Chuyên gia hướng dẫn cách đếm nhịp thở, cứu trẻ khỏi viêm phổi
Ths.Nguyễn Thị Thu Hằng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, xử lý bệnh viêm phổi chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách.
Theo các chuyên gia y tế, viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do viêm phổi càng cao.
Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Xử lý bệnh chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách và giải quyết triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…). Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh.
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, rất nhiều trẻ bị viêm phổi.
Ths.Nguyễn Thị Thu Hằng, Đơn nguyên Hồi sức Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, rất nhiều trẻ bị viêm phổi.
Dấu hiệu bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi có biểu hiện rất đa dạng và phức tạp:
Giai đoạn sớm: có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…
Giai đoạn sau: trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.
Ths.Nguyễn Thị Thu Hằng lưu ý, xác định trẻ có thở nhanh hay không bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong đủ 1 phút. Trẻ được coi là thở nhanh nếu: Trẻ 60 lần/phút; Trẻ 2 – 11 tháng tuổi, nhịp thở> 50 lần/phút; Trẻ 12 – 60 tháng tuổi, nhịp thở> 40 lần/phút.
Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm phổi
Video đang HOT
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho con tại nhà. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phổi do virus.
Ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đờm ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở nên không cho trẻ uống thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một số cách chăm sóc hiệu quả mà cha mẹ có thể làm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh như sau:
- Hạ sốt cho trẻ
- Chườm ấm tích cực (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).
- Nếu trẻ sốt 38,5C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả
Phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng.
Thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ.
Vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.
- Hướng dẫn trẻ ho:
Ho làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Với trẻ lớn, yêu cầu các cháu ho sau khi được vỗ ở từng khu vực. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp.
Đối với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng khi trẻ không tự ho khạc ra được.
Vệ sinh mũi miệng:
Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/ virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể bé.
Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
Chế độ ăn:
Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay?
Khi trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện: Có lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào); Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái; Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên; Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.
Theo Danviet
Nhiều trẻ đổ bệnh vì nóng lạnh bất thường
Thời tiết miền Bắc một tuần trở lại đây "đảo nhiệt" liên tục, khi nắng đổ mồ hôi, khi se lạnh khiến nhiều trẻ em bị đổ bệnh. Số trẻ đến khám vì các bệnh lý hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng lên gấp 1,3-1,5 lần.
Tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai) hơn một tuần qua, lượng bệnh nhân đến khám tăng lên, với khoảng 400-500 trẻ đến khám mỗi ngày.
BS Trương Văn Quý, khoa Nhi cho biết, các bệnh lý trẻ mắc chủ yếu là hô hấp. Đáng chú ý, nhiều trường hợp do bố mẹ tự mua thuốc điều trị cho con khiến bệnh trở nặng, viêm phổi, suy hô hấp nguy hiểm. Trong số bệnh nhi phải nhập viện, đa phần là viêm phổi ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi dấu hiệu không điển hình nên nhiều bố mẹ ngỡ ngàng khi con phải nhập viện điều trị vì viêm phổi.
Trẻ phải nhập viện vì viêm phổi đa phần là dưới 1 tuổi, do sức đề kháng yếu, thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường. Ảnh: H.Hải
"Ban đầu chỉ là những triệu chứng hô hấp thông thường như ho, sổ mũi, viêm tiểu phế quản... nhiều phụ huynh chủ quan, tự mua thuốc theo kinh nghiệm, theo đơn thuốc cũ cho trẻ uống khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng lên. Có trường hợp trẻ phải vào thở máy vì bố mẹ tự điều trị, không đánh giá được diễn tiến bệnh của trẻ, khi đưa vào viện đã suy hô hấp, viêm phổi nặng", BS Quý nói.
Theo BS Quý, viêm phổi ở trẻ nhỏ, đặc biệt sơ sinh không biểu rầm rộ như ở trẻ lớn, nên việc nhận biết dấu hiệu là rất khó khăn.
"Ở trẻ lớn khi viêm phổi thường có những dấu hiệu điển hình là sốt cao, ho nhiều. Còn ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, viêm phổi diễn biến rất nhanh và dấu hiệu lại thường không điển hình, dễ bị bỏ qua. Với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi thì dấu hiệu sốt, ho là những dấu hiệu không quan trọng, thậm chí nhiều trẻ không sốt (chỉ hâm hấp) và không ho nhưng đã bị viêm phổi rất nặng", BS Quý nói.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần trong một phút trở lên. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần trong một phút trở lên và trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần trở lên trong một phút. Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú và tốt nhất là khi bé ngủ. Người lớn đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt.
Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp.Vì thế, trong quá trình chăm trẻ ốm, cha mẹ phải quan sát kỹ để nhận biết những dấu hiệu khác thường của trẻ. Nếu thấy trẻ bỗng ậm ạch khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú, có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường, quấy khóc) thì cha mẹ cần chú ý, đưa trẻ đi khám ngay khi có bất thường.
"Theo dõi trẻ là rất quan trọng bởi diễn biến viêm phổi trẻ em rất nhanh. Có những bé, ở thời điểm đi khám chưa có biểu hiện viêm phổi, nhưng chỉ vài tiếng sau đã có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nhịp thở nhanh", BS Quý cảnh báo.
Với trẻ em, việc đếm nhịp thở rất quan trọng để phát hiện nguy cơ bệnh diễn biến nặng lên. Cha mẹ nên vén áo lên để đếm nhịp thở. Nếu thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng.
Trong thời điểm giao mùa cần đặc biệt chú ý khi cho trẻ mặc quần áo. Tốt nhất nên mặc làm nhiều lớp, sáng ra trời lạnh có thể mặc áo thun dài tay, một áo khoác mỏng, trẻ để dễ cởi bỏ khi nắng lên. Tuyệt đối không mặc quá ấm khiến trẻ ra nhiều mồ hôi sẽ ngấm ngược lại cơ thể khiến trẻ mắc bệnh.
Theo Hồng Hải (Dân trí)
Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh khẩn vì hành khách viêm phổi Phát hiện thấy khách ngất trong nhà vệ sinh, cơ trưởng chuyến bay Vietnam Airlines từ TP HCM đi Pháp quyết định hạ cánh khẩn cấp tại Koltaka (Ấn Độ). Ảnh minh họa Sự việc xảy ra trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ TP HCM đi Pháp vào cuối tháng 2. Nam hành khách là ông Jean Edouard Charles Lacroix (67 tuổi,...