Chuyên gia lật tẩy tuyệt chiêu của ếch cái, giả chết để qua mặt ‘kẻ si tình’
Các nhà khoa học mới đây phát hiện loài ếch châu Âu có tuyệt chiêu giả chết để qua mặt con đực trong mùa sinh sản.
Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra ếch cái đã phát triển một số cách để né tránh giao phối, bao gồm lăn lộn, kêu lẩm bẩm và thậm chí là giả chết.
Trên thực tế, ếch châu Âu (Rana temporaria) nổi tiếng là loài sinh sản bùng phát. Chúng thường tập trung hàng chục con để giao phối trong ao. Số lượng ếch đực thường đông hơn so với ếch cái. Thậm chí 6 con đực hoặc nhiều hơn có thể cạnh tranh nhau để leo lên lưng ếch cái cùng một lúc.
Ếch cái chịu nhiều áp lực vì số lượng ếch đực quá đông trong mùa giao phối. Ảnh: Shutterstock
Bà Carolin Dittrich, nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại Berlin, cho biết: ” Trong một số trường hợp, ếch cái có thể bị giết ở bên trong những khối cầu giao phối này“. Tuy nhiên, những con ếch cái đã phát triển được một số kỹ thuật để tránh giao phối.
Bà Carolin Dittrich chia sẻ: ” Thay vì bị động và bất lực, chúng tôi nhận thấy rằng ếch cái có thể sử dụng ba chiến lược chính để tránh con đực mà chúng không muốn giao phối hoặc vì chúng chưa sẵn sàng hoặc không muốn ghép đôi“.
Ếch cái có chiến lược đặc biệt
Những con ếch cái đã phát triển một số kỹ thuật để tránh con đực trong mùa sinh sản. Ảnh: Gigazine
Các chuyên gia đã thu thập ếch châu Âu đực và ếch cái từ một ao nước trong mùa giao phối và đặt chúng vào các bể chứa đầy nước. Mỗi bể có hai con cái và một con đực. Sau đó, họ tiến hành quay phim những con ếch này trong một giờ. Kết quả, trong số 54 ếch cái bị ếch đực tiếp cận, có tới 83% phản ứng bằng cách nằm ngửa lưng. Hành vi này khiến ếch đực ở dưới nước và buộc phải thả con ếch cái ra để tránh bị chết đuối.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng có tới 48% ếch cái bị ếch đực leo lên lưng phát ra tiếng gầm gừ và tiếng rít. Tiếng gầm gừ của ếch cái cố tình mô phỏng theo tiếng kêu mà các con ếch đực thường tạo ra nhằm xua đuổi các con đực khác. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa rõ về tiếng rít có tần số cao hơn để báo hiệu điều gì.
Bà Carolin Dittrich và các cộng sự còn phát hiện có 1/3 số ếch cái nằm bất động với tứ chi dang rộng trong vòng khoảng 2 phút sau khi chúng bị ếch đực leo lên lưng. Đây có vẻ là ếch cái đang giả chết dù các chuyên gia chưa thể chứng minh được đó là hành vi có nhận thức. Nhưng đó có thể là một phản ứng tự động trước áp lực.
Sau khi tiến hành các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện các con ếch cái nhỏ và ít tuổi thường sử dụng cả ba chiến lược trên để xua đuổi con đực, trong khi những cá thể lớn mà già thì ít khi giả chết. Do đó, ếch cái nhỏ thường có khả năng trốn thoát khỏi ếch đực tiếp cận tốt hơn. Các chuyên gia nhận định có thể do ếch cái nhỏ tuổi trải qua ít mùa giao phối nên chúng thường bị căng thẳng hơn khi có con đực đến. Điều này khiến chúng phản ứng mạnh hơn.
Rana temporaria là loài ếch phổ biến ở châu Âu. Ảnh: Inaturalist
Mặc dù các thử nghiệm trên có thể khác biệt so với tình huống thực tế, nhưng các chiến lược trên của ếch cái được nhìn thấy nhiều trong môi trường tự nhiên. Trong đó, chiến thuật giả chết để trốn tránh con đực không mong muốn đã được ghi nhận ở một số loài động vật khác trong tự nhiên, chẳng hạn như nhện, chuồn chuồn…
Các nhà khoa học nhận định, việc hiểu được các hành vi trên trong giao phối có thể giúp hỗ trợ nỗ lực bảo tồn trong tương lai, đặc biệt là các loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nghiên cứu này mới được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.
Rana temporaria là một loài ếch được tìm thấy ở nhiều nước châu Âu. Con trưởng thành có thể dài từ 6 – 9 cm. Lưng của chúng và hai bên sườn có sự khác nhau về màu sắc. Nhưng loài ếch này có khả năng có thể làm sáng và tối da của chúng nhằm phù hợp với môi trường xung quanh. Thức ăn yêu thích của chúng chủ yếu là các côn trùng, ốc sên và sâu. Ngoài mùa sinh sản, loài ếch này thường sống ở nơi ẩm ướt, gần ao, đầm lầy. Chúng chỉ có chế độ ngủ đông trong những tháng lạnh nhất.
Ấn tượng các loài động vật có cơ thể trong suốt, lấp lánh như thủy tinh
Những loài động vật có thân hình trong suốt này dường như chứng minh rằng sự sáng tạo của thiên nhiên gần như vô tận.
1. Ếch thủy tinh
Loài ếch thủy tinh mới có tên khoa học là Hyalinobatrachium yaku (H.yaku), được một nhóm các nhà nghiên cứu tìm thấy ở khu vực rừng Amazon vào năm 2017.
Ảnh: Jorge García
Ếch thủy tinh có chiều dài khoảng 21 mm. Loài ếch này có phần da dưới bụng trong suốt, để lộ trái tim nhỏ màu đỏ sẫm dễ nhìn thấy từ bên ngoài. Những con ếch trưởng thành có màu xanh lục hoặc xanh hơi vàng với các đốm màu vàng. Đặc điểm hiếm có của loài ếch này chính là phần lưng hiện rõ vô số chấm nhỏ màu xanh đậm.
Ảnh: Brian Gratwicke
2. Cá thủy tinh
Cá thủy tinh có tên khoa học là Kryptopterus bicirrhis, còn được gọi là cá rồng thủy tinh, cá kính hay cá trê kính... Đặc điểm đặc trưng của loài cá này là thân hình trong suốt, có thể nhìn thấy xương và các nội tạng bên trong, thường sinh sống tại các con sông nước đục, nước lặng, chảy chậm.
Ảnh: Nature
Cá thủy tinh là một loài săn mồi ban ngày, chủ yếu ăn bọ nước và thỉnh thoảng là cá nhỏ hơn. Cá thủy tinh có cách tự vệ bằng cách tập trung thành những đàn nhỏ. Cơ thể trong suốt của chúng hòa lẫn vào nhau khiến kẻ thù bị rối loạn. Cá trưởng thành có chiều dài chỉ khoảng 10cm.
4. Bướm thủy tinh
Loài bướm có đôi cánh trong suốt này có tên là Bướm Thủy tinh (Glasswing Butterfly), tên khoa học là (Greta oto), thường được tìm thấy ở các vùng Trung và Bắc Nam Mỹ. Loài bướm này có cấu trúc bề mặt cánh cấu trúc nano ngẫu nhiên, sắp xếp không theo trật tự nhất định, khi ánh sáng chiếu vào, phần lớn các tia sáng sẽ lọt qua cấu trúc trên tạo ra hiện tượng cánh bướm như tàng hình.
Ảnh: Scottwylie
5. Salp biển
Salp là động vật biển có bao nổi, dài khoảng 10cm, có hình dáng như miếng thạch dài vì cơ thể trong suốt. Salp thường sống ở các vùng biển lạnh, di chuyển bằng cách bơm nước qua cơ thể. Tùy từng chu kỳ mà Salps có thể sống đơn lẻ hoặc tập thể. Khi sống theo một nhóm lớn, salp sẽ liên kết thành một chuỗi lớn để cùng di chuyển, cùng phát triển.
Ảnh: VCG Photo
Ảnh: VCG Photo
Cận cảnh sự tình tứ của cá voi trắng trước khi giao phối Nhiếp ảnh gia David Merron đã ghi lại khoảnh khắc cặp cá voi trắng tình tứ trước khi thực hiện nghi thức giao phối ở ngoài khơi đảo Somerset, Canada. Cá voi trắng có tên khoa học là Delphinapterus Leucas, là một trong hai thành viên của họ Monodontidae. Độ tuổi sinh sản của cá voi trắng ở con đực từ 4-7 tuổi,...