Khoảng 400 triệu người trên toàn cầu mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài
Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 9/8, khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới gặp các triệu chứng và di chứng hậu COVID-19 kéo dài.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong nỗ lực khái quát những thông tin và tác động của các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài trong vòng 4 năm kể từ khi căn bệnh này được xác định lần đầu tiên, nghiên cứu chỉ ra rằng phí tổn kinh tế ước tính từ các yếu tố như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người mắc COVID-19 kéo dài không thể quay lại làm việc… là khoảng 1.000 tỷ USD trên toàn cầu mỗi năm, tương đương 1% GDP toàn cầu.
Bên cạnh đó, khoảng 6% người trưởng thành trên toàn thế giới đã mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài; nhiều người vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và việc điều trị căn bệnh này vẫn là một trong những thách thức lớn nhất.
Theo nhà dịch tễ học lâm sàng Ziyad Al-Aly tại Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, đồng thời là người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu và phát triển thuộc Hệ thống Chăm sóc Y tế V.A. St. Louis, công trình trên của ông và các cộng sự còn nhằm cung cấp lộ trình cho các ưu tiên về chính sách và nghiên cứu.
Tham gia công trình này còn có một số nhà nghiên cứu COVID-19 hàng đầu khác cùng 3 lãnh đạo của tổ chức Patient-Led Research Collaborative do các bệnh nhân mắc các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài, đồng thời là các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, sáng lập.
Vaccine kết hợp phòng cúm và COVID-19 của Moderna cho kết quả thử nghiệm tích cực
Ngày 10/6, nhà sản xuất dược phẩm Moderna của Mỹ cho biết trong giai đoạn thử nghiệm cuối, vaccine kết hợp phòng cúm và COVID-19 của hãng này tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn ở người từ 50 t.uổi trở lên so với các mũi tiêm phòng đơn lẻ.
Biểu tượng của Moderna tại trụ sở ở Norwood, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Moderna nêu rõ, vaccine kết hợp có tên mRNA-1083, sử dụng công nghệ RNA thông tin, đã tạo ra lượng kháng thể lớn hơn so với các loại vaccine phòng cúm truyền thống và vaccine ngừa COVID-19 Spikevax sử dụng công nghệ mRNA đang lưu hành trên thị trường hiện nay. Vaccine này củng cố khả năng miễn dịch cao hơn chống lại hai chủng cúm A H1N1, H3N2 và một chủng cúm B (B/Victoria) ở người lớn t.uổi hơn khi so sánh với các mũi tiêm phòng cúm của GSK và Sanofi đang được sử dụng rộng rãi. Đây là 3 chủng cúm mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hồi tháng 3 năm nay đã khuyến nghị các nhà sản xuất dược phẩm nhắm mục tiêu khi phát triển vaccine phòng cúm mùa năm 2024.
Dữ liệu mới nhất nói trên được thu thập và so sánh với hai nhánh trong một nghiên cứu lớn hơn có sự tham gia của khoảng 8.000 người.
Nhánh một gồm những người thử nghiệm tiêm vaccine kết hợp Fluarix của GSK cho người từ 50-64 t.uổi. Nhánh thứ hai tiêm vaccine liều cao Fluzone HD của hãng Sanofi cho người từ 65 t.uổi trở lên.
Cũng theo Moderna, vaccine kết hợp mRNA-1083 được đ.ánh giá là an toàn và có thể chấp nhận được trong nghiên cứu mới nhất. Tỷ lệ các tác dụng phụ tương tự như những tác dụng phụ của các vaccine khác được sử dụng trong cuộc thử nghiệm này. Theo đó, các tác dụng phụ thường gặp nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau cơ và đau đầu.
Chủ tịch tập đoàn Moderna Stephen Hoge cho biết hãng dự kiến công bố kết quả thử nghiệm đầy đủ tại một hội nghị y tế sắp tới, đồng thời bày tỏ sẽ có thể đưa ra thị trường vaccine kết hợp mRNA-1083 để phòng các bệnh đường hô hấp mùa Thu sớm nhất vào năm 2025 hoặc năm 2026.
Số ca mắc COVID-19 đang gia tăng ở châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 8/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc COVID-19 ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sierra de Yeguas, Tây Ban Nha. Ảnh...