Chuyên gia mách mẹ chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm đúng cách
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm là một trong những biện pháp đơn giản nhất, giúp làm giảm chứng ngạt mũi ở trẻ nhỏ.
Dầu tràm được chiết xuất chủ yếu từ lá, thân và cành của cây tràm (lá dài), ngoài ra nó cũng có thể được chiết xuất từ một số loại cây khác thuộc chi tràm như cây tràm trà.
Dùng dầu tràm trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh là một trong những biện pháp đơn giản nhất giúp làm giảm chứng ngạt mũi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi dùng dầu tràm trị ngạt mũi cho trẻ, mẹ cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con?
Nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ
Ngạt mũi là một trong những tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ, một hoặc cả hai lỗ mũi bị bít tắc do dịch nhầy hoặc có hiện tượng viêm nhiễm khiến trẻ bị khó thở, nhiều lúc phải thở bằng miệng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi, có thể do tình trạng trẻ nhiễm vi rút gây bệnh cúm. Trong trường hợp này, ngoài ngạt mũi, trẻ còn có biểu hiện hắt hơi, đau họng và ho.
Nguyên nhân thường gặp thứ hai là do trẻ bị viêm mũi dị ứng, trẻ có các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt. Đặc điểm đặc trưng để nhận dạng viêm mũi dị ứng là trẻ có hắt hơi liên tục và thường là ngạt cả hai bên mũi. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất trong mùa hoa nở hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm do ảnh hưởng từ môi trường sống, nấm mốc, bọ nhà, dán, lông thú cưng, bụi, v.v.
Ngoài ra, trẻ có thể gặp tình trạng viêm khác như viêm mũi vận mạch, viêm mũi vị giác, viêm mũi nhiễm khuẩn.
Ngạt mũi là một trong những tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ.
Có nên dùng dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh?
Theo nhiều nghiên cứu, dầu tràm có tính kháng khuẩn, kháng nấm cao nên thường được dùng để làm sạch không khí trong nhà, xông hơi, trị ho, trị cảm lạnh, làm ấm cơ thể, làm sạch mũi, phế quản, loại bỏ các tác nhân gây hại và giúp cho đường thở thông thoáng hơn.
Kháng khuẩn, kháng nấm: Dầu tràm chứa hoạt chất quan trọng là -Terpineol và Cineol, hai hoạt chất này có tính kháng khuẩn, kháng nấm cao, giúp đẩy nhanh tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trên da nên thường được dùng điều trị các bệnh về da, loại bỏ vi nấm. Trường hợp vùng da bị bệnh lớn hoặc bị toàn thân thì tắm với nước chứa tinh dầu tràm cũng là giải pháp hiệu quả để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Video đang HOT
Chống viêm: Dầu cây trà có thể giúp làm dịu chứng viêm, vì chứa nồng độ cao terpinen-4-ol, một hợp chất có đặc tính chống viêm. Có thể dùng dầu cây tràm bôi lên chỗ sưng tấy để làm giảm chứng viêm do histamine gây ra.
Điều trị ngạt mũi, viêm xoang: Dầu trầm có tính kháng khuẩn mạnh nên dễ làm mềm các dịch nhầy ở khoang mũi, giúp chúng dễ dàng đào thải ra ngoài, làm cho khoang mũi sạch sẽ hơn, cải thiện rõ rệt tình trạng ngạt mũi hoặc viêm xoang. Vậy nên, nếu trẻ gặp tình trạng ngạt mũi, mẹ có thể dùng dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh.
Có nhiều phương pháp để chữa ngạt mũi, trong đó có cả dùng dầu tràm trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh.
Trị ho: Dầu tràm chứa chất Terpinen-4-ol, loại chất này có tính kháng khuẩn mạnh nên giúp chế sự phát triển của vi virus, làm ấm cơ thể, giúp phòng và hỗ trợ điều trị các chứng ho do thay đổi thời tiết.
Chống cảm lạnh: Dùng dầu tràm xông hơi, hòa với nước tắm, hay thoa một ít lên rái tai, bàn tay, bàn chân… giúp cơ thể âm lên, tăng khả năng chống cảm lạnh và tránh gió rất hiệu quả.
Những cách dùng dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh
Dầu tràm có tác dụng ngăn ngừa, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ngạt mũi ở trẻ, mẹ có thể tham khảo một số cách dùng dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây:
Xông tinh dầu tràm
Mẹ có thể dùng dầu tràm trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách cho 1- 2 giọt tinh dầu tràm vào mấy xông tinh dầu, để hương thơm tự nhiên lan tỏa trong không khí. Khi trẻ ngửi được mùi hương này sẽ cảm thấy dễ chịu, làm giảm tình trạng ngạt mũi.
Cho trẻ ngửi tinh dầu tràm
Cho trẻ sơ sinh ngửi tinh dầu tràm cũng là cách hiệu quả giúp điều trị tình trạng ngạt mũi.
Mẹ có thể lấy một cái khăn mềm nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào đó rồi quấn quanh cổ bé, hoặc có thể nhỏ tinh dầu tràm vào gối ngủ của bé. Điều này sẽ giúp cho mùi hương của tinh dầu tràm nhẹ nhàng bay vào mũi của bé để tiêu diệt các loại vi khuẩn, giảm được ngạt mũi một cách hiệu quả.
Dầu trầm có tính kháng khuẩn mạnh, làm mềm các dịch nhầy ở khoang mũi, có thể dùng dầu tràm trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh.
Hòa với nước tắm
Mẹ có thể hòa một vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của trẻ, để trẻ ngâm mình và ngửi hương thơm tinh dầu tự nhiên.
Tuy nhiên, khi chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm mẹ không nên để tinh dầu tràm dính vào mắt trẻ, bởi nước tinh dầu có thể làm trẻ bị cay mắt, đỏ mắt khó chịu. Mẹ chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.
Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội
Dầu tràm là gì?
Trẻ bị ngạt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến khiến trẻ mệt mỏi. Chứng kiến con khó chịu do chứng ngạt mũi đem lại, nhiều bố mẹ lo lắng và tìm mọi cách để chữa cho bé. Có bố mẹ phụ huynh tìm đến các biện pháp Tây y như mua thuốc rửa, thuốc trị ngạt mũi ở hiệu thuốc, có người lại áp dụng biện pháp dân gian, trong đó có cả sử dụng dầu tràm.
Cây tràm là một cây nhỡ có thể cao tới 10m, vỏ cây mềm dễ bóc. Lá mọc so le phiến hình mũi mác nhọn, lá non màu hơi hồng, có nhiều lông tơ, lá già cứng dễ gãy, màu xanh lục nhạt, dài 5 – 10cm, rộng 1 – 1,5cm, gần chạy song song.
Hoa tự mọc thành bông ở đầu cành, dài 1 – 1,5cm, hoa nhỏ, màu trắng vàng nhạt, nở vào mùa xuân. Quả nang hình nửa cầu tròn, đường kinh độ 3mm. Cây tràm mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng trên cả nước. Theo Đông y, lá tràm vị cay tính ấm vào 2 kinh Tỳ, Phế. Có tác dụng khu phong, giảm thống, tiêu đờm.
Vì sao dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh?
Lá và tinh dầu tràm có tác dụng như kháng sinh, dùng làm thuốc giảm đau, chữa ho và các bệnh đường hô hấp, cảm mạo, nhức đầu, đau nhức, tê thấp.
Liều dùng:
- Lá tươi 10
- 15g.
- Lá khô 5 – 10g.
- Tinh dầu 4 – 5 giọt nhỏ vào ít đường có thể xoa bóp (tinh dầu nguyên chất hoặc pha với cồn).Với những trẻ ngạt mũi, cha mẹ có thể sử dụng 1-2 giọt dầu tràm pha cùng nước sôi để nguội để nhỏ mũi cho trẻ.
Lưu ý, với trẻ sơ sinh, dùng liều thấp hơn, mẹ chỉ cần 1 giọt pha cùng nước sôi để nguội để nhỏ cho bé.
Mùa hanh khô, vệ sinh tai mũi họng sao cho đúng?
Với trẻ nhỏ, tai, mũi, họng là những cơ quan rất dễ tổn thương, do đó việc vệ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao.
Vệ sinh tai cho trẻ
Hỏi:
Dù mới chớm lạnh hanh khô nhưng bé nhà em 1 tuổi đã thấy dấu hiệu ngạt mũi và húng hắng ho. Mong bác sĩ tư vấn cách vệ sinh tai, mũi, họng chuẩn để phòng phòng bệnh cho con trẻ. Cảm ơn bác sĩ.
Trần Hương Lan (Hà Nội)
Trả lời:
Với trẻ nhỏ, tai, mũi, họng là những cơ quan rất dễ tổn thương, do đó việc vệ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao. Để vệ sinh tai, mũi, họng đúng cách, cha mẹ hãy thực hiện ngay bước dưới đây.
Vệ sinh tai: Lỗ tai ở trẻ sơ sinh còn khá nhỏ nên không cần ngoáy sâu vào bên trong khi làm vệ sinh. Cha mẹ chỉ cần lấy khăn bông mỏng, mềm xoắn nhẹ một góc của khăn sau đó từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn. Khi lau mặt, có thể dùng khăn mềm lau phía ngoài của tai (vành tai) cho trẻ.
Đối với trẻ trên 3 tuổi, có thể sử dụng tăm bông để làm sạch. Lưu ý, tăm bông phải đảm bảo vệ sinh, bao gói rõ ràng, kích thước phù hợp (dành cho trẻ), sợi bông mịn, mềm tránh tổn thương vùng tai.
Vệ sinh mũi, họng: Để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Nhiều mẹ sử dụng thêm máy hút mũi, tuy nhiên không nên lạm dụng vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
Ngoài ra, khi vệ sinh họng, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng hoặc 1 chiếc khăn mềm sạch. Sau đó, giặt khăn với nước sạch rồi quấn 1 ngón tay vào khăn mềm và đưa vào miệng trẻ để làm sạch khoang miệng cũng như vòm họng.
Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển 3 - 4 lần/ngày.
Để giúp trẻ tránh xa bệnh tai mũi họng mùa đông, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống đủ nước và tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm, khói thuốc. Đồng thời, đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách rửa chân tay trước khi ăn, vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đánh răng, rửa mặt, súc miệng thường xuyên sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.
Bên cạnh đó, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín khi có triệu chứng để có thể phát hiện các bệnh về tai, mũi, họng và chữa trị kịp thời.
Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách an toàn cho bé Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không thể tự xì mũi, khạc đờm ra ngoài nên cần được hút mũi. Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà bằng các dụng cụ và máy hỗ trợ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên xảy ra các vấn đề về đường hô hấp như ngạt...