Chuyên gia nêu điểm yếu khiến không quân Trung Quốc chưa thể “so kè” với Mỹ
Trung Quốc tuyên bố hiện sở hữu “ không quân chiến lược” nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn còn những điểm yếu khiến Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh với Mỹ.
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc (Ảnh: AP).
SCMP đưa tin, phát ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke hồi đầu tuần tuyên bố, nước này hiện đã có lực lượng không quân chiến lược nhờ vào các máy bay hiện đại như J-20 và Y-20 gia nhập biên chế.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã trình làng các máy bay hiện đại trong nỗ lực “thay máu” nền không quân. Tuy nhiên, chuyên gia Ridzwan Rahmat từ tạp chí quân sự Janes , cho rằng Trung Quốc vẫn thiếu năng lực cốt lõi nếu so sánh với các cường quốc quân sự, bao gồm đối thủ chính của họ là Mỹ.
Video đang HOT
“Trở thành không quân chiến lược cho phép một quốc gia có thể đạt được lợi ích chính trị từ việc triển khai đội máy bay của họ. Để có được kết quả đó, một nền không quân phải có khả năng thực hiện toàn bộ các hoạt động trong chiến tranh hiện đại, gồm các hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay. Đó là lĩnh vực mà Trung Quốc còn thiếu sót. Trung Quốc về cơ bản chưa có khả năng thực hiện các đòn tấn công từ tàu sân bay dù họ có 2 chiếc đang trong biên chế”, ông Rahmat nhận định.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming cũng có quan điểm tương tự, cho rằng không quân của Trung Quốc chưa thực sự đạt tới ngưỡng “chiến lược”. Ông Zhou cho rằng, Trung Quốc còn thiếu máy bay vận tải, máy bay ném bom để thực hiện các hoạt động tấn công và tác chiến tầm xa.
Ông Zhou nói: “Mỹ có máy bay ném bom chiến lược đường dài B-52 để tấn công các mục tiêu ở những nơi xa, và Nga có máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và máy bay ném bom Tu-160. So với họ, Trung Quốc thiếu khả năng tấn công tầm xa, điều này cản trở mục tiêu trở nên chiến lược của không quân nước này”.
“Ngoài ra, Trung Quốc không có máy bay vận tải có khả năng vận tải vòng quanh thế giới, trong khi Mỹ có 4 loại vận tải cơ như C-17 hay C-4130″, chuyên gia Zhou cho hay, nhấn mạnh rằng, máy bay vận tải và máy bay ném bom đường dài là 2 đặc điểm cốt lõi để đánh giá xem một nền không quân có “chiến lược” hay không.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nói rằng lực lượng không quân Trung Quốc phần lớn có khả năng tiến hành các hoạt động tầm ngắn hơn là đường dài và không quân của Trung Quốc vẫn đang có nhiệm vụ phòng thủ là chủ yếu.
Trung Quốc hé lộ tiêm kích tàng hình kiểu mới
Hãng AVIC tung video ca nhạc kỷ niệm 10 năm chiến đấu cơ J-20 cất cánh, hé lộ hình ảnh biến thể tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi.
Trong video được Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), hãng chế tạo J-20, công bố ngày 11/1 xuất hiện biên đội 4 tiêm kích tàng hình J-20 hai chỗ đang bay, với ngoại hình gần giống mẫu tiêm kích một chỗ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc hé lộ hình ảnh đồ họa về biến thể tiêm kích tàng hình mới.
AVIC từ lâu được cho đang phát triển biến thể J-20 hai chỗ và video do hãng tung ra được nhận định là sự thừa nhận thông tin trên. Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc (PLA) khẳng định không quân nước này đang phát triển mẫu J-20 mới.
Đồ họa mô phỏng biến thể J-20 hai chỗ ngồi. Ảnh: AVIC.
Tiêm kích tàng hình J-20, với biệt danh Uy Long, là mẫu máy bay một chỗ ngồi có khả năng tấn công chính xác và hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết. J-20 được biên chế năm 2017 và xuất hiện trong nhiều cuộc phô diễn sức mạnh gần đây của PLA, dù các chuyên gia Trung Quốc được cho là vẫn chưa khắc phục được hạn chế về động cơ của dòng tiêm kích này.
Giới chuyên gia quân sự nhận định biến thể hai chỗ ngồi của J-20 là bước phát triển đáng kể của không quân Trung Quốc. Jon Grevatt, chuyên gia về tiêm kích của tổ chức phân tích tình báo Janes, cho biết biến thể hai chỗ ngồi cung cấp nhiều khả năng tấn công cùng các biện pháp đối phó và tác chiến điện tử hơn mẫu một chỗ ngồi.
"Các máy bay một chỗ ngồi thường nhỏ, nhanh và có độ cơ động cao hơn, song tầm hoạt động ngắn. Chúng được thiết kế để đánh chặn, hộ tống và không chiến", Grevatt nói. "Máy bay hai chỗ ngồi là loại hạng nặng, có nhiều chế độ hoạt động như không chiến và không kích, tầm bay xa hơn".
"Chúng thường được sử dụng trong tình huống chiến đấu phối hợp giữa phi công với sĩ quan điều khiển vũ khí và thao tác với thiết bị tác chiến điện tử. Việc phát triển biến thể hai chỗ ngồi của J-20 không dễ dàng do cần thiết kế lại hoặc sửa đổi mẫu tiêm kích cũ. Đó là một thách thức công nghệ", chuyên gia này nói thêm.
Tống Trung Bình, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, nhận định biến thể J-20 hai chỗ ngồi có thể đảm nhận vai trò của tiêm kích bom. "J-20 hai chỗ ngồi có thể mang nhiều vũ khí và có khả năng tấn công mặt đất mạnh hơn. Máy bay sẽ đóng vai trò của cả tiêm kích lẫn oanh tạc cơ", ông Tống cho biết.
Không quân Trung Quốc hồi tháng 11/2020 tuyên bố J-20 là "xương sống" trong năng lực tác chiến trên không của nước này. Trung Quốc chưa công bố số tiêm kích J-20 trong biên chế, song được cho đã sở hữu ít nhất 20 chiếc.
Trong báo cáo công bố tháng 10/2020, Viện Nghiên cứu Quân sự Hoàng gia Anh nhận định "những nâng cấp tiếp theo của J-20 có thể nhằm tăng các đặc tính tàng hình và khả năng của cảm biến trên mẫu tiêm kích này".
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga, Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh

Houthi tuyên bố tấn công 2 tàu sân bay Mỹ và mục tiêu quân sự ở Israel

Người vô gia cư Mỹ trúng số 1 triệu USD

Bloomberg: Mỹ có thể công nhận Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga

Mỹ trình bày với châu Âu 'kế hoạch phác thảo' về thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine

Phát hiện loài ong mới 'di cư' đến Bỉ do biến đổi khí hậu

Nga nêu điều kiện ủng hộ HĐBA ra nghị quyết về ngừng bắn tại Ukraine

Iran và Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế bất chấp lệnh trừng phạt

Thuế quan của Mỹ: Lãnh đạo Mỹ, Italy lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU

Nhật Bản cho Ukraine vay 3 tỷ USD, bảo đảm bằng tài sản của Nga

Iran để ngỏ khả năng đạt thỏa thuận với Mỹ nếu các yêu cầu khả thi

Thực hư việc Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa
Có thể bạn quan tâm

Trend này hot: Thêm 1 nhân vật đi xe đạp thồ "huyền thoại" của ông nội từ Thanh Hóa vào TP.HCM dịp 30/4
Netizen
12:52:44 19/04/2025
Đây là ca khúc thành công nhất 2 mùa Chị Đẹp: Khiến ai nấy cũng phải quỳ lạy, "đánh bay" tiết mục quy tụ toàn mỹ nhân
Nhạc việt
12:52:24 19/04/2025
Chuyện gì đang xảy ra với hội bạn mỹ nhân của Diệp Lâm Anh khiến một người phải thừa nhận "chèn ép"?
Sao việt
12:47:03 19/04/2025
Vứt bỏ 6 thứ này, tôi thấy mình dần giàu lên
Sáng tạo
12:42:55 19/04/2025
3 cung hoàng đạo tiền vào "như nước" từ nửa cuối tháng 4, giúp việc mua nhà trong năm sau dễ dàng hơn
Trắc nghiệm
12:24:59 19/04/2025
Tìm thấy chiếc xe của nghi can sát hại hai cô cháu ở Bình Dương
Pháp luật
12:11:41 19/04/2025
Cô bé Đắk Lắk có một bên mắt đen và một bên mắt xanh tự nhiên gây xôn xao
Lạ vui
12:10:05 19/04/2025
Ô tô điện thắng lớn tại Giải Xe của năm 2025
Ôtô
12:07:43 19/04/2025
Hai anh em ruột tử vong trong ao nước tưới cà phê ở Đắk Nông
Tin nổi bật
11:53:30 19/04/2025
Jisoo đụng độ Han So Hee: Cuộc chiến nhan sắc đỉnh cao, thần thái khác biệt, vẻ đẹp tuyệt đối 10/10!
Sao châu á
11:03:37 19/04/2025