếp theo ở Trung quốc và các nước liên quan chắc chắn sẽ có nhận thức và cách tiếp cận xây dựng hơn.
Theo Dantri
Báo Nhật: Hiểm họa lớn nhất là Trung Quốc
Từ nhiều góc độ khác nhau, tờ Sankei Shimbun kết luận nguy cơ xâm hại lớn nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia Nhật Bản là Trung Quốc.
Trong thực tiễn hoạt động chính trị đối ngoại, các quan hệ quốc tế đối với các nước khác thường được chia thành hai nhóm quan hệ, nhóm các nước thù địch và nhóm các nước có mối quan hệ hữu nghị - bạn bè, xuất phát từ những chính sách đối ngoại của các nước đó với một quốc gia có chủ quyền.
Các nước thù địch - đó là các nước xâm hại đến lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc, các nước bạn bè, đó là các nước tạo điều kiện cho lợi ích cho quốc gia trên cơ sở hai bên cùng có lợi ích cụ thể trên các lĩnh vực, hoặc có thể là kẻ thù của các nước thù địch. Một quốc gia độc lập bao gồm có ba thành tố cấu thành: Nhân dân, lãnh thổ và chủ quyền. Nước nào xâm hại cả ba thành tố đã nêu của một quốc gia - được xem xét như là một nguy cơ nghiêm trọng.
Tàu hải giám Trung Quốc trong khu vực tranh chấp Senkaku.
Ai đe dọa lợi ích Nhật Bản?
Trong thời gian gần đây, nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động ngoại giao thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với Nhật Bản. Điều đó không có nghĩa là các quốc gia đã thể hiện tình cảm sâu sắc với đất nước Mặt trời, một nguyên nhân đáng kể bắt nguồn từ bài học lịch sử, khi mà Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của họ.
Trong một khái niệm nhất định nào đó, Trung Quốc đang có những hành vi thể hiện sự thù địch rõ ràng, kẻ thù của kẻ thù là bạn. Nguyên nhân mà các quốc gia đó thể hiện sự nồng ấm với Nhật Bản là họ tin tưởng Nhật Bản có khả năng chống trả lại những hành động xâm hại chủ quyền của Trung Quốc. Cũng có thể hiểu rằng, nếu mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở lên gần gũi hơn, rất nhanh chóng niềm tin vào Nhật Bản sẽ sụp đổ
Hạm đội hải quân Trung Quốc không che giấu tham vọng biển xanh, gây lo lắng cho nhiều quốc gia.
Vào đầu thế kỷ 20, Nhật Bản rất được coi trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan. Thời gian ấy hai quốc gia này đang chống lại nước Nga, còn quân đội Nhật đã chiến thắng trong chiến tranh Nga - Nhật. "Quốc gia không có đồng minh vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn" lời của Thủ tướng Anh Palmerston là nguyên tắc cơ bản của các quan hệ quốc tế.
Nguy cơ là sức mạnh nhân với tham vọng. Có lẽ trong lĩnh vực quân sự, nước có sức mạnh lớn nhất hiện nay phải là Mỹ, có khả năng đe dọa chủ quyền, lợi ích và toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản. Sau đó là Liên bang Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các nước đó có tiềm lực vũ khí hạt nhân với số lượng từ vài chục đơn vị đến hàng nghìn đơn vị, trong biên chế trang bị có từ hàng chục đến hàng trăm tên lửa đạn đạo, Nhật Bản nằm trong vùng bán kính tấn công của các tên lửa đó. Hàn Quốc cũng đã quyết định sản xuất và chế tạo một số tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa đến 800 km, có khả năng công kích bờ biển phía bắc của Nhật Bản.
Nếu tiếp tục đánh giá các nước có tham vọng xâm hại quyền lợi chính đáng của Nhật Bản, thì Mỹ đang đóng vai trò của một nước đồng minh, có căn cứ trên đất Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là tham vọng tấn công Nhật Bản bằng 0, nếu nhân với tiềm lực quân sự, thì nguy cơ đe dọa xâm hại chủ quyền của Nhật từ phía Mỹ là không tồn tại.
Nước Nga đang chiếm đóng một phần lãnh thổ của Nhật từ sau đại chiến thế giới lần thứ II và đang có tham vọng giữ nó. Nếu nhân với tiềm lực quân sự thì bản thân nước Nga cũng đang tồn tại một nguy cơ xâm hại quyền lợi của dân tộc Nhật Bản.
Nguy cơ lớn nhất từ Trung Quốc
Trung Quốc đang có tham vọng giành đoạt quần đảo Senkaku, nằm trong chủ quyền và dưới sự quản lý của Nhật Bản, âm mưu thay đổi tình hình thực tế. Có nghĩa là Trung Quốc đang nỗ lực muốn xâm hại sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản. Nếu nhân sức mạnh quân sự với tham vọng của Trung Quốc, thì nguy cơ đe dọa chủ quyền và lợi ích từ phía Trung Quốc là quá rõ ràng.
Bắt cóc những công dân Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đã xâm hại đến đời sống của con người, là một phần tài sản vô giá của nhân dân Nhật Bản. Nếu nhân với tham vọng của Bắc Triều Tiên, chúng ta cũng thu được sự hiện hữu nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia Nhật. Hàn Quốc đã chiếm đảo Takeshima một cách bất hơp pháp của Nhật Bản và đang cố gắng duy trì tình trạng hiện tại. Kết quả của phép nhân tham vọng với sức mạnh quân sự cũng cho một kết quả tương tự, đó là nguy cơ.
Từ những nhận định thuần túy mang tính cơ học, có thể nhận thấy, nguy cơ xâm hại lớn nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia Nhật Bản là Trung Quốc.
Sankei Shimbun nhận định với tham vọng và sức mạnh không ngừng tăng lên trong mấy thập niên gầy đây, Trung Quốc đã trở thành nguy cơ lớn nhất với Nhật Bản.
Từ một góc nhìn khác về cơ cấu chính trị, Mỹ, Nga, Hàn Quốc là những nước dân chủ. Nói chung, hệ thống nhà nước dân chủ có cấu trúc phức tạp, từ đó, để tiến hành một cuộc chiến tranh đối với một nước khác rất khó khăn. Chiến tranh thường được bắt đầu bằng những đòn tấn công bất ngờ. Trong một xã hội dân chủ với sự công khai các hoạt động của nhà nước ở mức độ rất cao, các quyết định chính trị quân sự về việc bất ngờ tiến hành một cuộc chiến với một nước khác được đưa ra hoàn toàn không đơn giản. Đồng thời, trong một hệ thống chính trị dân chủ, một chính phủ lên nắm quyền lực không phải bằng sức mạnh loại trừ các thế lực chống đối, mà bằng khả năng thuyết phục cộng đồng xã hội.
Trong các mối quan hệ đối ngoại chính trị, các nhà nước dân chủ cũng phải thực hiện từ góc độ ưu tiên cho các cuộc đàm phán, đối thoại chính trị, kết quả từ các hoạt động đàm phán đó mới có thể đặt ra khả năng sử dụng các biện pháp quân sự, và dĩ nhiên là khả năng hình thành chiến tranh tương đối thấp. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là những nước có hệ thống chính trị tương đối độc lập, có nghĩa là không có các cơ chế hãm dân chủ trong các quyết sách về giải pháp đối ngoại chính trị cũng như tiến hành chiến tranh.
Hệ thống kiểm soát dân chủ cho phép nhà nước kiểm soát và điều hành quân đội trong điều kiện chiến tranh. Ở Mỹ, Nga và Hàn Quốc, hệ thống kiểm soát dân chủ được thực hiện nhằm thể hiện quyền quyết định thuộc về quyền lợi của nhân dân. Ở Bắc Triều Tiên, lực lượng có quyền lực là quân đội, nơi đây "quân đội cao hơn lực lượng chính trị", ở Trung Quốc lực lượng lãnh đạo giai cấp là Đảng Cộng sản Trung quốc, được hình thành từ chiến đấu, Đảng lãnh đạo lực lượng quân đội và Quân với Đảng là một thể thống nhất. Do đó, lực lượng quân sự không nằm trong quyền kiểm soát dân sự. Đánh giá khách quan tất cả các yếu tố hiện hữu, có thể nhận rõ, nguy cơ xâm hại chủ quyền và lợi ích của Nhật Bản ngày này rõ ràng xuất phát từ những tranh chấp chủ quyền phía Trung Quốc.
Lùi bước Nhật sẽ mất hết
Nhật Bản cần phải có những hành động đáp trả những đòi hỏi vô lý từ phía Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc với mục đích chiếm đoạt quần đảo Senkaku trong mỗi quan hệ với Trung Quốc không những đã xâm hại những lợi ích chính đáng của đất nước Nhật, mà còn đi ngược lại Hiến chương Liên Hợp Quốc. Nguyên tắc đầu tiên của Hiến chương Liên Hợp Quốc đã tuyên cáo: "Các nước thành viên của Liên Hợp Quốc từ bỏ việc đe dọa và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại độc lập chính trị hay toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.
Như vậy, những hành động của Nhật Bản, được thực hiện nhằm chống lại âm mưu và thủ đoạn chiếm đoạt quần đảo Senkaku bằng đe dọa sử dụng vũ lực và vũ lực là hoàn toàn chính đáng trên nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và phù hợp với luật pháp quốc tế. Những hành vi của Trung Quốc nhằm vào quần đảo Senkaku và những hành động đáp trả của Nhật Bản không còn nằm trong phạm vi giới hạn xung đột lợi ích giữa hai quốc gia. Đây là vấn đề của sự công bằng và lẽ phải trong mối quan hệ quốc tế.
Hạm đội Nhật diễn tập trên biển.
Lính đặc nhiệm Nhật diễn tập đổ bộ tấn công đường không.
Hiện nay ở Nhật Bản đã dấy lênnhững cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội về hậu quả của một cuộc chiến tranh, hậu quả của tâm lý chiến tranh và những áp lực kinh tế, những vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh trong xung đột đối với Trung Quốc, và đã có những ý kiến tìm kiếm sự thỏa hiệp đối với Trung Quốc. Có thể dẫn một câu nói nổi tiếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông: "Những suy nghĩ cho rằng, thực hiện một thỏa hiệp với kẻ thù, hy sinh một phần đất nhỏ và một phần chủ quyền nhỏ bé, có thể ngăn chặn được một cuộc xâm lăng - hoàn toàn không hơn gì một ảo tưởng" trích từ tác phẩm "Trường kỳ kháng chiến ", và chúng ta không được quên điều đó.
Một trong những động cơ của Nhật Bản kiên quyết bảo vệ quần đảo Senkaku là quyết tâm chiến đấu cho công lý trên vũ đài chính trị thế giới. Nếu Nhật Bản lùi bước, các nước nhỏ trong khối châu Á Thái Bình Dương sẽ vô cùng thất vọng như thất vọng về một đất nước, có thể đứng lên chống lại một thế lực hùng mạnh hơn. Lúc đó Nhật Bản sẽ đánh mất hoàn toàn vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế. Nếu Nhật Bản không ngăn chặn được những hành động đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực của một cường quốc, thì các nước nhỏ yếu trong khu vực không thể tiếp tục sống trong hòa bình và hữu nghị vững bền.
Theo Dantri
Tái thống nhất Triều Tiên: Ngày càng xa vời? Sau 60 năm kể từ khi ký kết Hiệp định đình chiến, hy vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên ngày càng có nguy cơ biến thành ảo vọng. Cánh cửa tái thống nhất bán đảo Triều Tiên đang khép lại. Theo báo Pháp La Croix, niềm hy vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên đã bị dập tắt, kể từ...