Chuyên gia: Mỹ chưa đủ khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Một số chuyên gia cho rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện thời của Mỹ chưa đủ khả năng để bắn hạ các tên lửa Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng ngày càng cho thấy sự tiến bộ trong chương trình vũ khí của nước này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ (Ảnh: National Interest)
Theo RT, một số chuyên gia trong lĩnh vực quân sự và tên lửa quốc phòng tin rằng ngay cả khi Mỹ biết trước thông tin về việc Triều Tiên có thể đe dọa tới an ninh của Mỹ cũng như các đồng minh, Washington cũng không đủ khả năng để bắn hạ một tên lửa Triều Tiên đang trên đường bay.
Theo tính toán của Hiệp hội các nhà khoa học (UCS), trong vụ thử nghiệm ngày 15/9, Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm trung với độ cao tối đa lên tới 770 km qua lãnh thổ Nhật Bản. Chuyên gia Joseph Cirincione, người sáng lập tổ chức an ninh toàn cầu Ploughshares Fund, nhận định Mỹ và Nhật Bản chưa đủ khả năng để đánh chặn một tên lửa được phóng ở độ cao như vậy.
Defense One dẫn lời chuyên gia Cirincione cho rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện hành nào có thể đánh chặn được độ cao như tên lửa Triều Tiên đã đạt được trong vụ phóng gần đây.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhà phân tích Bruce Bennett thuộc Tổ chức chính sách công phi lợi nhuận RAND Corporation cũng tỏ ra hoài nghi về năng lực thực sự của Mỹ trong việc đánh chặn tên lửa Triều Tiên.
“Chúng ta (Mỹ) có thể đánh trúng hoặc đánh trượt. Chúng ta vẫn chưa chắc chắn về điều này”, ông Bennett nói với Express.
Liên quan tới vụ phóng tên lửa của Triều Tiên qua lãnh thổ Nhật Bản hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã giải thích lý do Washington không đánh chặn tên lửa này. Theo ông Mattis, Mỹ không bắn hạ vì tên lửa Triều Tiên chưa đặt ra mối đe dọa đối với Mỹ cũng như các đồng minh của Mỹ.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết Mỹ sẽ có cách đáp trả khi phát hiện các tên lửa Triều Tiên thực sự là mối đe dọa đối với Nhật Bản hay vùng lãnh thổ Guam của Mỹ.
Trong khi đó, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng nêu lý do cho phản ứng của Nhật Bản sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên gần đây.
“Chúng tôi (Nhật Bản) không bắn hạ tên lửa đó vì nó không gây nguy hại cho lãnh thổ Nhật Bản như chúng tôi dự tính”, ông Suga nói với Japan Times.
Thành Đạt
Theo RT
Mỹ cân nhắc bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên
Giới chức Mỹ được cho là đang cân nhắc bắn hạ bất cứ tên lửa nào phóng lên của Triều Tiên, kể cả tên lửa không đe dọa trực tiếp đến Mỹ hay đồng minh, New York Post dẫn nguồn thạo tin cho biết.
Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản hôm 15/9. (Ảnh: Reuters)
New York Post dẫn nguồn tin của CNN trích lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết, vấn đề được đặt ra hiện nay là liệu chương trình tên lửa của Triều Tiên đã phát triển tới mức trở thành mối đe dọa hay chưa.
Trong trường hợp này, Lầu Năm Góc sẽ cân nhắc bắn hạ tên lửa của Triều Tiên ngay cả khi đường bay của tên lửa này không nhằm vào Mỹ hay các đồng minh của Mỹ.
Các cuộc thảo luận về việc có bắn hạ tên lửa Triều Tiên hay không diễn ra sau khi giới tình báo Mỹ đánh giá các vụ phóng tên lửa tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên gần đây đều thành công.
Mặc dù giới chức Mỹ lâu nay nói rằng, quân đội của họ có sẵn nhiều phương án đối phó với Triều Tiên, nhưng phương án bắn hạ tên lửa Triều Tiên chỉ được cân nhắc trong trường hợp tên lửa đe dọa đến Mỹ hay đồng minh.
Ý tưởng bắn hạ tên lửa Triều Tiên ngay cả khi nó không bị coi là mối đe dọa trực tiếp này cũng không phải là mới. Tuy nhiên, chỉ đến thời gian gần đây, sau hàng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, ý tưởng đó mới trở nên thực tế hơn, CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Về phần mình, trả lời phỏng vấn báo chí hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, cho đến nay Mỹ vẫn chưa cần thiết bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh, Mỹ đã có sẵn phương án quân sự đối phó với Triều Tiên và đảm bảo không khiến Hàn Quốc bị tấn công đáp trả từ Bình Nhưỡng.
Minh Phương
Theo NYPost
Không cần xung đột quân sự, Mỹ vẫn có thể kiềm tỏa Triều Tiên Khi một loạt các biện pháp truyền thống như kêu gọi ngoại giao, trừng phạt kinh tế và đe dọa quân sự đều tỏ ra không hiệu quả với Triều Tiên, Mỹ có thể sử dụng chiến lược "kiềm tỏa tích cực" dựa trên năng lực hải quân của nước này cùng với sự phối hợp đồng bộ của các đồng minh như...