Chuyên gia Mỹ nghi Trung Quốc có thể giấu tên lửa trong container chở hàng
Chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể bí mật phát triển hệ thống tên lửa, được giấu trong các container chứa hàng, để có thể tiếp cận các cảng quốc tế.
Các container có thể được sử dụng để chứa tên lửa tấn công mục tiêu (Ảnh minh họa: Reuters).
Trong một cuộc phỏng vấn với The Sun hôm 6/12, Rick Fisher, chuyên gia cao cấp về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ), cho biết Trung Quốc tiếp tục bí mật phát triển các hệ thống tên lửa giấu trong các container, có thể được ngụy trang thành hàng hóa thương mại để dễ dàng tiếp cận hầu hết các cảng quốc tế.
Theo ông Fisher, với việc sử dụng chiến thuật “Con ngựa thành Troy”, các tên lửa của Trung Quốc có thể được triển khai trên bất kỳ tàu nào, biến nhiều tàu tư nhân của Trung Quốc thành một hạm đội quân sự. Ông Fisher cho biết Trung Quốc ưu tiên chiến lược gây bất ngờ nên muốn triển khai hệ thống tên lửa container như vậy.
Video đang HOT
Chuyên gia Fisher nhận định các tên lửa có thể được lắp đặt trên “các tàu nhỏ không có gì đáng chú ý của Trung Quốc để thực hiện các cuộc tấn công tên lửa bất ngờ nhằm vào hệ thống phòng thủ bờ biển, hỗ trợ các lực lượng đổ bộ hoặc lực lượng trên không”.
Các container có thể được cất giữ lâu năm trong các nhà kho gần các căn cứ quân sự của Mỹ và “cung cấp cho Trung Quốc nhiều lựa chọn”. Theo nhà phân tích, đầu đạn xung điện từ của tên lửa có thể vô hiệu hóa bất kỳ căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân nào gần đó.
“Một vụ nổ xung điện từ có thể phá hủy các thiết bị điện tử trên tàu ngầm và toàn bộ căn cứ mà không cần phải phóng tên lửa hạt nhân từ Trung Quốc. Washington sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, không biết nhằm vào ai để trả đũa ai và có lẽ Trung Quốc sẽ lợi dụng sự phân tâm của Mỹ để bắt đầu mục tiêu thực sự của mình”, ông Fisher cho biết thêm.
Việc đặt các hệ thống tên lửa trong các container không phải là chiến thuật quân sự mới lạ, vì một số quốc gia đã tiến hành hoạt động này từ nhiều năm nay. Các hệ thống như vậy cho phép phóng tên lửa nhanh chóng và chính xác, vì chúng có thể được lắp đặt trên tàu hoặc các vị trí ven biển. Điều này cho phép một quốc gia nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự ở bất cứ nơi nào cần thiết.
Năm 2016, Trung Quốc được cho là đã tạo ra tổ hợp tên lửa đầu tiên có thể ngụy trang thành một container chở hàng thông thường. Năm 2019, Bắc Kinh được cho là đã tìm cách đưa tên lửa hành trình tầm xa vào một container, có thể ngụy trang thành hàng hóa thương mại. Các hệ thống này được cho là đặc biệt nguy hiểm, vì chúng có thể được đưa đến cảng bằng tàu thương mại trong khi không thể phân biệt được với các hàng hóa khác.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm luật quốc tế Stockton cho biết tên lửa ngụy trang thành hàng hóa thương mại có thể vi phạm luật quốc tế về xung đột vũ trang, vì nó “gây nguy hiểm cho các thuyền viên dân sự và khiến tất cả tàu dân sự có thể bị đẩy vào tình thế hoạt động trong khu vực xảy ra xung đột”.
Bình luận của ông Fisher được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc được cho là đang quyết tâm củng cố vị thế ở Đại Tây Dương và lục địa châu Phi. Trung Quốc trước đó đã xây dựng một căn cứ nước ngoài ở Djibouti. Theo Wall Street Journal, các cơ quan tình báo Mỹ lo ngại việc Trung Quốc có ý định xây dựng căn cứ hải quân đầu tiên trên bờ biển Đại Tây Dương ở châu Phi, tại thành phố Bata, Guinea Xích Đạo, nơi đã có một cảng thương mại.
Mỹ lo ngại uy lực tàu ngầm Trung Quốc
Lầu Năm Góc cho rằng tàu ngầm Trung Quốc trang bị tên lửa với tầm bắn xa hơn có thể tấn công lãnh thổ Mỹ mà không cần rời cảng.
Báo cáo thường niên trình quốc hội Mỹ được Lầu Năm Góc công bố ngày 3/11 nhận định hải quân Trung Quốc đã phát triển và trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) tầm xa hơn, có thể phóng từ tàu ngầm ở gần đất liền hoặc thậm chí nằm ngay trong cảng.
Theo báo cáo, hải quân Trung Quốc đang vận hành 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo Type-094, mỗi chiếc mang theo 12 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng 8.000-9.000 km. Nước này cũng đang phát triển tàu ngầm Type-096 mang tên lửa đạn đạo JL-3, với tầm bắn có thể tới 12.000 km. Trung Quốc dự kiến vận hành song song tàu ngầm lớp Type-094 và Type-096 trong nhiều thập kỷ tới.
"Tầm bắn hạn chế của JL-2 sẽ buộc tàu ngầm Type-094 phải hoạt động ở phía bắc và đông Hawaii nếu Trung Quốc muốn tập kích bờ biển miền đông nước Mỹ", báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn. "Nhưng khi biên chế SLBM mới mạnh hơn với tầm bắn xa hơn như JL-3, tàu ngầm Trung Quốc có thể công kích vào lục địa Mỹ khi hoạt động ở các vùng biển ven bờ".
Một tàu ngầm lớp Type-094 của Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh tại Thanh Đảo tháng 4/2014. Ảnh: AFP
Lầu Năm Góc nhận định Trung Quốc có thể xem xét khái niệm tác chiến mới, triển khai tàu ngầm trong "vùng pháo đài", như vịnh Bột Hải, để tăng khả năng sống sót. "Vùng pháo đài" mà quân đội Trung Quốc thiết lập có thể bảo vệ các tàu ngầm này trước đòn công kích của đối thủ bằng các khí tài chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD).
Chưa rõ khi nào Trung Quốc đưa tàu ngầm Type-096 và tên lửa JL-3 vào biên chế, dù một số nguồn tin cho rằng chúng có thể được trang bị cho hải quân Trung Quốc sớm nhất vào năm 2035. Quân đội Trung Quốc cũng được cho đang tìm cách trang bị tên lửa JL-3 cho tàu ngầm lớp Type-094 cũ hơn.
Báo cáo của Lầu Năm Góc nhận định các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là một phần trong "kho vũ khí hạt nhân ngày càng đa dạng và mạnh mẽ của Trung Quốc". "Họ có thể đã thiết lập bộ ba hạt nhân thông qua phát triển tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không, đồng thời cải thiện năng lực hạt nhân trên bộ và trên biển", báo cáo cho biết.
Trung Quốc đang xây gần 300 hầm chứa tên lửa liên lục địa? Theo hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng các cấu trúc bị nghi là hầm chứa tên lửa có khả năng phóng tên lửa hạt nhân tầm xa tại 3 địa điểm và nỗ lực cải thiện khả năng hạt nhân của mình. Một cấu trúc bị nghi là hầm chứa tên lửa của Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN...