Chuyên gia Mỹ cảnh báo Omicron sẽ không phải biến thể đáng lo ngại cuối cùng
Hôm 5/12, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cảnh báo Omicron có thể không phải là biến thể virus SARS-CoV-2 “đáng lo ngại” cuối cùng.
Giám đốc NIH, Tiến sĩ Francis Collins, nói rằng virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục đột biến. Ảnh: AP
Theo tờ Bưu điện New York, Tiến sĩ Francis Collins nhận định rằng virus SARS-CoV-2 dường như sẽ tiếp tục đột biến từ chủng gốc được phát hiện lần đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.
“Rất có khả năng đây không phải biến thể cuối cùng thu hút sự chú ý và gây lo ngại”, ông Colline khẳng định và suy đoán rằng Omicron đã phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch khi người này bị nhiễm biến thể virus khác.
Video đang HOT
“Đây là biến thể có số lượng đột biến nhiều nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay. Nó có khoảng 50 đột biến so với chủng ban đầu ở Vũ Hán. Omicron dường như đã phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch không có khả năng chống lại virus. Đây là một giả thuyết nhưng có vẻ rất hợp lý. Như vậy, virus có thể đã tồn tại trong cơ thể người bị suy giảm miễn dịch trong vài tháng. Trong thời gian đó, virus sẽ có cơ hội tích tụ thêm các đột biến”, ông nói.
Chuyên gia Mỹ cũng cảnh báo “kịch bản tương tự có thể xảy ra trong tương lai và dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể khác. Kịch bản này sẽ tiếp tục xảy ra nếu dân số toàn cầu không có miễn dịch đầy đủ. Chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến các biến thể mới xuất hiện và sẽ phải tiếp tục sử dụng một chữ cái khác trong bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho biến thể đó”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Omicron là một biến thể “đáng lo ngại”, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng chứng minh nó gây bệnh nặng hơn, hay có khả năng kháng các loại vaccine hiện có hay không. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh nhân được các nhà nghiên cứu ở Tshwane của Nam Phi, “tâm chấn” của đợt bùng phát biến thể Omicron, cho biết biến thể mới này có thể gây bệnh COVID-19 ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy Omicron làm tăng tỷ lệ tái nhiễm virus SARS-CoV-2.
Kể từ khi được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, biến thể này đã lây lan sang hơn 40 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng vẫn cần thêm thời gian để tìm hiểu và xác định mức độ nghiêm trọng mà biến thể này gây ra đối với con người.
Sự khác biệt giữa vaccine cho trẻ em và vaccine cho người lớn
Trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron và sự gia tăng các trường hợp trẻ em mắc COVID-19, Chính phủ Bỉ đang tập trung thúc đẩy việc tiêm cho trẻ em lứa tuổi từ 5-11.
Vaccine phòng COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, phát biểu với báo giới hôm 3/12, Bộ trưởng Y tế liên bang Frank Vandebroucke cho biết hiện chính phủ đang tiến hành đặt hàng vaccine dành cho trẻ em. Hội đồng y tế cấp cao và Ủy ban đạo đức sinh học của Bỉ sẽ nhóm họp ngày 16/12 tới để đưa ra quyết định.
Theo nhà miễn dịch học Sophie Lucas, Chủ tịch Viện Duve tại Đại học công giáo Louvain, vaccine dành cho trẻ em là Pfizer đã được bào chế để chứa một lượng tương đương với 1/3 liều lượng dành cho người lớn. Vì vậy, liều lượng vaccine dành cho trẻ em chứa 1/3 lượng RNA thông tin có trong vaccine dành cho người lớn.
Nếu liều lượng thấp hơn ở trẻ 5-11 tuổi, thì trên hết là mối quan tâm về chỉ số giữa trọng lượng và chiều cao của cơ thể. Bà Sophie Lucas dẫn các chứng minh cho biết, trẻ trên 12 tuổi có thể nhận được liều lượng chính xác như người lớn từ 18 tuổi trở lên, bởi vì đã đạt được chiều cao và cân nặng tương đương. Ngược lại, trẻ dưới 12 tuổi thì nhỏ hơn nên liều lượng vaccine thấp hơn để đạt hiệu quả tương tự. Mặc dù có sự thay đổi về liều lượng, song trẻ em sẽ có lịch tiêm chủng giống như người lớn. Nói cách khác: hai mũi tiêm cách nhau ba tuần.
Liên quan đến liều 3, bà Sophie Lucas cho rằng có thể sẽ có lần tiêm nhắc lại thứ ba sau đó vài tháng, nhưng tùy thuộc vào tình hình. Giới chức khoa học sẽ đưa ra quyết định.
Ngoài ra, cần phải xem xét vaccine sẽ có hiệu lực trong bao lâu đối với trẻ em. Nhà miễn dịch học Sophie Lucas giải thích: "Hiện tại, rất khó để dự đoán thời gian bảo vệ theo nhóm tuổi". Theo bà, người ta cho rằng những gì xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có thể sẽ giống như ở trẻ em trên 12 tuổi và người lớn trên 18 tuổi. Về cơ bản, không có lý thuyết nào giải thích tại sao khả năng miễn dịch có thể ngắn hơn.
Còn về tác dụng phụ, theo bà Sophie Lucas, trẻ em có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều hơn những người trên 12 tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện cụ thể ở nhóm tuổi này và các tác dụng phụ của vaccine 1/3 liều đã được xem xét thì chúng có bản chất tương tự như những gì được thấy ở người lớn.
Do đó, trong phần lớn các trường hợp, đây là những tác dụng phụ nhỏ và nhẹ như đau tại chỗ tiêm, hơi sốt, hoặc nhức đầu, v.v. Bà Sophie Lucas khẳng định: "Phản ứng phụ ở trẻ không mạnh hơn ở người lớn. Chúng thậm chí có xu hướng nhẹ hơn một chút vì liều lượng thấp hơn".
Trong trường hợp COVID-19, chính bản chất của virus đã đẩy nhanh quá trình tiêm chủng ở người lớn. Nhà miễn dịch học Sophie Lucas nhấn mạnh: "Chúng ta đang ở trong tình huống đại dịch với một bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm cho người già hoặc những người mắc các bệnh nền. Do đó, khi vaccine đã có sẵn, cần phải triển khai tiêm chủng như một ưu tiên cho những nhóm có nguy cơ này".
Cuba bắt đầu tiêm chủng rộng rãi mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 5/12 Bộ Y tế Cuba thông báo đã hoàn thành tiêm ngừa COVID-19 cho 83% dân số và sẽ bắt đầu tiêm liều tăng cường cho người dân tại 4 quận của thủ đô La Habana. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại La Habana, Cuba, ngày 2/8/2021. Ảnh: AFP/...