Chuyên gia khuyến cáo người dân không ‘đổ xô’ đi xét nghiệm dễ lây nhiễm chéo
Tình trạng hoảng loạn trong vụ dịch dễ khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó.
Ảnh minh họa: Internet
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nCoV là 1 virus thuộc nhóm coronavirus tương tự với SARS và MERS-CoV. Trên cơ sở những thông tin hiện tại, người ta nhận thấy nCoV cũng chỉ lây truyền hạn chế từ người sang người qua tiếp xúc gần tương tự với SARS và MERS-CoV.
nCoV gây tử vong khoảng 3-4% trong số các bệnh nhân nhập viện, trong khi tỷ lệ tử vong tương ứng với SARS là khoảng 9% và với MERS-CoV là 35,5%.
Cũng theo BS Cấp, điều khó khăn trong việc kiểm soát của bất kỳ dịch bệnh mới xuất hiện lần đầu là những ca bệnh đầu tiên dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Phải mất một thời gian mới nhận diện được nó là bệnh mới, tìm ra nguyên nhân và đường lây truyền của nó.
Video đang HOT
Do vậy thường trong giai đoạn đầu việc cách ly, giám sát ổ dịch và dự phòng có thể chưa phù hợp dẫn đến sự lan rộng trong ổ dịch và lây truyền sang nhân viên y tế. Với n-COV do thời gian ủ bệnh kéo dài đến 14 ngày nên những người có virus có thể đi rất xa, tiếp xúc gần với nhiêu người. Điều đó gây khó khăn trong việc khoanh vùng và cách ly các đối tượng nguy cơ.
Hơn nữa, tình trạng hoảng loạn trong vụ dịch dễ khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó. Ngoài ra nếu có những trường hợp chạy trốn hoặc dấu bệnh, không tuân thủ cách ly cũng là yếu tố gây khó khăn cho việc cách ly và khống chế dịch.
QUẢNG AN
Theo Tiền phong
Việt Nam đã có "mồi thử" xét nghiệm nhanh nCoV
Việt Nam đã có "mồi thử" xét nghiệm nhanh nCoV, trong thời gian chỉ từ 3 đến 4h là có kết quả, nhanh hơn so với phương pháp giải trình tự gen.
Với việc ghi nhận ca bệnh lây lan ra cộng đồng, nước ta đã công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Ngoài việc ghi nhận 8 trường hợp dương tính với nCoV, hiện cả nước còn có hàng trăm trường hợp nghi nhiễm bệnh. Đây là những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, hoặc đi từ vùng có dịch bệnh trở về, cần được xét nghiệm khẳng định. Do đó, thực tế đòi hỏi ngành y tế cần có dụng cụ xét nghiệm nhanh, thay cho phương pháp giải trình tự gene phải từ 3 đến 5 ngày mới cho kết qủa xét nghiệm.
Virus corona.
Phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này:
PV: Thưa ông, thời gian qua, việc xét nghiệm phát hiện chủng mới của virus corona hoàn toàn dựa vào phương pháp giải trình tự gene. Vậy đến nay, ngành y tế đã có "mồi thử" phục vụ xét nghiệm nhanh cho kết quả trong 24 giờ chưa?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Theo tôi được biết, hiện nay các Viện Vệ sinh dịch tễ và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có "mồi thử" của Đại học Nagasaki (Nhật Bản) và một số tổ chức quốc tế khác cung cấp để tiến hành xét nghiệm với thời gian nhanh, chỉ từ 3 đến 4h là có kết quả, nhanh hơn so với phương pháp giải trình tự gene.
PV: Hiện nay, tại nước ta có nhiều trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh, dù chưa có biểu hiện sốt nhưng cần phải tự cách ly, theo dõi sức khỏe. Vậy người tự cách ly thì cần phải làm gì, thưa ông?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Tự cách ly là tự cách ly tại nhà. Tức là ở nhà trong vòng 14 ngày, hạn chế tiếp xúc với những người khác. Thứ 2 là cần phải đeo khẩu trang để không lây lan cho người khác. Theo tôi việc nghỉ làm là cần thiết, sau 14 ngày nếu không có sốt thì đi làm trở lại. Thứ 3 là trong thời gian 14 ngày tự cách ly mà có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến cơ sở y tế ngay. Với những vật dụng, dụng cụ trong gia đình cần được khử khuẩn bằng chất thông thường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu. Ảnh: Người lao động
PV: Thời gian tới, thông qua việc xét nghiệm, có thể còn ghi nhận những trường hợp dương tính với chủng mới của virus Corona tại nước ta.Ông đánh giá như thế nào về tình hình lây lan dịch bệnh tại Việt Nam?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Tôi đánh giá là phức tạp, không loại trừ dịch bệnh không lây lan rộng ở Việt Nam vì nước ta có đường biên giới, giao thương đi lại rất lớn. Hiện nay, bệnh quá mới, nên còn nhiều điều chưa rõ ràng, có người lành mang trùng (tức là người mang virus nhưng không khởi phát bệnh) hay không, có lây lan dịch bệnh trong thời gian ủ bệnh 14 ngày hay không thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có tuyến bố chính thức. Thứ 2 là bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ lây lan, triệu chứng ban đầu phổ biến là sốt. Chính vì vậy tại các cửa khẩu quốc tế sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện người nghi nhiễm bệnh
Xin cảm ơn ông!./.
Theo Văn Hải/VOV1
Trưởng khoa Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Tin tưởng ngành y tế phòng, chống nCoV hiệu quả Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) hiện đã lan ra 19 quốc gia, số ca mắc và tử vong tăng nhanh hàng ngày. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV)...