Chuyên gia: ‘Lãi suất năm 2020 được dự báo nhiều khả năng sẽ ổn định’
Ông Nguyễn Đức Độ – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, lãi suất năm 2020 được dự báo nhiều khả năng sẽ ổn định, không tăng thêm so với năm 2019.
Mặt bằng lãi suất của Việt Nam như hiện tại vẫn cao so với lạm phát.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Độ cho rằng nhìn chung, năm 2019, mặt bằng lãi suất biến động theo chiều hướng tăng. Cụ thể, trong 3 quý đầu năm, lãi suất huy động, chủ yếu là lãi suất huy động dài hạn được các ngân hàng điều chỉnh theo chiều hướng tăng, tất nhiên mức tăng không phải là quá lớn, do các ngân hàng đứng trước áp lực cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng các quy định về hệ số an toàn vốn ( CAR) theo chuẩn Basel II và thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) về lộ trình giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn.
Tuy nhiên, trong quý cuối năm 2019, NHNN đã đồng loạt điều chỉnh giảm đồng bộ 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,2 – 0,5%/năm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm 0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.
Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ đó duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn chi phí hợp lý cho doanh nghiệp. Kết quả sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Trong đó, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2 – 0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm.
Năm 2020, mặt bằng lãi suất nhiều khả năng sẽ duy trì được sự ổn định. Bởi trước hết, hiệu ứng của việc NHNN hạn chế tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn, cũng như áp lực nâng cao năng lực tài chính (theo chuẩn Basel II) đã phản ánh trong năm 2019 rồi.
Thứ hai, năm 2020, dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng chậm lại so với năm 2019, nên nhu cầu về vốn cho nền kinh tế có thể không quá lớn. Cùng với đó, một số lĩnh vực như bất động sản có thể vẫn tiếp tục xu hướng chững lại của năm 2019, nên nhu cầu về vốn cho một số lĩnh vực cần nhiều vốn như bất động sản cũng không quá mạnh trong năm 2020.
Thứ ba, nếu như nhìn tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2019 cũng đã có dấu hiệu chững lại, không còn tăng mạnh như những năm trước, nên sức ép lên lãi suất cũng sẽ không lớn.
Video đang HOT
Thứ tư, về yếu tố tỷ giá, trong cả năm 2019, tỷ giá được giữ tương đối ổn định. Năm 2020, nhiều khả năng tỷ giá vẫn sẽ tiếp tục xu hướng ổn định, nên sức ép tỷ giá lên lãi suất không nhiều.
Thứ năm, về yếu tố lạm phát, năm 2019, lạm phát bình quân tăng 2,79%. Năm 2020, nhiều khả năng lạm phát sẽ cao hơn một chút, tôi dự báo, lạm phát năm nay nằm trong khoảng 3,5%. Với mức lạm phát này vẫn nằm dưới ngưỡng 4%, nên tác động của yếu tố lạm phát đến lãi suất cũng không phải là quá mạnh.
“Tuy nhiên, tôi cho rằng, mặt bằng lãi suất của Việt Nam như hiện tại vẫn cao so với lạm phát. Bởi, nếu với mức lạm phát dưới 4%, trong khi gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 năm trở lên có lãi suất khoảng 8%, thì mức lãi suất thực dương 4% không phải là nhỏ, cho thấy lãi suất vẫn đang neo ở mức khá cao”, ông Độ nói.
Chuyên gia cũng cho rằng lãi suất cho vay phục vụ nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân trong thị trường 1 (thị trường giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế và cá nhân). Vì vậy, nếu người dân vẫn chủ yếu gửi tiền kỳ hạn ngắn thì lãi suất cho vay, nhất là vay dài hạn rất khó giảm.
Cuối năm 2019, NHNN đã thực hiện một số chính sách nhằm kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay như hạn chế trần lãi suất huy động ngắn hạn, giảm lãi suất điều hành. Khi NHNN điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn được kỳ vọng sẽ khuyến khích người dân chuyển sang gửi tiền kỳ hạn dài nhiều hơn.
Mặc dù vậy, tác động của chính sách này mạnh tới mức nào thì còn cần theo dõi thêm, nhất là trong bối cảnh người dân vẫn chưa thật sự tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế đất nước trong trung, dài hạn, nên cũng rất khó để có thể thay đổi thói quen gửi tiền ngắn hạn của người dân.
PV
Theo TBTC
Lãi vay sau Tết Nguyên đán Canh Tý sẽ thế nào?
heo Công ty chứng khoán SSI, sau Tết Nguyên đán Canh Tý, lãi suất huy động có thể giảm tiếp 0,5- 1%, từ đó kéo giảm lãi suất cho vay.
Lãi suất huy động bình quân kỳ hạn từ 3-6 tháng
Lãi suất huy động giảm tiếp?
Theo SSI, chính sách tiền tệ của NHNN đang dịch chuyển theo hướng hỗ trợ tăng trưởng. Bằng chứng là, xu hướng giảm lãi suất trở nên rõ nét hơn ở Việt Nam với các động thái mạnh mẽ từ NHNN, hướng tới mục tiêu giảm ít nhất 0,5%/năm lãi suất cho vay trong năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu trước Quốc hội.
Quả vậy, với việc tái khởi động lại công cụ mua kỳ hạn (OMO) cộng thêm lượng tín phiếu đáo hạn, tính chung NHNN đã bơm ròng 103.176 tỷ đồng vào thị trường trong tháng qua. Không chỉ vậy, nhà điều hành còn giảm lãi suất OMO từ mức 4,5%/năm xuống 4%/năm - mức giảm mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây.
Đặc biệt kể từ ngày 19/11, NHNN đã kéo giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng từ 1%/năm xuống còn 0,8%/năm và giảm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,5%/năm xuống còn 5%/năm; trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên cũng được giảm từ 6,5%/năm xuống còn 6%/năm.
Ngoại trừ 4 NHTM nhà nước và một vài NHTMCP lớn, lãi suất huy động các kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng của hầu hết các NHTMCP trong những tháng gần đây đều được neo ở kịch trần 5,5%/năm. Do đó, khi trần lãi suất huy động giảm, một loạt các NHTM cũng điều chỉnh giảm lãi suất ở kỳ hạn này về mức 5%/năm kể từ ngày 19/11/2019. Không chỉ giảm lãi suất huy động ngắn hạn, lãi suất huy động các kỳ hạn dài hơn cũng đã bắt đầu giảm, rõ rệt nhất là ở nhóm các NHTM có thị phần nhỏ (giảm 20-30 điểm cơ bản), thu hẹp mức chênh lệch lãi suất với nhóm các NHTM lớn.
Hiện lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng dao động trong khoảng 4,1-5,0%/năm, từ 6 đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,5-7,5%/năm và từ 12-13 tháng là 6,4-7,9%/năm.
Trong khi đó, cung tiền tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước, cho dù tín dụng tăng thấp hơn. Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2019, tín dụng mới tăng 9,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,33% của cùng kỳ năm 2018, trong khi tăng trưởng cung tiền đạt tới 9,47%, cao hơn khá nhiều mức tăng 9,04% của cùng kỳ năm trước nhờ các giao dịch mua vào ngoại tệ.
Mặc dù cho rằng nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì ở ngưỡng cao, tức là quanh 4%/năm trong tháng cao điểm cuối năm nay, song theo SSI, lãi suất liên ngân hàng sẽ giảm trở lại sau Tết nguyên đán. Không chỉ vậy, tổ chức này cũng kỳ vọng, với dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh sau Tết, lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5%-1%, từ đó kéo giảm lãi suất cho vay. Song, các kỳ hạn dài trên 12 tháng sẽ giảm chậm hơn do các quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn và vẫn có sự phân hóa lãi suất giữa các nhóm NHTM lớn và nhỏ.
Thanh khoản vẫn căng
Bất chấp nỗ lực kéo giảm lãi suất của NHNN, thị trường cuối tháng 11 đã chứng kiến một diễn biến khá bất thường khi mà lãi suất VND trên liên ngân hàng bất ngờ tăng mạnh lên quanh 4%/năm với kỳ hạn qua đêm sau khi đi ngang ở mức thấp quanh 2%/năm trong nửa đầu tháng 11. Điều này cộng thêm việc NHNN phải tái khởi động công cụ OMO để mạnh tay bơm tiền vào hệ thống, cho thấy thanh khoản của các ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng đột ngột.
Đáng chú ý, sự căng thẳng này vẫn tiếp diễn cho dù nhà điều hành đã bơm hơn 100 nghìn tỷ đồng vào thị trường trong tháng vừa qua. Cụ thể trong tuần đầu tháng 12, NHNN tiếp tục bơm 3.307 tỷ đồng vào thị trường qua kênh OMO và nâng kỳ hạn lên 14 ngày thay vì 7 ngày như trước; cùng với đó là các giao dịch bán ngoại tệ về NHNN cũng giúp tăng lượng cung VND. Tuy vậy, thị trường liên ngân hàng vẫn rất sôi động, lãi suất qua đêm kết thúc tuần ở mức 4,01%/năm, tăng 9 điểm cơ bản; kỳ hạn 1 tuần là 4,1%/năm, tăng 11 điểm cơ bản.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, căng thẳng thanh khoản của các ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bên cạnh tác động của Thông tư 58/2019/TT-BTC về việc kết chuyển tiền gửi của Kho bạc Nhà nước về Sở giao dịch NHNN, thay vì các NHTM, còn do yếu tố mùa vụ khi nhu cầu tín dụng thường tăng cao trong giai đoạn cuối năm. Tuy nhiên vị chuyên gia này hết sức lưu ý tới nguyên nhân xuất phát từ việc giảm trần lãi suất huy động của NHNN đã khiến các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn khi không còn "vũ khí" để cạnh tranh với các ngân hàng lớn. Trong khi thời gian qua, không ít ngân hàng nhỏ tăng trưởng tín dụng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với nguồn vốn huy động.
Cũng chính bởi vậy, vị chuyên gia này tỏ ra chưa đồng tình lắm với nhận định lãi suất huy động sẽ giảm sau Tết nguyên đán bởi diễn biến trên chưa thể sớm chấm dứt trong ngắn hạn. " Không chỉ vấn đề thanh khoản, mà các quy định siết chặt tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN cũng như việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn về còn 30% trong thời gian tới đều tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ", vị chuyên gia này cho biết.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Nỗ lực giữ mặt bằng lãi suất huy động Nếu lãi suất tiết kiệm ở mức khó hấp dẫn thì hệ thống ngân hàng khó thu hút được vốn cho nền kinh tế, các chuyên gia lưu ý. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Hiện nay vẫn có sự mất cân đối trong hệ thống tài chính Việt Nam khi khu vực tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng...