Chuyên gia hàng đầu Mỹ hé lộ bí quyết khỏe mạnh làm việc hăng say ở tuổi 80
Chuyên gia cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Mỹ Anthony Fauci đã 80 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và làm việc hăng say.
Ông đã chia sẻ một số bí quyết của bản thân.
Chuyên gia cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Mỹ bật mí bí quyết giữ gìn khỏe mạnh ở tuổi 80. Ảnh: AFP
Tiến sĩ Anthony Fauci là Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia đồng thời đã phục vụ 7 Tổng thống Mỹ. Ông hiện là cố vấn hàng đầu về COVID-19 trong chính quyền Tổng thống Joe Biden. Mặc dù đã bước sang tuổi 80, nhưng ông vẫn làm việc liên tục không ngày nghỉ trong suốt 14 tháng liên tiếp. Làm sao để có được sức khỏe tốt và đáp ứng được khối lượng công việc lớn khi bạn đã 80 tuổi? Dưới đây là những chia sẻ bí quyết để giữ được sắc vóc và sức khỏe khi tuổi đã cao của vị chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ.
1. Kiên định là chìa khóa
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm đảo lộn công việc thường ngày của Tiến sĩ Anthony Fauci. Ông chia sẻ với The New York Times rằng: “Trong những đợt bùng phát đầu tiên ở Mỹ vào cuối mùa đông đầu mùa xuân năm 2020, tôi bị cuốn vào tình hình cấp bách đến nỗi không được ngủ quá 4 giờ một đêm, không có thời gian để ăn uống”.
Video đang HOT
Khi đó, vợ ông đã thúc giục ông tập trung vào sức khỏe bản thân và kiên trì chăm sóc chính mình để có sức tiếp tục làm việc trong thời gian dài. Nhờ vậy, ông đã bắt đầu tìm ra những cách để khắc phục tình hình, chẳng hạn như tranh thủ ngủ bù bằng cách chợp mắt tại văn phòng giữa các cuộc hẹn.
2. Đề ra mục tiêu và luôn bám sát
Tiến sĩ Fauci cho rằng, việc chăm sóc sức khỏe bản thân cần tuân thủ một cách kỷ luật. Nhưng nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để bắt đầu một thói quen chăm sóc sức khỏe tổng thể, điều quan trọng là bạn cần vạch mục tiêu trong đầu và luôn bám sát mới có thể đạt được thành công.
Ông chia sẻ trên tạp chí Times rằng: “Bạn phải tập trung suy nghĩ sứ mệnh của bạn là gì, mục tiêu, nhiệm vụ của bạn là gì?. Nếu bạn để những thứ khác làm bạn phân tâm, bạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn”.
3. Vận động là một phương thuốc
Tiến sĩ Fauci luôn nhấn mạnh lợi ích của sự vận động. Tập thể dục thực sự quan trọng. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng thực tế là tôi đã từng chạy marathon và vận động viên chạy bộ trong nhiều thập kỷ qua và điều đó rất quan trọng trong việc giữ gìn sắc vóc, hình thể cân đối”.
Trên thực tế, khi Tiến sĩ Fauci phải làm việc 15 giờ mỗi ngày trong thời kỳ đại dịch AIDS vào những năm 80 và 90, ông đã dành thời gian để chạy 10km vào giờ ăn trưa (khoảng 5 hoặc 6 lần một tuần) để giữ dáng.
Ở tuổi 80, ông hiện đặt mục tiêu đi bộ hàng tối. Hoạt động này vừa là tập thể dục, vừa là liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời. Ông nói: “Tôi đã là một vận động viên trong suốt cuộc đời của mình. Tôi đã tham gia nhiều cuộc đua marathon. Tôi đã chạy rất nhiều. Bây giờ tôi không làm điều đó nữa, vì tôi đã 80 tuổi, nhưng tôi vẫn thường đi bộ 5 đến 6km vào buổi tối. Tôi cố gắng hết sức có thể để đi bộ mỗi tối”.
4. Hãy tận hưởng cuộc sống
Cuộc sống là để được tận hưởng và Tiến sĩ Fauci cho rằng sẽ là không thực tế nếu từ bỏ tất cả những thứ chúng ta yêu thích vì sức khỏe. Ông chia sẻ: “Hãy chăm sóc bản thân, ngủ hợp lý, đừng quá căng thẳng, hãy ăn một chế độ dinh dưỡng tốt, không quá độ, không hút thuốc, không uống rượu quá nhiều. Hãy tận hưởng cuộc sống, nhưng đừng quá mức”.
Ông cho rằng đó là bí quyết thực sự cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và có được sức khỏe tốt.
Trẻ em có thực sự cần ngủ trưa không ?
Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng sự tỉnh táo, cải thiện hiệu quả làm việc, học tập.
Với trẻ em, ngủ trưa có thực sự cần thiết hay không lại phụ thuộc vào độ tuổi.
Ở người trưởng thành, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp hồi phục sức khỏe thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ trưa quá dài thì sẽ không tốt, theo Health Digest.
Ngủ trưa có thể giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung cho trẻ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngủ trưa quá dài sẽ khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi khi thức dậy. Vì ban ngày đã ngủ nhiều nên ban đêm sẽ khó ngủ, sáng dậy sẽ mệt mỏi và những ảnh hưởng này có thể kéo dài đến 1 - 2 ngày sau.
Hiệp hội Tim mạch châu Âu cảnh báo thường xuyên ngủ trưa quá dài có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với trẻ em.
Trẻ em cần ngủ nhiều hơn người lớn vì cơ thể chúng vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ từ 15 đến 24 tháng cần ngủ khoảng 12 giờ/ngày, trong đó có giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ.
Với trẻ 24 đến 36 tháng tuổi, hầu hết các bé vẫn cần ngủ trưa. Giấc ngủ trưa sẽ giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung cho trẻ, theo khuyến cáo của Bệnh viện Nhi St. Louis (Mỹ).
Trẻ nhỏ cần giấc ngủ trưa vì ngủ nhiều sẽ giúp trẻ có thể phát triển tối ưu. Mặt khác, bộ não non nót của trẻ không thể thức trong khoảng thời gian quá dài mà cần giấc ngủ trong ngày để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, giấc ngủ trưa dần không còn thực sự cần thiết nữa. Nhu cầu ngủ trưa của trẻ bắt đầu giảm và khi 5 đến 7 tuổi thì hầu như không còn cần ngủ trưa.
Bệnh viện Nhi St. Louis lưu ý rằng việc trẻ tự động bỏ giấc ngủ trưa có mặt tốt là giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Những dấu hiệu cho thấy giấc ngủ trưa không còn thực sự cần thiết với trẻ nữa là chúng thường thức dậy sớm vào buổi sáng hoặc khó đi ngủ vào ban đêm, buổi trưa chúng cũng khó chìm vào giấc ngủ, theo Health Digest.
Giải pháp giúp xóa "vùng tối" của bệnh lặn đơn gen "Vùng tối" của bệnh lặn đơn gen tại Việt Nam chính là mức độ hiểu biết về căn bệnh này còn nhiều hạn chế. Vậy đâu là giải pháp để xóa "vùng tối" nói trên, nhằm góp phần cải thiện chất lượng dân số? Cần nhanh chóng cải thiện nhận thức của người Việt về bệnh lặn đơn gen. "Ba đời nhà tôi...