Chuyên gia dự đoán Nga thiếu hụt lao động trầm trọng
Sự thiếu hụt nhân lực ở Nga đến năm 2030 sẽ là 2-4 triệu lao động.
Nga đang thiếu hụt lao động trầm trọng. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) ngày 4/12, tình trạng thiếu lao động ở Nga vào năm 2030 sẽ lên tới 2 đến 4 triệu người, dù tiền lương chắc chắn sẽ tăng, nhưng điều này sẽ không giải quyết được vấn đề.
RIA Novosti dẫn nghiên cứu của công ty Ykov&Partners cho rằng ở Nga hiện đang thiếu nhân sự khi số lượng vị trí tuyển dụng do các nhà tuyển dụng công bố đã tăng 1,8 lần trong một khoảng thời gian nhất định và mức lương trung bình được đưa ra tăng gấp đôi, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP.
Nghiên cứu cho biết: “Đến năm 2030, mức thâm hụt (lao động) sẽ tăng lên và lên tới từ 2 đến 4 triệu người, thiếu từ 1,1 đến 2,2 triệu chuyên gia có trình độ trung bình và từ 0,7 đến 1,4 triệu chuyên gia có trình độ cao”.
Video đang HOT
Theo các tác giả của nghiên cứu, ngành sản xuất (0,8-1,1 triệu người), hậu cần (0,3-0,5 triệu người) và thương mại (0,3-0,5 triệu người) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu lao động.
Đồng thời, như Ykov&Partners chỉ ra, các cách tiếp cận trước đây dưới hình thức tăng lương và thu hút người di cư sẽ không giúp giải quyết triệt để vấn đề. Tăng năng suất lao động với tốc độ hiện tại cũng sẽ không có tác dụng.
Nghiên cứu nêu rõ, Nga đang chuyển sang một “ thị trường lao động đắt đỏ và nhân lực khan hiếm”. Doanh nghiệp sẽ phải tăng lương và cải thiện điều kiện cho người lao động, tăng năng suất lao động và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục, Elena Kuznetsova, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.
Nghiên cứu cũng khuyến nghị Chính phủ Nga nên cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho những người sử dụng lao động tạo điều kiện làm việc tốt và đầu tư vào giáo dục, điều chỉnh hệ thống giáo dục cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển các chương trình hồi hương của những người nói tiếng Nga và thu hút lao động nước ngoài cũng như tăng năng suất lao động.
Các chuyên gia cho biết, vấn đề nếu không được giải quyết sẽ tạo ra rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp và xã hội Nga. Theo quan điểm của họ, việc thiếu nhân sự ở quy mô như vậy sẽ làm giảm mức tăng trưởng GDP tiềm năng từ 1 đến 2% và lạm phát sẽ tăng lên 10%. Đồng thời, các dự án đảm bảo chủ quyền công nghệ và định hướng lại nền kinh tế của Nga cũng sẽ có nguy cơ thất bại.
Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tiếp nhận 27.000 lao động nước ngoài
Chiều 13/6, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo sẽ tiếp nhận khoảng 27.000 lao động nước ngoài để giải quyết vấn đề thiếu lao động, liên quan đến các ngành như xây dựng, vận tải, hàng không...
Hành khách tại trạm soát vé ở nhà ga West Kowloon, Hong Kong (Trung Quốc) ngày 15/1/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phó Cục trưởng Cục Tài chính Hong Kong Hoàng Vĩ Luân cho biết, Chính quyền Hong Kong tham khảo kế hoạch đặc biệt của Viện dưỡng lão để xây dựng kế hoạch đặc biệt cho ngành vận tải và xây dựng, đồng thời tối ưu hóa chương trình bổ sung lao động để giảm nhẹ vấn đề thiếu hụt lao động của các ngành.
Ông Hoàng Vĩ Luân đã công bố phương án tiếp nhận lao động nước ngoài của hai ngành, trong đó ngành xây dựng dự kiến tiếp nhận khoảng 12.000 lao động, ngành vận chuyển tiếp nhận khoảng 8.000 lao động, bao gồm khoảng 6.300 nhân viên sân bay và 2.000 tài xế xe bus du lịch và xe bus nhỏ. Do nhân viên sân bay có thể đi lại hai nơi xuyên biên giới để làm việc trong ngày, nên Chính quyền Hong Kong sẽ nới lỏng quy định chủ lao động phải sắp xếp nơi lưu trú ở Hong Kong cho người lao động. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho mọi vị trí công việc.
Theo Cục trưởng Cục vận tải và logistics Hong Kong Lâm Thế Hùng, lưu lượng vận tải hàng không của Hong Kong tăng nhanh sau khi thông quan toàn diện, tháng Tư năm nay đạt mức 50% trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, theo khảo sát của cơ quan quản lý sân bay, dự kiến nhân lực của ngành hàng không Hong Kong sẽ thiếu khoảng 16.000 người vào cuối năm 2024. Trong đó 75%, tức là khoảng 12.000 vị trí việc làm tuyến đầu ở sân bay, bị bỏ trống, đặc biệt là 10 loại công việc như nhân viên mặt đất, nhân viên sân đỗ, nhân viên cabin, công nhân bảo dưỡng máy bay, nhân viên kỹ thuật...
Chính quyền Hong Kong sẽ bắt đầu tiếp nhận đơn xin nhập khẩu lao động các công việc của ngành vận tải và xây dựng từ tháng Bảy, dự kiến cần thời gian khoảng 2 tháng để xử lý những đơn này.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục lao động và phúc lợi Hong Kong Tôn Ngọc Hàm nhấn mạnh, Chính quyền Hong Kong sẽ tối ưu hóa chương trình bổ sung lao động, tạm ngừng thực hiện quy định không nhập khẩu lao động nước ngoài đối với 26 vị trí việc làm không có tay nghề/tay nghề thấp trong thời gian 2 năm. Điều này đồng nghĩa với 26 vị trí việc làm bao gồm đại diện kinh doanh, nhân viên bán hàng, bồi bàn, lễ tân, thu ngân, đầu bếp sơ cấp, nhân viên văn phòng, nhân viên điện thoại, công nhân giặt là... sẽ có thể nộp đơn xin phép tiếp nhận lao động nước ngoài thông qua chương trình tối ưu hóa lao động bổ sung.
Ông Hoàng Vĩ Luân cho biết, cùng với dân số Hong Kong già hóa, nhiều ngành thâm dụng nhân lực, đặc biệt là xây dựng và vận tải đều xuất hiện vấn đề thiếu lao động. Trước thực trạng thiếu lao động nghiêm trọng và bức thiết, Chính quyền Hong Kong sẽ xử lý quyết đoán, không để thiếu lao động trở thành nút thắt cổ chai cản trở sự phục hồi của Hong Kong.
Tiếp nhận lao động nước ngoài chỉ là một trong những biện pháp để ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Chính quyền Hong Kong sẽ đồng thời áp dụng nhiều biện pháp khác như chủ lao động tiếp nhận lao động nước ngoài phải thanh toán chi phí đào tạo.
Ông Hoàng Vĩ Luân nhấn mạnh, mặc dù kế hoạch tiếp nhận lao động của hai ngành nói trên không mang tính bền vững, nhưng cũng không đặt ra thời hạn. Dự kiến, hạn ngạch hơn 20.000 người này có thể sẽ sử dụng hết trong năm tới. Theo thông lệ trước đây, rất nhiều lao động bên ngoài có thể đến từ Trung Quốc Đại lục.
Tuyệt vọng ở quê nhà, hàng nghìn người Sri Lanka tới Israel làm việc bất chấp xung đột 20.000 người lao động Sri Lanka dự định sang Israel làm việc bắt đầu từ đầu tháng tới. Sri Lanka đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn 7 thập kỷ. Ảnh: AFP Laknath Dias - một nhà quản lý tại siêu thị - cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế ở quê nhà Sri Lanka là quá...