Chuyên gia hàng không vũ trụ giải thích lý do vì sao SpaceX của Elon Musk liên tiếp giành được hợp đồng quân sự béo bở
SpaceX là công ty hàng không vũ trụ tư nhân do tỷ phú Elon Musk sáng lập và điều hành. Sứ mệnh của SpaceX là tạo ra những tên lửa tái sử dụng, nhằm giảm chi phí cho việc đưa con người vào không gian.
Thế nhưng thực tế là SpaceX lại kiếm được rất nhiều hợp đồng béo bở từ quân đội Mỹ. Trong vài tháng gần đây, SpaceX đã giành được 3 hợp đồng lớn của quân đội Mỹ. Theo một chuyên gia hàng không vũ trụ thì SpaceX sẽ còn giành được nhiều hợp đồng quan trọng và có giá trị lớn hơn trong thời gian tới.
Theo ông Steve Nutt, giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng không tại Đại học Nam California, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày càng muốn vận chuyển nguồn cung ứng nhanh hơn. Và những chiếc tên lửa tái sử dụng của SpaceX có thể đáp ứng được điều đó.
“Các tên lửa tái sử dụng của SpaceX sẽ giải quyết vấn đề đó của Bộ Quốc phòng. Giúp vận chuyển vật tư và trang thiết bị một cách nhanh chóng tới mọi nơi trên Trái đất”, ông Nutt cho biết.
Ông tiếp tục chia sẻ rằng các nhà thầu truyền thống trước đó của quân đội Mỹ sử dụng những giải pháp chậm chạp và tốn kém, đến mức SpaceX hiện tại là giải pháp thay thế duy nhất.
Vào tháng 8, SpaceX đã giành được một phần của thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD, để phóng tên lửa cho Lực lượng Không gian (Space Force) Hoa Kỳ. Hai tháng sau, SpaceX ký hợp đồng trị giá 149 triệu USD với Lầu Năm Góc, để đưa hệ thống vệ tinh theo dõi tên lửa lên quỹ đạo.
Video đang HOT
Vào ngày 8 tháng 10, quân đội Mỹ cho biết đã hợp tác với SpaceX để chế tạo một chiếc tên lửa có thể vận chuyển vũ khí đi khắp thế giới, với vận tốc lên tới 12.000 km/h. Theo The Times, với chiếc tên lửa này thì việc vận chuyển vũ khí từ Florida đến Afghanistan (12.300 km) có thể hoàn thành chỉ trong một giờ đồng hồ.
Trong khi đó, một chiếc C-17 Globemaster của Mỹ, máy bay vận tải quân sự trị giá 218 triệu USD với tốc độ 950 km/h, sẽ hoàn thành hành trình này trong vòng 15 giờ.
Ông Steve Nutt cho biết: “Thời của những chiếc xe vận tải ì ạch đang dần biến mất, vì chúng quá dễ trở thành mục tiêu tấn công và mất quá nhiều thời gian. Bộ Quốc phòng Mỹ giờ đây muốn triển khai lực lượng một cách nhanh chóng nhất và không bị phát hiện. Nhưng thật không may, tôi nghĩ rằng chúng ta đang bước vào một cuộc chạy đua vũ trang khác”.
Liệu rằng trong tương lai, chúng ta sẽ thấy SpaceX thay đổi thành một công ty quân sự hay không? Khi đó Elon Musk lại càng trở nên giống với hình tượng Tony Stark. Nhưng có thể khá chắc chắn rằng SpaceX sẽ không sản xuất vũ khí giống như Stark Industries.
Elon Musk dành 4 năm thiết kế trang phục vũ trụ SpaceX
Bộ đồ vũ trụ liền mảnh của phi hành đoàn SpaceX có tông màu đen trắng, thiết kế phù hợp buồng phóng và khiến trẻ em thích mê.
"Chúng tôi mất gần bốn năm để thiết kế những bộ đồ vừa đẹp vừa có tính năng nổi trội này", Musk chia sẻ trong buổi tường thuật trực tiếp sự kiện phóng tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX hôm 27/5.
Các phi hành gia NASA, Nick Hague và Christina Koch, trong bộ đồ Sokol.
Bộ đồ trông giống một con tàu vũ trụ có hình người. Chúng đặc biệt phức tạp và được thiết kế riêng cho từng thành viên trong phi hành đoàn, vì trang phục phải thoải mái để các phi hành gia mặc suốt chuyến bay dài trong không gian tàu bay nhỏ, nhưng vẫn bảo vệ họ trước thay đổi về nồng độ oxy và áp suất.
Musk đã rất chú tâm đến kiểu dáng trang phục của phi hành gia SpaceX. Theo New York Times, trong vô vàn nhà thiết kế, Musk tìm đến Jose Fernandez, người thiết kế trang phục cho các bộ phim siêu anh hùng, như Batman vs Superman, The Fantastic Four, The Avengers hay X-Men II để dựng trang phục mẫu.
Năm 2016, Fernandez chia sẻ với tạp chí Bleeprằng Musk muốn bộ đồ của phi hành gia phải "thật nổi bật, giúp người mặc trông đẹp hơn, mang lại cảm giác và phong thái anh hùng".
Trong buổi tường thuật trực tiếp ngày 27/5, Musk cũng giải thích về ý tưởng của mình: "Bạn thấy những bộ đồ trong phim đấy, chúng đẹp, nhưng hoạt động không mấy hiệu quả. Bạn cần phải làm một bộ đồ không gian có tính năng tốt vì đó phải là một bộ đồ chịu được áp suất giúp người mặc tồn tại trong môi trường chân không". Nhưng Musk cũng muốn thiết kế một bộ đồ vũ trụ có thể truyền cảm hứng cho trẻ em, khiến chúng mơ ước trở thành phi hành gia.
Bộ đồ được sản xuất tại Hawthorne, California, trong cùng tòa nhà chuyên chế tạo tên lửa của SpaceX. Mỗi bộ được thiết kế riêng cho từng thành viên phi hành đoàn.
Đó là những bộ trang phục liền mảnh, có trang bị các linh kiện chuyên dụng. "Điểm kết nối duy nhất tại vị trí đùi dùng để gắn các hệ thống cứu hộ, bao gồm kết nối tới nguồn dưỡng khí và năng lượng", NASA tiết lộ trong một thông báo. "Mũ bảo hiểm được tùy chỉnh bằng công nghệ in 3D, bao gồm các van tích hợp, cơ chế đóng - mở kính và micro ngay bên trong mũ".
Tàu vũ trụCrew Dragon chỉ có bảng điều khiển cảm ứng nên bộ đồ có sẵn găng tay tương thích, cho phép phi hành gia thao tác dễ dàng.
Trước đó, bộ đồ không gian dành cho SpaceX từng được đưa vào thử nghiệm hai lần.Một bộ dùng cho hình nộm trên bánh xe Tesla do SpaceX phóng lên vũ trụ bằng tên lửa Falcon Heavy năm 2018.Một bộ khoác lên hình nộm Ripley trên Crew Dragon khi hoàn thành chuyến bay thử nghiệm Demo-1 không chở người vào năm ngoái.Tuy nhiên, Behnken và Hurley là những người đầu tiên thử nghiệm bộ đồ khi bay trong không gian.
Trước đó, phi hành gia NASA thường mặc bộ đồ Sokol của Nga khi bay tới trạm vũ trụ, bởi Mỹ phải chi tiền mua ghế trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga từ năm 2011 đến nay.
Hai phi hành gia Hurley và Behnken trong buổi thử trang phục vào tháng 5 tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA.
Suốt 6 thập kỷ qua, NASA đã sử dụng ít nhất tám kiểu trang phục không gian.
Sau SpaceX, tỷ phú Elon Musk vẫn còn nhiều tham vọng 'lạ lùng' Hôm 30/5, tỷ phú Elon Musk - nhà sáng lập hãng SpaceX vỡ òa sung sướng khi tên lửa của công ty ông lần đầu tiên đưa thành công 2 phi hành gia người Mỹ vào vũ trụ. Elon Musk là một trong những nhân vật không còn quá xa lạ đối với những người quan tâm khoa học, công nghệ bởi lẽ,...