Chuyên gia Mỹ: Không gì cản được tên lửa Triều Tiên
Không một hệ thống phòng thủ nào trên thế giới có thể làm chệch hướng hoặc phá huỷ một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên, theo tuyên bố gần đây của các chuyên gia Mỹ.
Các chuyên gia Mỹ cảnh báo không gì có thể chặn được tên lửa Triều Tiên
Triều Tiên được cho là sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo tầm xa với khả năng gắn đầu đạn hạt nhân, theo Daily Star.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng đe doạ bắn một tên lửa này vào đất liền Mỹ, biến cả quốc gia thành tro bụi.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhanh chóng lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm bắn hạ bất cứ tên lửa nào được bắn ra từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng THAAD sẽ không thể làm được điều này – và hiện nay trên thế giới vẫn chưa có hệ thống phòng thủ hạt nhân nào.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD vừa được triển khai ở Hàn Quốc (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Phillip Coyle III, cựu giám đốc hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc, nói với Live Science rằng việc tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa hạt nhân là điều Lầu Năm Góc chưa làm được.
“Đây là một trong những điều khó khăn nhất mà Lầu Năm Góc từng cố gắng thực hiện, như các bạn đã thấy trong gần 70 năm thử nghiệm của chúng tôi”, Phillip nói.
Sau khi được phóng, ICBM đi vào vũ trụ trong 15 phút rồi quay trở lại khí quyển và lao về phía mục tiêu. Như vậy, người bị tấn công rõ ràng không có nhiều thời gian để chặn tên lửa trước khi nó đáp đất.
Chuyên gia phòng thủ tên lửa Laura Grego nói với Live Science rằng việc vô hiệu hóa ICBM sau khi phóng là rất khó.
“Rõ ràng việc ngăn chặn ICBM là rất khó khăn. Không thể lúc nào cũng có vài chiếc máy bay lượn lờ vô thời hạn trên trời trong nhiều thập kỷ, đợi một điều gì đó xảy ra để ngăn chặn”.
Hoạt động tại Punggye-ri – khu vực thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên – cho thấy một vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân tiếp theo có thể sắp xảy ra.
Kim Jong-un tuyên bố đầu năm rằng ICBM của ông gần như đã hoạt động đầy đủ.
Theo Danviet
Vì sao Triều Tiên phá lệ, công khai chỉ trích Trung Quốc?
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết ngày 4.5 rằng Triều Tiên vừa có một tuyên bố "hiếm gặp" khi trực tiếp chỉ trích Trung Quốc thay vì sử dụng cụm từ "nước láng giềng" như mọi khi.
Triều Tiên vừa có một động thái "hiếm thấy" khi trực tiếp chỉ trích Trung Quốc (Ảnh minh họa của hãng tin Yonhap của Hàn Quôc)
Trước đó, ngày 3.5, truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải một bài bình luận của tác giả có bút danh Kim Chol. Trong đó, Triều Tiên khẳng định Trung Quốc đã vượt qua giới hạn đỏ của quan hệ song phương bằng cách thúc đẩy các biện pháp trừng phạt nặng hơn, và Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ cầu xin tình hữu nghị từ Bắc Kinh.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định đây là lời chỉ trích trực tiếp hiếm có từ phía Triều Tiên. Vì trước đó, Bình Nhưỡng thường sử dụng cụm từ "nước láng giềng" thay vì nói trực tiếp hai chữ "Trung Quốc".
"Triều Tiên dường như đang thể hiện phản ứng mạnh mẽ khi Trung Quốc tham gia cùng các quốc gia khác để gửi thông điệp phản đối chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên", một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói với hãng tin Yonhap trong điều kiện giấu tên. "Bình Nhưỡng đang chú ý tới thông điệp này."
Bên cạnh đó, bài báo của Triều Tiên không trích lời bất cứ đại diện chính phủ hay quan chức nào. Người viết chỉ được xác định với bút danh Kim Chol. Theo Yonhap, bằng cách này, Triều Tiên dường như cũng đã thay đổi mức độ chỉ trích Trung Quốc.
"Triều Tiên dường như đang thể hiện phản ứng mạnh mẽ khi Trung Quốc tham gia cùng các quốc gia khác để gửi thông điệp phản đối chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên"
Trung Quốc là nhà tài trợ kinh tế chính và đồng minh của Triều Tiên, nhưng mối quan hệ hai hước bị ảnh hưởng sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Hồi tháng 2, Triều Tiên lên án Trung Quốc vì quyết định ngừng nhập khẩu than của Triều Tiên, nói rằng Bắc Kinh đang "nghe lời Mỹ", đề cập đến việc Trung Quốc thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Vào thời điểm đó, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cũng nói rằng một "nước láng giềng" thường tự nhận là "hàng xóm thân thiện" đang thể hiện một thái độ không tốt với Triều Tiên - những lời dường như đề cập đến Trung Quốc.
Trung Quốc là nhà tài trợ kinh tế chính và đồng minh của Triều Tiên, nhưng mối quan hệ hai hước bị ảnh hưởng sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên
Bình Nhưỡng đã bắn một tên lửa vào tuần trước, nhưng không thử nghiệm hạt nhân hoặc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa - những hành động chắc chắn sẽ làm Mỹ tức giận.
Cheong Seong-chang, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Sejong tại Hàn Quốc, cho rằng Triều Tiên đã đưa ra những phàn nàn mạnh mẽ về sự hợp tác của Trung Quốc với Mỹ trong việc trừng phạt Triều Tiên.
"Triều Tiên mong muốn củng cố quan hệ với Nga trong khi đang tìm cách ngó lơ Trung Quốc", ông nói thêm.
Theo Danviet
Báo TQ đáp trả lời chỉ trích "phản bội" từ Triều Tiên Bắc Kinh cần phản ứng một cách chưa từng có nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử nghiệm hạt nhân, Thời báo Hoàn cầu viết. Truyền thông nhà nước Triều Tiên vừa công khai chỉ trích Trung Quốc - một hành động được Hàn Quốc nhận định là "hiếm thấy" (Ảnh minh họa) Ngày 3.5, truyền thông nhà nước Triều Tiên phát một thông...