Chuyên gia lo ngại viễn cảnh oanh tạc cơ hạng nặng TQ dội 45 tấn bom xuống lãnh thổ Mỹ
Oanh tạc cơ chiến lược tàng hình Xian H-20 do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất, có năng lực tấn công tầm xa đáng kể, vươn đến lãnh thổ Mỹ với khả năng mang theo tối đa 45 tấn bom đạn.
Oanh tạc cơ tàng hình Xian H-20.
Xian H-20 dự kiến sẽ sớm được Trung Quốc giới thiệu trong thời gian tới. Mẫu máy bay này có thể được biên chế trong quân đội Trung Quốc vào năm 2025.
Các hình ảnh rò rỉ cho thấy mẫu máy bay ném bom chiến lược mới của Trung Quốc khá giống với phiên bản oanh tạc cơ tàng hình B-2 của Mỹ.
Giới chức Lầu Năm Góc bày tỏ lo ngại Xian H-20 giúp Trung Quốc sở hữu năng lực tấn công lãnh thổ Mỹ như đảo Guam và Hawaii, theo SCMP.
“Trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa, oanh tạc cơ H-20 là bước đột phá của không quân Trung Quốc”, báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) có trụ sở tại London, nhận định.
Theo nội dung trong báo cáo, không quân Trung Quốc hiện là lực lượng có ảnh hưởng trong khu vực, có khả năng vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, là chuỗi đảo nằm trong chiến lược đối phó Trung Quốc của Mỹ, trải dài từ đảo Kuril của Nhật Bản tới Philippines.
Video đang HOT
“Trong khi đó, oanh tạc cơ H-20 giúp Trung Quốc sỡ hữu năng lực tấn công tầm cỡ châu lục”, báo cáo viết.
Theo truyền thông Trung Quốc, mỗi chiếc H-20 có khả năng mang theo tới 45 tấn bom đạn, gấp đôi oanh tạc cơ tàng hình B-2 của Mỹ và lớn hơn cả oanh tạc cơ chiến lược B-52.
Oanh tạc cơ H-20 của Trung Quốc có hình dạng khá giống với máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.
H-20 cũng được trang bị 4 tên lửa tấn công tầm xa hoặc tên lửa hành trình siêu thanh.
Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc cho biết, H-20 có phạm vi tác chiến hiệu quả lên tới 8.500km, đưa căn cứ Mỹ trên đảo Guam vào tầm dội bom.
Nhưng các chuyên gia ước tính phạm vi tác chiến của oanh tạc H-20 lên tới 12.000km, nghĩa là đưa đảo Hawaii vào tầm ngắm.
Song Zhongping, chuyên gia quân sự Trung Quốc, nói H-20 được thiết kế với khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ, là một trong số bộ ba tấn công hạt nhân của Trung Quốc, bên cạnh các tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền và tàu ngầm hạt nhân.
Ông Song nhắc đến yếu tố bất ngờ vì oanh tạc cơ H-20 có khả năng tàng hình. Zhang Zhaozhong, chuyên gia tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, cũng cho rằng tàng hình là yếu tố cốt lõi của H-20.
“Các oanh tạc cơ hạng nặng thông thường đã được thay thế bằng chiến đấu cơ đa năng. Các oanh tạc cơ siêu thanh không còn bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không tiên tiến”, ông Zhang nói. “Vậy nên tàng hình là tính năng chiến đấu cần thiết của máy bay ném bom, được cả Mỹ và Nga áp dụng trên các oanh tạc cơ mới nhất”.
Ngoài Xian H-20, RUSI cũng nhắc đến việc Trung Quốc phát triển mẫu máy bay ném bom tầm trung mới, đe dọa căn cứ Mỹ ở Okinawa và các vùng lân cận.
Báo Trung Quốc nói máy bay H-6K đủ sức đánh căn cứ Mỹ ở Guam
Global Times khẳng định oanh tạc cơ H-6K đủ sức tung đòn phản công nhắm vào các căn cứ tiền tiêu của Mỹ ở Thái Bình Dương như đảo Guam.
Không quân Trung Quốc ngày 19/9 công bố video trên mạng xã hội cho thấy các oanh tạc cơ H-6K diễn tập mô phỏng không kích một căn cứ hải quân đối phương. Lực lượng này không định danh mục tiêu, nhưng cách bố trí của nó tương đồng với căn cứ Andersen của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Một nguồn tin thân cận với đơn vị truyền thông của quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết video của không quân nước này "mượn" một số cảnh trong hai bộ phim hành động của Hollywood để khiến sản phẩm của họ "thêm phần bắt mắt".
Trong bài xã luận đăng ngày 22/9, Global Times tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng việc truyền thông phương Tây nói video trên thể hiện "đòn tấn công mô phỏng vào căn cứ Mỹ ở Guam" là sự "suy diễn thái quá", nhưng khẳng định nó thể hiện năng lực tung đòn phản công của Trung Quốc.
"Nếu quân đội Mỹ điều oanh tạc cư từ các căn cứ ở Thái Bình Dương tới răn đe Trung Quốc và gây ra những mối đe dọa trực tiếp, máy bay ném bom H-6K của PLA trên thực tế có khả năng tung đòn phản công hiệu quả vào các căn cứ đó, cũng như các lực lượng và căn cứ tiền phương của Mỹ. Đó là những gì mà không quân Trung Quốc muốn truyền tải qua video, theo nhận định của tôi", Wei Dongxu, tác giả bài xã luận, viết.
Tuy nhiên, Wei cho rằng video của không quân Trung Quốc "đơn thuần thể hiện khả năng đáp trả tương xứng", không nhằm vào một lực lượng, vị trí hay quốc gia nhất định. Ông cũng ca ngợi năng lực tác chiến của H-6K, mẫu oanh tạc cơ hiện đại nhất trong biên chế không quân Trung Quốc.
"Oanh tạc cơ H-6K có thể tăng phạm vi tác chiến và mang theo tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 1.000 km. Điều đó có nghĩa là chúng có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở chuỗi đảo thứ nhất hoặc thứ hai", bài xã luận viết.
Khái niệm "chuỗi đảo thứ nhất" và "chuỗi đảo thứ hai" do cựu ngoại trưởng Mỹ John Dulles đưa ra năm 1951 nhằm kiềm chế Liên Xô và Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh.
"Chuỗi đảo thứ nhất" gồm các đảo chính của Nhật Bản, đảo Đài Loan, miền bắc Philippines và bán đảo Malay. "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ phía bắc quần đảo Nhật Bản, kéo dài đến đảo Halmahera của Indonesia, trong đó đảo Guam là hạt nhân.
Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc. Ảnh: PLA.
Global Times nhận định Mỹ "chiếm thế thượng phong" về sức mạnh quân sự dọc theo "chuỗi đảo thứ hai" với các nhóm tác chiến tàu sân bay cùng "oanh tạc cơ với số lượng và chất lượng hàng đầu thế giới".
"Dù sức mạnh tổng thể của không quân và hải quân Trung Quốc còn kém xa Mỹ, song nếu Washington đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc phòng và chiến lược của Bắc Kinh từ các căn cứ ở chuỗi đảo thứ hai, PLA hoàn toàn đủ khả năng khiến họ trả giá", Wei viết trong bài xã luận.
Đảo Guam nằm ở giữa Thái Bình Dương, cách Trung Quốc khoảng 2.900 km về phía đông nam. Guam nằm đủ gần lục địa châu Á để không quân Mỹ thiết lập căn cứ dành cho oanh tạc cơ, trinh sát cơ và máy bay tiếp liệu, song hòn đảo đủ xa để gây khó khăn cho đối phương, trừ những lực lượng sở hữu vũ khí tinh vi nhất.
Giới chuyên gia nhận định tên lửa Trung Quốc khó vượt qua được các hệ thống phòng thủ bảo vệ đảo Guam của Mỹ. Lục quân Mỹ triển khai một Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Guam, đang xem xét triển khai hệ thống Aegis Ashore và có thể điều các tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 tới hòn đảo khi xảy ra khủng hoảng.
Lá chắn có thể bảo vệ đảo Guam trước tên lửa Trung Quốc Không quân Trung Quốc tung video phóng tên lửa vào mục tiêu giống căn cứ Mỹ ở Guam, nhưng trên thực tế, họ khó vượt qua được các hệ thống phòng thủ tại đây. Không quân Trung Quốc ngày 19/9 công bố video trên mạng xã hội cho thấy các oanh tạc cơ H-6K diễn tập mô phỏng không kích một căn cứ...