Chuyên gia lượng hoá chi phí các gói hỗ trợ nền kinh tế của ngành ngân hàng

Theo dõi VGT trên

TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng thu nhập hoạt động của các TCTD năm 2020 sẽ giảm ít nhất là khoảng 30-34 ngàn tỷ đồng, tương đương giảm 20-25% kế hoạch lợi nhuận ban đầu.

Chuyên gia lượng hoá chi phí các gói hỗ trợ nền kinh tế của ngành ngân hàng - Hình 1

TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến thu nhập của ngành ngân hàng.

Mở đầu báo cáo, Nhóm tác giả nhận định, thời gian qua, trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vào cuộc quyết liệt, kiểm soát cơ bản được dịch bệnh, từng bước tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Theo đó, các chính sách và công cụ hỗ trợ của hệ thống ngân hàng chủ yếu gồm: (i) giảm các lãi suất điều hành (từ ngày 16/3/2020), qua đó giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế; (ii) thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn lãi phạt, giảm lãi vay đối với dư nợ hiện hữu, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất ưu đãi hơn; và (iii) giảm các phí dịch vụ như thanh toán, chuyển tiền…v.v. Các chính sách, công cụ này là rất cần thiết cùng với gói hỗ trợ tài khóa, an sinh xã hội và giảm chi phí khác cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, bản thân các TCTD lại phải đối mặt với nguy cơ giảm thu nhập hoạt động.

Tính toán sơ bộ của Nhóm tác giả cho thấy thu nhập hoạt động của các TCTD năm 2020 dự báo sẽ giảm ít nhất là khoảng 30-34 ngàn tỷ đồng, tương đương giảm 20-25% kế hoạch lợi nhuận ban đầu. Đây cũng chính là những chi phí cần lượng hóa để thấy được mức độ tác động của đại dịch Covid-19 đối với hệ thống ngân hàng trong quá trình thực hiện các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, để thiết kế chính sách giảm thiểu rủi ro phù hợp cũng như làm cơ sở tham khảo cho đánh giá tác động của các dịch bệnh sau này.

Phương pháp luận:

Để đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến thu nhập ngành ngân hàng Việt Nam; nhóm nghiên cứu rà soát, tổng hợp các yếu tố dự kiến có tác động trọng yếu gồm 2 nhóm chính:

- Nhóm 1 gồm các yếu tố tác động trực tiếp (do thực hiện các chính sách hỗ trợ nền kinh tế), gồm:(i) giảm lãi suất 0,5-1,5% đối với dư nợ hiện hữu bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cần cơ cấu lại (theo NHNN, khoảng 2 triệu tỷ đồng); (ii) giảm lãi suất từ 1-2,5%/năm đối với cho vay mới (tổng quy mô các gói tín dụng mà các TCTD cam kết cho vay mới lên đến 600 nghìn tỷ đồng); (iii) cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và không tính lãi phạt; và (iv) miễn hoặc giảm phí chuyển tiền, thanh toán…v.v.

- Nhóm 2 gồm các yếu tố tác động gián tiếp (do hoạt động kinh doanh khó khăn): (i) giảm thu lãi do tăng trưởng tín dụng thấp và (ii) tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do nợ xấu tăng.

Dự báo được thực hiện trên cơ sở sử dụng số liệu được công bố đến ngày 17/4/2020; và sử dụng thêm các tham số được ước tính bằng phương pháp ngoại suy trên cơ sở thực tế hoạt động của một số TCTD chiếm thị phần lớn hiện nay.

Nhóm nghiên cứu lượng hóa trên cơ sở 3 giả định chính: (i) Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt trong quý 2 (kịch bản cơ sở của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV), dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 có thể đạt 4,8-5%, tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 11%; (ii) Các gói tín dụng lãi suất ưu đãi hơn lên đến 600.000 tỷ đồng sẽ được giải ngân hết; và (iii) Chi phí quản lý không đổi so với kế hoạch (có thể tăng chi phí phòng chống dịch, nhưng lại giảm chi phí lễ tân, khánh tiết, xăng dầu, 1 số TCTD giảm lương,…v.v.).

Lượng hóa chi phí các gói hỗ trợ và tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành ngân hàng

Có thể chia chi phí mà hệ thống TCTD đảm nhận thành 2 nhóm: (i) chi phí trực tiếp khi các TCTD triển khai các chính sách, gói hỗ trợ (giãn-hoãn nợ, giảm lãi, miễn phí cho người dân, doanh nghiệp); và (ii) chi phí gián tiếp khi thu nhập của các TCTD bị giảm do tác động tiêu cực từ dịch bệnh (chưa tính đến các khoản ủng hộ an sinh xã hội thông qua Ủy ban Trung ương MTQT hoặc đầu mối khác). Với phương pháp luận và các giả định nêu trên, tổng hợp thu nhập hoạt động của các TCTD ước tính bị giảm khoảng 30-34 ngàn tỷ đồng; theo đó, sẽ khiến thu thuế ngân sách ước giảm khoảng 6-6.8 ngàn tỷ đồng.

Video đang HOT

Chuyên gia lượng hoá chi phí các gói hỗ trợ nền kinh tế của ngành ngân hàng - Hình 2

Nguồn: Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV tính toán.

Ghi chú: Phương án 1: các TCTD được NHNN hỗ trợ cho vay tái cấp vốn 60% dư nợ cho vay mới như qui định hiện tại; và số tiền hỗ trợ do giảm phí chuyển tiền/thanh toán của các TCTD đã trừ đi phần hỗ trợ từ NAPAS. Phương án 2: các TCTD không được NHNN hỗ trợ cho vay tái cấp vốn cho các khoản vay mới; và số tiền hỗ trợ do giảm phí chuyển tiền/thanh toán của các TCTD chưa trừ đi phần hỗ trợ từ NAPAS; các tiêu chí khác như phương án 1.

Đối với phần hỗ trợ trực tiếp, ước tính tổng thu nhập của các TCTD năm 2020 sẽ giảm từ 17.722 đến 21.828 tỷ đồng với 4 cấu phần chính:

Cấu phần thứ nhất đến từ việc giảm lãi suất 0,5-1,5% đối với dư nợ hiện hữu:theo số liệu công bố của NHNN, ước tính có khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, nếu ước tính thận trọng, trong 2 triệu tỷ đồng này sẽ có tỷ lệ (khoảng 10%) dư nợ không được giảm lãi suất do đã được hưởng ưu đãi trước đây (đối tượng ưu tiên, các gói tín dụng ưu đãi,…v.v.). Khi đó, ước tính mức thu nhập giảm khoảng 11.475 tỷ đồng.

Cấu phần thứ 2 là giảm lãi suất với các khoản vay mới: theo số liệu được công bố, đến ngày 17/4/2020, tổng quy mô các gói tín dụng mà các TCTD cam kết cho vay mới lên đến khoảng 600 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hơn từ 1-2,5%/năm so với lãi suất tín dụng thông thường. Giả định toàn bộ quy mô gói được giải ngân hết trong năm 2020; đồng thời, các TCTD có thể được NHNN hỗ trợ tái cấp vốn ở quy mô vừa phải. Khi đó, ước tính mức thu nhập có thể giảm từ 2.430 tỷ đồng đến 6.075 tỷ đồng.

Cấu phần thứ 3 là cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và không tính lãi phạt:mức lãi phạt sẽ phụ thuộc nhiều vào thời gian quá hạn của từng khoản vay. Tuy nhiên, nếu ước tính sơ bộ, mức giảm thu nhập có thể lên đến 3.500 tỷ đồng.

Cấu phần thứ 4là miễn hoặc giảm phí chuyển tiền, thanh toán: Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã 2 lần giảm phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng cho các TCTD với mức giảm từ 900-1.300 đồng/giao dịch (tùy thuộc giá trị giao dịch). Các TCTD cũng đồng loạt miễn hoặc giảm phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng với các chính sách khác nhau (miễn, giảm phí tương đương mức giảm của NAPAS). Với các động thái này, ước tính số tiền phí các TCTD hỗ trợ khách hàng khoảng 778 tỷ đồng (chưa trừ đi hỗ trợ từ NAPAS) hoặc 317 tỷ đồng (đã trừ đi hỗ trợ từ NAPAS).

Đối với các yếu tố tác động gián tiếp, ước tính tổng thu nhập năm 2020 của các TCTD sẽ bị giảm khoảng 12.268 tỷ đồng với 2 cấu phần chính:

Một làgiảm thu nhập từ lãi do tín dụng tăng trưởng thấp: nếutăng trưởng tín dụng năm 2020 khoảng 11%, thấp hơn so mục tiêu từ đầu năm (14%), ước tính mức giảm thu nhập từ lãi sẽ vào khoảng 5.532 tỷ đồng.

Hai là tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do nợ xấu tăng: theo NHNN, với kịch bản dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát trong quý 2, tỷ lệ nợ xấu gộp (nội bảng, đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ)cuối năm 2020 là 3,7%, cao hơn 0,7 điểm % so với mục tiêu trước đây (khoảng 3% đến cuối năm 2020). Nợ xấu tăng đồng nghĩa phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý và giảm thiểu rủi ro. Với giả định các TCTD sẽ trích lập dự phòng trong 4 năm tiếp theo để tránh tác động đột ngột đối với hoạt động kinh doanh, ước tính thu nhập của các TCTD do yếu tố này sẽ giảm khoảng 6.736 tỷ đồng trong năm 2020. Ngoài ra, thu nhập của các TCTD còn có thể giảm hơn so với kỳ vọng do khó khăn trong xử lý nợ xấu, hạn chế từ nguồn thu nợ ngoại bảng và các khoản thu nhập bất thường do tình hình kinh tế khó khăn.

Tính tổng thể, thu nhập hoạt động của các TCTD năm 2020 có thể bị giảm khoảng 30-34 nghìn tỷ đồng, tương đương giảm 20-25% thu nhập so với kế hoạch kinh doanh ban đầu. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với 15 ngành kinh tế Việt Nam của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV công bố ngày 13/4/2020, trong đó lĩnh vực tài chính – ngân hàng bị đánh giá ở mức độ “tác động lớn”.

Tuy nhiên, mức giảm thu nhập có thể ít hơn nhờ vào 3 yếu tố chính: (i) nếu các TCTD phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng số và khách hàng hưởng ứng, thì phần thu nhập gia tăng từ mảng kinh doanh ngân hàng số sẽ bù đắp được phần nào mức giảm thu nhập nêu trên; (ii) nếu các TCTD triển khai hiệu quả các gói tín dụng, tăng trưởng tín dụng có thể ở mức cao hơn và mức tăng nợ xấu ít hơn; và (iii) mức trích dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm trong năm có thể sẽ ít đi nếu quá trình phục hồi nền kinh tế diễn ra nhanh hơn. Hiện nay, NHNN đã cho phép không chuyển nhóm nợ, nên áp lực trích dự phòng rủi ro tín dụng sẽ không chỉ tập trung trong năm 2020. Sang đến các năm sau, khi nền kinh tế từng bước phục hồi, khách hàng kinh doanh thuận lợi hơn; nhờ đó tỷ lệ nợ xấu của các TCTD có thể giảm. Điều này là khả thi vì về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn có nền tảng khá tốt (dự báo tăng trưởng khoảng 4,8-5% năm 2020, theo kịch bản cơ sở của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV) và có thể tăng trưởng mạnh khoảng 7% năm 2021 (theo IMF).

Bảy kiến nghị từ kết quả đánh giá

Từ kết quả đánh giá, có thể thấy đại dịch Covid-19 tác động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống TCTD. Theo đó, nhóm tác giả có 7 kiến nghị như sau.

Đối với Chính phủ, cơ quan quản lý:

Có kế hoạch, kịch bản khởi động lại các hoạt động kinh tế – xã hội có lộ trình, cùng với ưu tiên phòng chống dịch bệnh;

Triển khai nhanh, đồng bộ và hiệu quả các gói hỗ trợ (tài khóa, tiền tệ – tín dụng và an sinh xã hội) nhằm mang lại hiệu quả cao nhất; theo đó, do đây là vấn đề mới nên các hướng dẫn thực hiện cần được cụ thể, rõ ràng, đảm bảo nhất quán thực hiện, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, hạn chế tối đa hiện tượng trục lợi chính sách, tăng cường ứng dụng CNTT nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tốc độ xử lý.

NHNN xem xét tăng cường cho vay tái cấp vốn đối với các TCTD, dù không được nhiều, nhưng cũng góp phần giảm chi phí đầu vào cho các TCTD.

Thúc đẩy hoàn thiện hành lang pháp lý trong quá trình xây dựng và thực hiện các gói hỗ trợ cũng như phát triển kinh tế số, dịch vụ tài chính số, ngân hàng số, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tiền di động (Mobile money) và mô hình kinh doanh mới khác.

Đối với các TCTD:

Đa dạng hóa nguồn thu để giảm sự phụ thuộc vào tín dụng, bù đắp phần giảm thu nhập; trong đó, tập trung phát triển các mảng dịch vụ ngân hàng số và phát triển các sản phẩm – dịch vụ mới sau đại dịch Covid-19.

Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, nợ xấu thông qua việc đánh giá, phân tích các ngành nghề, lĩnh vực, khách hàng chịu tác động mạnh; liên hệ chặt chẽ và bám sát khách hàng để nắm rõ mức độ thiệt hại để có phương án hỗ trợ phù hợp; tích cực truyền thông, trao đổi để khách hàng hiểu, thiện chí hợp tác và cùng đồng hành vượt qua khó khăn.

Tăng cường ứng dụng CNTT, phát triển các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ và thị hiếu mới của khách hàng; vừa tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

(TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV)

H. Kim

Shark Đặng Hồng Anh: Doanh nghiệp đã "thấm" rồi, và 2 tháng nữa sẽ đến lượt ngân hàng

Ông Đặng Hồng Anh cho biết, các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang sụt giảm doanh thu, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. Trong đó, 2 tháng tới sẽ đến lượt ngành ngân hàng, cũng sẽ rất "thấm" tác động của Covid-19.

Shark Đặng Hồng Anh: Doanh nghiệp đã thấm rồi, và 2 tháng nữa sẽ đến lượt ngân hàng - Hình 1

Cuối tháng 3, Tổng cục Thống kê đã ghi nhận con số gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, là con số kỷ lục từ trước đến nay. Bên cạnh đó, lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng lớn hơn số lượng thành lập mới.

Cũng theo khảo sát mới đây của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, có đến 82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu năm 2020 sẽ bị sụt giảm so với năm 2019 và nếu dịch bệnh căng thẳng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm.

Ông Đặng Hồng Anh Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công nhận định, doanh nghiệp đã bắt đầu "thấm" và 2 tháng nữa sẽ tới ngành ngân hàng.

Theo ông Hồng Anh, các con số thống kê của VCCI rất gần với thực tế vì Hiệp hội Doanh nhân trẻ cũng đã có một số thống kê tương tự. "Tôi nghĩ tất cả doanh nghiệp trên thế giới đàn lần đầu tiên gặp phải cảnh này và chúng ta không có kinh nghiệm đối phó. Thực sự là dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp đã bắt đầu "thấm" rồi", ông chia sẻ.

Các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang sụt giảm doanh thu, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. Ông Hồng Anh dự báo, 2 tháng tới sẽ là đến lượt ngành ngân hàng, cũng sẽ rất "thấm" tác động của Covid-19.

Các ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ khách hàng, nhưng về thực tế, ngân hàng cũng là những doanh nghiệp, phải cân nhắc các rủi ro khi giãn nợ hay giảm lãi suất đều tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do đó, bộ phận lớn doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng.

Shark Đặng Hồng Anh chia sẻ thực tế: "Doanh nghiệp muốn giảm lãi, có gửi văn bản yêu cầu hỗ trợ, nhưng cũng kéo dài khoảng hơn 1 tháng, nếu không tác động thì ít khi được trả lời. Hầu như phía ngân hàng sẽ nói là cũng có nhiều doanh nghiệp đăng ký và đang xem xét tiêu chí". Với giãn nợ cũng vậy, ngân hàng đồng ý giãn nợ cho doanh nghiệp, nhưng nếu giãn nợ thì rất dễ có khả năng bị chuyển nhóm nợ và khó vay mới. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp cũng tự nhủ "thôi để đó, cố gắng trả để còn được vay mới".

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền tảng, điều kiện, tích lũy tư bản chưa có nhiều. Trong mùa dịch mà không có kế hoạch hậu dịch phát triển công ty thì đi vay ngân hàng sẽ trở thành gánh nặng cho chính họ, và lại ảnh hưởng đến ngân hàng.

"Tôi khuyên doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kế hoạch tốt hậu dịch thì không nên vay. Doanh nghiệp có nền tảng, điều kiện ổn định hơn, tốt hơn, thanh khoản hơn thì kiếm dự trữ mới thật tốt, trong nguy có cơ, sau dịch thị trường ổn định rồi thì hồi phục lại. Giải pháp tài chính tốt sẽ như lò xo bật lại, phát triển tốt hơn, cân bằng lại giai đoạn khó khăn", ông Hồng Anh nêu kiến nghị.

Chính sách cho vay của các ngân hàng, theo ông Hồng Anh là khá tốt, nhưng các doanh nghiệp phải có tiếp cận từ 2 phía. Bản thân doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuẩn bị mọi điều kiện để khi dịch đi qua có thể bắt tay vào kinh doanh và phục hồi trở lại.

Ông cũng kỳ vọng các ngân hàng sẽ có chỉ thị quyết liệt hơn để quá trình hỗ trợ diễn ra nhanh hơn. Trong đó, ông đề xuất NHNN có tổng đài SOS cho doanh nghiệp. Nếu các điều kiện chính đáng của họ mà NHTM không giải quyết thì xử lý như thế nào.

PV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Top 3 Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2024 hội ngộ, Đỗ Hà Trang được săn đón

Sao việt

11:39:02 19/11/2024
Tối 18/11, nhiều người đẹp như Hoa hậu Lý Kim Thảo, hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên, á hậu Đỗ Hà Trang, á hậu Thu Uyên... và dàn sao Việt đình đám tham dự tại bữa tiệc diễn ra tại Paris Garden Restaurant (2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.H...

EU ban hành 4 luật thúc đẩy vận tải biển an toàn và bền vững

Thế giới

11:25:04 19/11/2024
Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

Lạ vui

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

Netizen

10:22:18 19/11/2024
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz

Sao châu á

09:56:35 19/11/2024
Năm 2020, nữ diễn viên Chu Trí Hiền và nam vương Hong Kong (Trung Quốc) Lê Chấn Diệp khiến đài TVB điêu đứng khi bị cánh truyền thông bắt quả tang tại trận hành vi ngoại tình.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.