Chuyên gia đông y mách những bài thuốc dân gian chữa mất ngủ hiệu quả lại ít tác dụng phụ
Khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ một cách tự nhiên nhất có thể.
Ngày nay, mất ngủ trở thành một trong những bệnh phổ biến ở ngay cả những người trẻ tuổi. Thuốc ngủ được coi là giải pháp giúp chặn đứng sự mất ngủ ngay lúc đó nhưng lại không phải là giải pháp dài lâu. Vậy phải làm sao?
Ngày nay, mất ngủ trở thành một trong những bệnh phổ biến ở ngay cả những người trẻ tuổi.
Thuốc ngủ có tác dụng ngay nhưng cũng không ít hệ lụy
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Căng thẳng, stress, môi trường sống, chế độ ăn uống hay dùng chất kích thích (trà, cà phê)…
Giấc ngủ ổn định giúp não nghỉ ngơi, mau hồi phục, tỉnh táo tinh thần tăng năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, riêng trẻ sơ sinh, giấc ngủ giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn. Người thiếu ngủ, trí nhớ bị giảm sút, nhức đầu, tính tình cáu gắt, tim đập nhanh, tụt huyết áp, tiểu đường, suy tim, trẻ chậm phát triển trí não. Khi mất ngủ, nhiều người thường chọn ngay giải pháp là dùng thuốc ngủ.
Cơ chế của thuốc ngủ là ức chế hoạt động của hệ thần kinh, đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ, mới dùng có thể giảm triệu chứng nhất thời. Tuy nhiên, khi lạm dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ gây rối loạn não bộ bởi bản chất thuốc mang đến những giấc ngủ “cưỡng ép”.
Từ đó, những vấn đề về thần kinh, tâm thần xuất hiện ngày một nhiều, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc kéo theo đó là tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí có thể gây trầm cảm.
Lạm dụng thuốc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ gây rối loạn não bộ bởi bản chất thuốc mang đến những giấc ngủ “cưỡng ép”.
Video đang HOT
Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ
Chứng mất ngủ thường xuất hiện ở người già, người bị suy nhược thần kinh dẫn đến thiếu oxy lên não, gây bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, ngày nay, do áp lực công việc, stress dẫn đến rối loạn tâm lý khiến rất nhiều bạn trẻ cũng rơi vào tình trạng mất ngủ.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên. Những vị thuốc có công dụng chữa mất ngủ mà không gây nhiều tác dụng phụ phổ biến là: Tâm sen, cùi nhãn, lạc tiên tây, đậu xanh, quế, hạt sen, cây trinh nữ… Tuy nhiên, khi sử dụng các thảo dược dân gian cũng phải biết cách dùng mới đem lại hiệu quả.
Khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên.
Một số bài thuốc chữa mất ngủ từ các vị thuốc dân gian rất đơn giản ai cũng có thể áp dụng:
- Tâm sen: Lấy 2-3g tâm sen dùng để hãm chè uống trong ngày. Không chỉ trị mất ngủ, thức uống này còn giúp giảm lo lắng hồi hộp, miệng háo khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao…
- Cùi nhãn: Lấy 15-20g cùi nhãn sắc uống hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị mất ngủ do huyết hư, tinh thần mệt mỏi hay quên, tư lự quá độ mất ngủ, thần kinh suy nhược, hồi hộp, hoảng hốt…
- Đậu đen, hạt sen: Đậu đen 30g, hạt sen để cả tim (sao vàng) 15g, lá vông 15g, lá dâu tằm 20g; lạc tiên 15g, thảo quyết minh sao vàng 8g. Sắc uống 01 thang trong ngày, uống liên tục 10-15g. Bài thuốc này có công dụng trị mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng…
- Lạc tiên tây: Lạc tiên tây, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Lấy cành và lá lạc tiên sắc lên để uống giúp an thần, giảm lo âu, tránh stress và dễ dàng có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, loại cây này có tên nghe rất lạ nên nhiều người không biết nên có thể mua phải dược liệu trôi nổi không rõ nguồn gốc, khiến cho việc điều trị không đạt hiệu quả. Cho đến nay, Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất Dược liệu miền Trung là nơi duy nhất ở Việt Nam trồng thành công giống cây Lạc tiên tây.
Hình cây lạc tiên tây – rất giống với cây chanh leo.
- Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước và ăn khi còn ấm để giúp an thần và dễ ngủ hơn.
- Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và đun với 300ml nước, một chút đường để nấu thành món chè. Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng món ăn này.
- Cây trinh nữ có tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Loại cây này có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Mỗi ngày dùng 20 gam lá cây trinh nữ sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ để chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Theo Helino
Nam thanh niên chết tức tưởi vì đánh chó sau khi bị cắn
Cách đây hơn một tháng, nam thanh niên (35 tuổi, Phú Thọ) khi bị chó nhà cắn vào tay liền tức giận đánh chó một trận. Sau trận đòn, chó bỏ đi mất nên anh cũng không theo dõi được tình trạng con chó và cũng chủ quan là chó nhà nên anh không đi tiêm phòng.
Những tiếng rít khó thở ám ảnh bác sĩ
Thông tin từ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân nam 35 tuổi (Phú Thọ) được gia đình đưa đến viện hôm 26/7 với biểu hiện sợ gió, sợ nước và chỉ sau 1 ngày bệnh nhân xuất hiện những cơn co thắt hầu họng, thở rít từng hồi, gia đình xin về hôm 28/7.
Trước đó khoảng hơn 1 tháng, bệnh nhân bị chó nhà nuôi cắn vào tay cách liền tức giận đánh chó một trận với mục đích cho chó sợ lần sau không cắn người. Sau khi bị chủ đánh, chó bỏ đi nên anh cũng không theo dõi được tình hình sức khỏe của chó, cũng chủ quan là chó nhà nuôi nên không tiêm phòng. Trước vào viện 4 ngày bệnh nhân xuất hiện mất ngủ, bồn chồn, sợ nước sợ gió tăng dần, kích động hoảng loạn. Vào viện trong tình trạng sợ nước sợ gió rõ, bệnh tiếp tục nặng nên, sau 1 ngày xuất hiện những cơn co thắt hầu họng, xin về để chết ngày 28/7.
BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) chia sẻ, chứng kiến cảnh bệnh nhân lên cơn dại, thấy chết mà không thể cứu, bất cứ ai cũng thấy ám ảnh.
Bởi khi đã bị lên cơn dại, bệnh nhân vô cùng tỉnh táo nhưng bị kích thích, sợ nước, sợ tiếng gió thổi, ánh mắt long lanh vì sợ hãi. Có những trường hợp thì rét run nhưng lại vã mồ hôi đầm đìa. Người bị dại lên cơn khó thở vì co thắt thanh quản và bị chết vì suy hô hấp. Có những người bệnh dại là nam giới thì lên cơn cường dương, xuất tinh liên tục, xuất tinh cho đến chết.
"Nhìn thấy cảnh người bệnh lên cơn dại, vật vã, kích thích, khó thở, sợ nước, sợ gió, hơi thở rít lên từng hồi... nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, biết mình sẽ chết, Bác sĩ, người nhà đều đau lòng bởi thấy chết mà không thể cứu được. Chỉ mong quay ngược lại thời gian, họ đi tiêm phòng", BS Cấp chia sẻ.
Quên mất từng bị chó cắn mới phát bệnh
BS Cấp cho biết, bệnh dại có một đặc thù là ủ bệnh, phát bệnh rất muộn. Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể lâu hơn vài tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không. Vì thế, có người bệnh khởi phát dại khi vết thương đã liền da, không còn dấu vết gì của chó cắn, thậm chí người ta đã quên mất việc bị chó cắn.
Điều đau xót nhất, đáng tiếc nhất, đó là dù bệnh dại khi đã lên cơn thì không thể chữa được, nhưng lại là bệnh phòng hiệu quả bằng vắc xin. Nếu bị chó nguy cơ dại cắn, người bệnh đi tiêm phòng vắc xin ngay, đủ mũi, thì tỉ lệ bảo vệ gần như 100%. Sau đó con chó có chết vì bệnh dại, bệnh nhân đã được tiêm phòng cũng không phát bệnh.
Khi bị chó cắn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, cần tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo... bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan, người dân cũng cần nhốt hoặc theo dõi chó, mèo trong vòng 1 tuần nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đi tiêm phòng ngay.
Hồng Hải
Theo Dân trí
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm Không bỏ qua bữa ăn tối, tránh tập thể dục quá mức trong 2 giờ trước ngủ. Bác sĩ Lê Minh Quang, Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) cho biết hạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ tập thể dục quá gần giờ ngủ đến uống bia rượu buổi...