Chuyên gia Mỹ khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa khi số ca COVID-19 tăng cao
Tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giám đốc Trung tâm Phát triển vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas của Mỹ, khuyến nghị biện pháp tốt nhất có thể làm hiện nay để bảo vệ bản thân khi số ca mắc COVID-19 gia tăng trở lại là tiêm vaccine ngay khi có thể.
Người dân tiêm vaccine phòng COVID-19 tại New York City, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Tiến sĩ Hotez, ngoài việc tiêm chủng, người dân cũng nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người trong không gian kín. Chuyên gia này cũng khuyến nghị người dân dự trữ sẵn que xét nghiệm COVID-19 tại nhà để tự kiểm tra nếu xuất hiện các triệu chứng như ho hay sổ mũi.
Tiến sĩ Hotez đưa ra khuyến nghị trên trong bối cảnh Mỹ đang chứng kiến làn sóng COVID-19 mùa Hè lớn nhất trong ít nhất 2 năm qua.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nước này đang ở giai đoạn giữa của làn sóng dịch COVID-19 “đáng kể” với nồng độ virus SARS-CoV-2 trong nước thải tăng lên mức cao nhất kể từ đợt bùng phát mùa Hè hồi tháng 7/2022.
Nồng độ virus SARS-CoV-2 trong nước thải trên cả nước đã tăng lên 8,82 ghi nhận vào ngày 10/8 vừa qua, thấp hơn mức đỉnh 9,56 vào tháng 7/2022. CDC Mỹ cho rằng dữ liệu này chưa đầy đủ và có thể thay đổi. Trước khi bắt đầu tăng trở lại vào tháng 5 năm nay, nồng độ virus SARS-CoV-2 trong nước thải chỉ ở mức 1,36.
Tiến sĩ Jonathan Yoder, Phó giám đốc Chương trình giám sát nước thải của CDC Mỹ, cho biết hiện tại nồng độ virus SARS-CoV-2 trong nước thải trên toàn quốc đang ở mức rất cao, trong đó cao nhất là ở khu vực miền Tây nước này. Chuyên gia này cho biết thêm làn sóng COVID-19 năm nay đến sớm hơn so với năm ngoái, vốn xảy ra vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2023.
Cũng theo CDC Mỹ, số ca cấp cứu, nhập viện và tử vong do COVID-19 cũng đang tăng lên. Tính đến cuối tháng 7 vừa qua, cứ 100.000 người trong một khu vực nhất định thì có khoảng 4 người phải nhập viện vì COVID-19, tăng từ mức thấp nhất ghi nhận vào tháng 5 với tỷ lệ nhập viện là 1/100.000 bệnh nhân.
Dữ liệu nước thải của CDC Mỹ cũng tương đương với số liệu của mạng lưới WastewaterSCAN. Tiến sĩ Marlene Wolfe, chuyên gia về sức khỏe môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Emory và là Giám đốc chương trình của WastewaterSCAN, cho rằng đây là một đợt bùng phát dịch “rất đáng kể”, nồng độ virus SARS-CoV-2 trong nước thải ở mức rất cao. Chuyên gia này cho biết virus SARS-CoV-2 được phát hiện trong 100% mẫu thử nước thải trên cả nước.
Singapore đối mặt với làn sóng COVID-19 mới
Singapore đang chứng kiến làn sóng COVID-19 mới, với số ca mắc gia tăng liên tục trong 2 tuần qua.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn lời Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung ngày 18/5 cho biết Singapore đang ở giai đoạn đầu của làn sóng COVID-19 mới. Với các ca mắc COVID-19 gia tăng đều đặn, làn sóng này dự kiến sẽ đạt đỉnh trong 2-4 tuần tới, nghĩa là từ giữa đến cuối tháng 6/2024. Theo Bộ Y tế Singapore, để bảo đảm số giường bệnh và để phòng ngừa, các bệnh viện công đã được yêu cầu giảm các ca phẫu thuật tự chọn không khẩn cấp và chuyển bệnh nhân phù hợp đến các cơ sở như trung tâm chăm sóc chuyển tiếp hoặc về nhà thông qua loại hình Chăm sóc bệnh nhân nội trú di động.
Bộ trưởng Ong kêu gọi những người có nguy cơ cao nhất mắc COVID-19 - bao gồm những người từ 60 tuổi trở lên, những người dễ bị tổn thương về sức khỏe và cư dân tại các cơ sở chăm sóc người già - nên tiêm thêm một liều vaccine COVID-19 nếu mũi tiềm gần nhất đã được thực hiện từ 12 tháng trước.
MOH ước tính số ca mắc COVID-19 trong tuần từ ngày 5-11/5 đã tăng lên 25.900 ca, so với 13.700 ca của tuần trước. Số ca nhập viện vì COVID-19 trung bình hằng ngày đã tăng lên khoảng 250 so với 181 ca vào tuần trước.
Số ca trung bình hằng ngày tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) vẫn ở mức thấp, 3 ca so với 2 ca trong tuần trước. Ông Ong nhấn mạnh nếu số ca mắc COVID-19 tăng gấp đôi, Singapore sẽ có 500 bệnh nhân trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và vẫn có thể xử lý được. Tuy nhiên, nếu số ca mắc tiếp tục nhân đôi một lần nữa, đó sẽ là gánh nặng đáng kể cho hệ thống bệnh viện. Vì vậy, hệ thống chăm sóc sức khỏe phải chuẩn bị sẵn sàng cho những gì sắp xảy ra. Cũng theo Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung, hiện tại Singapore không có kế hoạch áp dụng biện pháp giãn cách xã hội hay bất kỳ hạn chế bắt buộc nào vì COVID-19 đã được coi là một căn bệnh lưu hành. Các biện pháp hạn chế bổ sung chỉ được áp dụng khi không còn cách nào khác.
Hiện vaccine COVID-19 tiếp tục được cung cấp miễn phí cho tất cả cư dân Singapore đủ điều kiện. Trong vài tháng tới, MOH sẽ dần dần mở rộng mạng lưới các phòng khám Healthier SG cung cấp vaccine COVID-19 cho cộng đồng. Để mở rộng phạm vi tiếp cận các vùng trung tâm, đặc biệt là đối với người cao tuổi, Bộ Y tế Singapore sẽ triển khai thêm các đội tiêm chủng di động đến các địa điểm trung tâm trong những tuần tới. Từ ngày 21/5-29/6, có 5 trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng chung (JTVC) sẽ kéo dài thời gian hoạt động vào thứ Bảy và đêm trước các ngày lễ. Người dân cũng được khuyến khích thực hiện trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm giữ vệ sinh cá nhân tốt, giảm tương tác xã hội khi cảm thấy không khỏe và đeo khẩu trang nếu dễ chịu tổn thương sức khỏe, khi ở khu vực đông người hoặc khi có triệu chứng.
Số bệnh nhân COVID-19 tăng nhanh tại Hàn Quốc Ngày 19/8, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết số bệnh nhân mắc COVID-19 ở nước này dự kiến đạt 350.000 vào tuần tới, bằng với mức đỉnh điểm của đợt bùng phát mùa Hè năm ngoái. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu:...