Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc có thể đã triển khai tên lửa đạn đạo ở Quảng Châu
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có khả năng mang theo 900 kg, tầm bắn dưới 1500 km, có thể lắp nhiều đầu đạn, bán kính sát thương của nó có thể đạt 300-500 m.
Ngày 6/1/2015, tờ Tạp chí Lợi ích quốc gia của Mỹ có đăng tải bài viết của học giả nghiên cứu Peter Mattis của Qũy Jamestown nhấn mạnh phán đoán rằng Trung Quốc có thể đã triển khai các tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-21D tại địa bàn do Quân khu Quảng Châu của nước này phụ trách.
DF-21D
DF-21D là một trong những loại tên lửa đạn đạo chống hạm của quân đội TQ được cho là có khả năng tấn công các hạm đội tàu sân bay, căn cứ quân sự lớn của quân đội đội phương trên biển.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có khả năng mang theo 900 kg, tầm bắn dưới 1500 km, có thể lắp nhiều đầu đạn, bán kính sát thương của nó có thể đạt 300-500 m.
Năm 2013, Trung Quốc đã phóng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D dưới sự hỗ trợ theo dõi của radar vượt tầm nhìn, vệ tinh, thậm chí máy bay không người lái, tiến hành tấn công đối với mục tiêu bằng tốc độ siêu âm vào một mục tiêu mô phỏng tàu sân bay Mỹ.
DF-21D có nguồn gốc từ công nghệ tên lửa do Liên Xô chuyển nhượng cho Trung Quốc vào thập niên 1950.
Hải quân Mỹ cũng đã nhận thức được mối nguy hiểm tiềm tàng này. Do tên lửa DF-21D được tuyên truyền là có độ chính xác cao, cho nên Hải quân Mỹ buộc phải áp dụng một loạt biện pháp đáp trả bí mật.
Theo chuyên gia nghiên cứu Peter Mattis của Qũy Jamestown, để phô diễn và chuẩn bị cho khả năng xung đột quân sự với các địch thủ của mình trên khu vực Biển Hoa Đông và đặc biệt là Biển Hoa Đông, Trung Quốc dường như đã triển khai các tên lửa chống hạm DF-21 tới các căn cứ bí mật ở tỉnh Quảng Châu.
Tỉnh Quảng Châu nằm trên địa bàn phụ trách của Quân Khu Quảng Châu, là một trong bảy đại Quân khu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Quân khu này nằm ở phía nam Trung Quốc, địa bàn tiếp giáp với biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Video đang HOT
Ngoài ra, Peter Mattis cho biết quân đội PLA được xem như một cánh tay vũ trang của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và hiện nay có 3 chiến thuật lớn nhất đang được Đảng Cộng Sản Trung Quốc dùng để thể hiện quyền lực và khả năng quyết định của mình:
Quân khu Quảng Châu
Thứ nhất, theo Peter Mattis, quân đội Trung Quốc luôn bộc lộ lực lượng trong các cuộc diễn tập, tuần tra quy mô lớn vượt qua cả các khu vực đất liền và lãnh hải đang tồn tại tranh chấp mà Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền và yêu sách.
Thứ hai, quân đội Trung Quốc luôn phô trương các loại trang bị quân sự mới của mình để cho các địch thủ tiềm tàng nhận thức được các tiềm năng quân sự, khoa học công nghệ của mình.
Thứ ba, chính quyền của Trung Quốc luôn vận động và tìm mọi cách để kiếm tìm được sự ủng hộ của người dân nước này về chiến lược răn đe cũng như cái mà họ gọi là “bảo vệ” các tuyên bố về chủ quyền lãnh hải của mình. Đến nay Đảng Cộng Sản TQ vẫn đang thành công trong chiến thuật này.
Cuối cùng, Peter Mattis nhận định, ông Tập Cận Bình – chủ tịch Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược quân sự của nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Theo Giáo Dục
Mỹ không 'ngán' tên lửa đạn đạo DF-21D Trung Quốc
Nhiều người cho rằng, tên lửa DF-21D của Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối với tàu sân bay Mỹ, liệu điều này có đúng như vậy không?
Tên lửa DF-21D của lực lượng pháo binh 2 quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực sự có khả năng tấn công tàu sân bay hay không? Về lý thuyết, nó là tên lửa có khả năng đe dọa đối với hàng không mẫu hạm, vì tốc độ của nó cực nhanh, khoảng Mach 10-15, như vậy thời gian dành cho đối phương để đánh chặn là rất ít.
Hơn nữa, DF-21D là tên lửa đạn đạo, trong quá trình bay ngoài không gian, thiết bị trợ đẩy tách ra, hầu như đã triệt tiêu hết tải trọng, bộ chiến đấu sẽ lựa chọn phương thức bổ nhào từ bên ngoài tầng khí quyển xuống, lúc đó tiết diện của tên lửa sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa bay theo kiểu hành trình thông thường, mà mục tiêu càng nhỏ thì việc đánh chặn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Tuy tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn chỉ đạt 1500-2000 km, không thể vươn tới Guam với khoảng cách khoảng trên 3000km, nhưng nó cũng sẽ là sự đe dọa không nhỏ tới các chiến hạm Mỹ hoạt động ở tây Thái Bình Dương và các khu vực biển lân cận Đại Lục như biển Đông và biển Hoa Đông.
Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị Đông Phong-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.
Mỗi lữ tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.
Tàu sân bay Mỹ luôn là mục tiêu triệt hạ đầu tiên của Trung Quốc
Việc sử dụng tên lửa DF-21D để đánh chìm một tàu sân bay có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Theo truyền thông Mỹ, nếu quân đội Trung Quốc sử dụng các loại tên lửa giống như DF-21D để đánh chìm mục tiêu tương tự như tàu sân bay, đồng nghĩa với quyền lực của Mỹ ở vùng biển quốc tế tất sẽ gặp bất lợi.
Tương tự, nếu Trung Quốc đạt được hiệu quả như vậy, nó sẽ đẩy các tàu sân bay của Hoa Kỳ ra xa lãnh thổ của Đại Lục hơn, sẽ làm giảm sức chiến đấu của máy bay chiến đấu trên hàng không mẫu hạm, tạo điều kiện để không quân nước này kiểm soát không phận các vùng biển xung quanh, cũng như hạn chế sự hỗ trợ về mặt an ninh của Mỹ đối với các nước đồng minh.
Nếu kịch bản này xảy ra, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu cân bằng chiến lược quân sự ở khu vực Đông Á nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Tuy nhiên, theo khẳng định của các chuyên gia, chắc chắn là Washington sẽ không để cho Bắc Kinh dễ dàng đạt được thế thượng phong, trong tranh đoạt những lợi ích cốt lõi của mình.
Mỹ có ngại DF-21D Trung Quốc hay không?
Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc dùng tên lửa DF-21D để đánh chìm tàu sân bay thì quả thật là rất khó, vì hàng không mẫu hạm là mục tiêu di động, tốc độ của nó là 35 hải lý/h (63,7km/h), có thể sau khi tên lửa được phóng đi, tàu sân bay đã không còn ở vị trí như lúc ban đầu nữa.
Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc
Hơn nữa, DF-21D là loại tên lửa sử dụng phương thức phóng từ trên bờ, công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian, đối phương có thể sử dụng các phương tiện trinh sát, phán đoán được là họ đang bị tấn công. Do đó, có thể lựa chọn phương thức sử dụng tên lửa đặt trong không gian để tiến hành đánh chặn DF-21D trước khi nó tấn công tàu sân bay.
Hiện nay, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. Chúng được trang bị radar mạng pha tổng hợp SAR hoặc radar khẩu độ tổng hợp và camera kỹ thuật số. Ba vệ tinh này xem là một hệ thống giám sát quân sự, có thể "càn quét" trên đại dương để tìm kiếm tàu thuyền, mặc dù Bắc Kinh nói rằng chúng có mục đích thuần túy khoa học.
SAR đặc thù có thể tạo ra các ảnh chụp có chất lượng với độ phân giải khác nhau. Với độ phân giải trung bình (3m) radar có vùng bao phủ là 40x40km. Với độ phân giải thấp (20m) có vùng bao phủ là 100x100km. Ba vệ tinh Trung Quốc này chính là những "mắt thần" cho hệ thống tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc tìm diệt tàu sân bay Mỹ.
Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.
Trung Quốc nghiên cứu, phát triển Đông Phong-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.
Hải quân Mỹ đang lắp đặt tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm
Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.
Vệ tinh Trung Quốc bay trên độ cao 600km hoàn toàn có thể bị bắn hạ ngay lập tức, tàu ngầm Trung Quốc khó có thể ra khỏi lãnh hải an toàn trước sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng săn ngầm Mỹ và đồng minh, còn máy bay trinh sát tầm xa Trung Quốc vẫn chưa có, mà nếu có với tốc bộ và trần bay thấp, nó rất dễ bị các tiêm kích tàng hình của Mỹ hạ sát.
Vũ khí dẫn đường tấn công chính xác tầm xa của quân đội Mỹ có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là khi tấn công từ tàu ngầm, nhằm đúng vào khả năng thiếu và yếu nhất của Trung Quốc là không có các máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định tầm xa, xuất phát từ các căn cứ trên bờ như P-3C và P-8A của Mỹ.
Khi phát hiện bị tấn công, những loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Mỹ Trident II D5, có phạm vi tấn công bao trùm 60% diện tích địa cầu, hoặc tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm lớp Virginia có tầm bắn xa tới 2500km sẽ là những cú đánh hủy diệt của Mỹ, triệt tiêu từ đầu những tham vọng của Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Vì sao tên lửa DF-21D không thể bắn trúng tàu sân bay Mỹ? Tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc được một số chuyên gia quân sự gọi là "Vũ khí thay đổi cuộc chơi", tuy nhiên nhận định trên liệu có chính xác? Lộ ảnh Trung Quốc thử nghiệm "sát thủ tàu sân bay" DF-21DNga "mách" Mỹ cách duy nhất vô hiệu hóa tên lửa DF-21D Trung QuốcBáo Nga: Đừng...