Chuyên gia dơi: Covid-19 không xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Nhà virus học Trung Quốc Shi Zhengli, người được mệnh danh là “người phụ nữ dơi”, khẳng định Covid-19 không xuất phát từ phòng thí nghiệm của bà ở Vũ Hán.
15 năm qua, nhà khoa học Trung Quốc Shi Zhengli đã cảnh báo thế giới rằng dơi mang virus corona có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Loài động vật có vú biết bay này có thể là thủ phạm gây ra đại dịch đang càn quét toàn cầu. Tiến sĩ Shi và các phòng thí nghiệm của bà ở Vũ Hán, nơi lần đầu tiên virus xuất hiện, đang chịu những nghi ngờ lớn.
Bà Shi được truyền thông Trung Quốc gọi là “người phụ nữ dơi”. Nhà khoa học 55 tuổi tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) và các đồng nghiệp đã tích lũy một kho virus và các mầm bệnh khác thu thập trong nhiều năm từ dơi trên khắp Trung Quốc.
Nhà virus học Trung Quốc Shi Zhengli bên trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm 2017. Ảnh: AFP.
Với kinh nghiệm và kho mẫu vật của mình, bà Shi xác định rằng virus corona mới xuất hiện ở Vũ Hán rất có thể đến từ một con dơi. Trên thực tế, một mẫu vật bà Shi thu thập ở tỉnh Vân Nam vào năm 2013 có trình tự gen giống khoảng 96% với virus corona gây ra Covid- 19, theo Wall Street Journal.
Những điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu virus corona gây ra đại dịch hiện tại có thoát ra khỏi phòng thí nghiệm của bà Shi hay không.
“Không lý nào virus xuất phát ở phòng thí nghiệm Vũ Hán”
Trong một bài báo vào tháng 2, các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng chợ Vũ Hán, nơi virus corona bắt đầu lan rộng vào cuối năm ngoái, nằm gần với phòng thí nghiệm của bà Shi và một nhà khoa học khác từng làm việc với dơi tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Vũ Hán.
Các tác giả rút lại bài báo trên sau khi nó được quốc tế chú ý đến.
Các nhà khoa học làm việc với bà Shi cho biết công việc của bà chủ yếu liên quan đến xác định trình tự gen trên máy tính. Theo các nhà khoa học, bà Shi sử dụng các mẫu lấy từ dơi để nuôi cấy virus trong phòng thí nghiệm, nhưng bà Shi nói với các đồng nghiệp rằng những mẫu virus không có loại virus đã gây ra Covid-19.
Một phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ quan ngại về an toàn sinh học ở Vũ Hán và Trung Quốc nói chung. Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh năm 2018 đã gửi các bức điện ngoại giao cho quan chức ở Washington cảnh báo rằng các thí nghiệm quan trọng nhưng đầy rủi ro về virus corona trên dơi đang được tiến hành ở Vũ Hán.
Tiến sĩ Shi và chính phủ Trung Quốc nói không có bằng chứng cho thấy virus đến từ các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Giới khoa học nói chung tin rằng mầm bệnh đã truyền trực tiếp qua người từ dơi hoặc qua động vật trung gian khác. Động vật hoang dã thường xuyên được bày bán ở chợ Vũ Hán.
Bà Shi đã phản ứng mạnh mẽ với các nghi ngờ về nguồn gốc của virus. Trong bài đăng trên mạng xã hội hồi tháng 2, bà Shi nói bà “có thể đảm bảo bằng mạng sống” rằng virus không xuất phát từ phòng thí nghiệm của bà. Bà cũng khuyên “những người tin tưởng và lan truyền những tin đồn độc hại trên truyền thông nên ngậm miệng lại”.
Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang để tránh lây lan virus. Ảnh: AFP.
Sếp của bà Shi, ông Yuan Zhiming, quan chức cấp cao tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, cũng phản bác các tin đồn. Ông Yuan nói trên truyền hình nhà nước Trung Quốc trong tháng này việc mọi người nghi ngờ phòng thí nghiệm là điều dễ hiểu, nhưng “không lý nào virus này xuất phát từ chỗ chúng tôi”.
Với những người bảo vệ bà Shi, đại dịch này là sự trùng hợp bi thảm với một nhà khoa học dành cả cuộc đời của mình theo dõi các mối đe dọa đối với sức khỏe con người.
“Ngoài đó toàn là thuyết âm mưu nếu bạn muốn tin vào điều đó”, ông Peter Daszak, Chủ tịch của EcoHealth Alliance, tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe môi trường có trụ sở tại New York nói với Wall Street Journal.
Ông Daszak đã cộng tác với tiến sĩ Shi trong nhiều năm. “Những thuyết âm mưu này không đúng chút nào”.
Bà Jonna Mazet, chuyên gia về đại dịch tại Đại học California Davis, người đã làm việc với bà Shi trong một thập kỷ, cho biết nhà khoa học Trung Quốc đang phân loại tất cả virus corona mà bà đã nghiên cứu trong nhiều năm qua. Bà Shi nói với bà Mazet rằng “tôi chưa từng có virus này trong phòng thí nghiệm trước khi mọi người bị bệnh”.
Nghi vấn nuôi dơi trong phòng thí nghiệm
Tiến sĩ Shi bắt đầu sự nghiệp khoa học nghiên cứu virus với các sinh vật dưới nước như tôm. Tuy nhiên, đại dịch SARS năm 2003 ở Trung Quốc đã cho nước này thấy tầm quan trọng của khoa học, và bà Shi chuyển sang nghiên cứu nguồn gốc của virus gây ra SARS.
Năm 2004, bà Shi dẫn nhóm đến các vùng xa xôi của Trung Quốc để thu thập mẫu từ dơi liên quan đến SARS. Trước đó, SARS được cho là có nguồn gốc từ cầy hương. Nghiên cứu của bà Shi về căn nguyên của dịch SARS đã giúp bà phát hiện ra những điểm tương đồng rõ ràng giữa SARS và virus corona mới xuất hiện, hay SARS-CoV- 2.
Bà Shi đã liên tục cảnh báo trên các tờ báo và phát biểu rằng các loại virus corona mà nhóm của bà tìm thấy ở dơi chắc chắn sẽ quay trở lại mạnh mẽ như SARS nếu các rủi ro như buôn bán động vật hoang dã Trung Quốc không được chú ý đến.
Màn hình quảng cáo ở một trung tâm mua sắm ở Quảng Châu, Trung Quốc, vào tháng trước khuyên mọi người: “Xin đừng bắt, ăn, mua và bán động vật hoang dã, đặc biệt là dơi và chuột hoang. Ảnh: Shutterstock.
Đối với các nhà virus học, dơi là mắt xích quan trọng trong chuỗi truyền virus sang người. Loài dơi chiếm khoảng 20% trong số tất cả loài động vật có vú và có thể chứa nhiều virus hơn gấp 10 lần so với các loài chim.
Các virus này bao gồm những virus chết người như bệnh dại, Ebola và SARS. Mặc dù là một ổ virus, đối với người nghèo ở châu Á và châu Phi, dơi là một bữa ăn biết bay miễn phí.
Tiến sĩ Daszak nói rằng ông và bà Shi đã nghiên cứu các mẫu từ 15.000 con dơi nhưng hầu hết việc bắt dơi ở thực địa đều do người khác thực hiện. Ông nói công việc của mình và bà Shi chủ yếu liên quan đến giải trình tự ARN được tách ra khỏi virus, nghĩa là họ làm việc với vật chất không có khả năng lây nhiễm.
“Bà Shi là một nhà virus học trong phòng thí nghiệm, và bà ấy cực kỳ giỏi”, ông Daszak nói.
Một số tin tức ở Trung Quốc cho rằng bà Shi nuôi dơi trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và đại dịch là kết quả một tai nạn phòng thí nghiệm.
Tiến sĩ Daszak cho biết ông chưa bao giờ thấy bất kỳ bằng chứng nào về điều đó. “Tôi chắc chắn rằng họ không có dơi ở Vũ Hán”. Ông cũng lưu ý rằng loài dơi móng ngựa mà họ đã nghiên cứu khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt.
Trong bài viết tóm tắt nghiên cứu kéo dài 5 năm về những con dơi sống trong một hang động đặc biệt ở tỉnh Vân Nam, bà Shi cũng lưu ý: “Những con dơi bị bắt trong nghiên cứu này đã được thả trở lại môi trường sống của chúng”.
Giáo viên xếp hàng dài cầm ô che cho học sinh đến trường giữa mùa dịch
Khi trời chuyển mưa, 30 giáo viên đã xếp hàng dài che ô cho hơn 900 học sinh đi bộ đến trường ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Như Trần
Bí ẩn phòng thí nghiệm nghi là nơi phát tán virus SARS-CoV-2 ở Vũ Hán
Bí ẩn xung quanh Viện Virus học Vũ Hán gia tăng những ngày gần đây, xung quanh đồn đoán về những gì diễn ra sau cánh cửa đóng kín của phòng thí nghiệm virus corona.
Nghiêm ngặt thông tin
Trong cuộc họp báo chiều 17/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nghi vấn virus xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là "vô căn cứ" và cho biết WHO từng phủ nhận điều này.
Tuyên bố của ông Triệu được đưa ra sau khi Tổng thống Trump xác nhận, Mỹ đang điều tra thông tin virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết đã thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nghi vấn này trong cuộc điện đàm mới đây.
"Tôi sẽ nói với các bạn nhiều hơn khi chúng tôi biết được thêm và chúng ta sẽ làm rõ", ông Trump nói.
Không có nhiều thông tin về Viện Virus học Vũ Hán, nhưng vài tháng trở lại đây nó trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Đặc biệt gần đây, phòng thí nghiệm này bị cáo buộc không tuân thủ các giao thức bảo đảm an toàn. Các nghiên cứu của viện này về dơi và virus corona cũng bị đặt dấu hỏi lớn.
Các nhà khoa học làm việc tại đây hết sức kín tiếng. Trong một tuyên bố hiếm hoi, Shi Zhengli - nhà khoa học tại Viện Virus học Vũ Hán bác bỏ "thuyết âm mưu" khi cho rằng virus corona chủng mới thoát ra ngoài từ cơ sở này.
Viện Virus học Vũ Hán bắt đầu hoạt động từ năm 2015. (Ảnh: Barrons)
Viện Virus học Vũ Hán là cơ sở đầu tiên của Trung Quốc nghiên cứu về các mầm bệnh nguy hiểm và được xây dựng để chống lại các trận động đất mạnh 7 độ richter. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phê duyệt xây dựng Viện Virus học Vũ Hán năm 2003.
Công trình này ngốn 44 triệu USD và mất hơn 1 thập kỷ để đưa vào hoạt động.
Đây được xem là niềm tự hào của Vũ Hán, giúp các nhà nghiên cứu của Trung Quốc ngang tầm với các đồng nghiệp tới từ Mỹ và châu Âu.
Video: Vũ Hán hồi phục sau cơn bạo bệnh
Sự phức tạp trong quá trình xây dựng phòng thí nghiệm với mức độ an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) đầu tiên của đất nước, cùng những nghi vấn về việc virus SARS phát tán từ một phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh khiến Viện Virus học Vũ Hán phải tới năm 2015 mới bắt đầu mở cửa.
"Cơ sở BSL-4 mới của chúng tôi đóng vai trò không thể thiếu trong việc ngăn chặn và kiểm soát những vi khuẩn gây bệnh", Xia Han, Phó Giáo sư tại Viện Virus học Vũ Hán nói.
Lo ngại về các hoạt động nghiên cứu
Nằm gần sông Dương Tử, phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được cấp chứng nhận cho việc lắp đặt và vận hành thiết bị bảo vệ quan trọng, tuyên bố trên trang web của Viện này cho biết.
BSL-4 là mức độ bảo vệ sinh học cao nhất trong thang 4 cấp độ dựa trên các sinh vật được nghiên cứu. Một phòng thí nghiệm cơ bản nghiên cứu các tác nhân không gây chết người, gây ra mối đe dọa tối thiểu cho nhân viên hoặc môi trường tại đó được liệt vào cấp độ 1.
Trong khi, các nhà khoa học tại các phòng thí nghiệm BSL-4, giống như ở Vũ Hán thường làm việc với các tác nhân hoặc bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người.
Các biện pháp phòng ngừa ở đây cực kỳ nghiêm ngặt bao gồm lọc không khí, xử lý nước, rác thải trước khi chuyển ra ngoài. Nhân viên phải mặc các bộ đồ bảo hộ kín có thông khí, đi bốt, đeo khẩu trang, tắm và thay quần áo trước và sau mỗi ca làm việc.
Tuy nhiên, một cựu quan chức cao cấp của chính quyền Trump nói rằng, phòng thí nghiệm này chỉ được trang bị để xử lý các mầm bệnh ít nguy hiểm hơn nhiều, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo trong cộng đồng tình báo.
Cơ sở ở Vũ Hán là phòng thí nghiệm được gắn mác BSL-4 đầu tiên của Trung Quốc, nhưng dạng phòng thí nghiệm này xuất hiện nhiều ở Mỹ và châu Âu trong 15 năm qua.
Mỹ hiện có 10 phòng thí nghiệm BSL-4, với cơ sở lớn nhất rộng hơn 8.800 m2 ở Atlanta.
Kể từ khi mở cửa, phòng thí nghiệm Vũ Hán nghiên cứu virus gây dịch SARS, Ebola, HIV, sốt xuất huyết Lassa và mới đây nhất là COVID-19.
Viện Virus Vũ Hán là phòng thí nghiệm với mức độ an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh: Daily Mail)
Cơ sở này hợp tác với nhiều trường đại học trên khắp thế giới, có liên hệ chặt chẽ với bang Texas của Mỹ và nhận hỗ trợ từ Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston thuộc Đại học Texas, cũng như nhiều tổ chức khác.
Mặc dù phòng thí nghiệm này đóng vai trò lớn trong việc xác định virus gây dịch thuộc chủng virus corona mới, thành tựu của nó bị lu mờ bởi các giả thiết nói rằng, người đầu tiên bị nhiễm bệnh do sự cố xảy ra bên trong phòng thí nghiệm.
N hiều nghi vấn về SARS-CoV-2
Trong một cuộc trao đổi với Fox News, chuyên gia đối ngoại Gordon Chang cho biết, " nhiều người Trung Quốc tin rằng virus SARS-CoV-2 bị phát tán một cách cố ý hay vô tình từ Viện Virus học Vũ Hán".
"Phòng thí nghiệm này, được biết đến với việc nghiên cứu virus corona, cách không xa chợ hải sản mà ban đầu bị nghi là nơi phát tán dịch", ông Chang cho hay.
Chuyên gia đối ngoại Gordon Chang là luật sư người Mỹ gốc Hoa.
Trong nhiều bức điện tín ngoại giao được dán nhãn "nhạy cảm nhưng không phải tài liệu mật" trước đó, các quan chức Đại sứ quán Mỹ cảnh báo phòng thí nghiệm Vũ Hán có nhiều lỗ hổng trong khâu quản lý, gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, đồng thời kêu gọi Washington vào cuộc.
Một bức điện tín mà Washington Post tiếp cận được, gửi đi cảnh báo về các nghiên cứu của phòng thí nghiệm này về virus corona trên dơi và cụ thể hơn là khả năng lây truyền sang người của chúng tạo ra nguy cơ bùng phát một đại dịch như SARS.
"Trong quá trình tương tác với các nhà khoa học tại Viện Virus học Vũ Hán, họ lưu ý rằng phòng thí nghiệm này thiếu hụt nghiêm trọng các kỹ thuật viên và điều tra viên được đào tạo để vận hành an toàn phòng nó", hai quan chức Đại sứ quán Mỹ viết trong bức điện tín gửi đi ngày 19/1/2018.
Tài liệu này cho rằng, Mỹ nên hỗ trợ các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nhiều hơn, vì nghiên cứu của họ về virus corona ở dơi rất quan trọng, nhưng hết sức nguy hiểm. Bức điện tín cũng kêu gọi chú ý tới các tuyên bố bất nhất của bà Shi.
Shi, người đứng đầu dự án nghiên cứu, hồi tháng 11/2017 đăng tải bài báo cho biết, những con dơi móng ngựa thu thập từ một trường hợp ở tỉnh Vân Nam có thể có liên quan tới loài dơi gây dịch SARS năm 2003.
Bất chấp những cảnh báo về phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nhiều quan chức quân sự hàng đầu Mỹ và một số quan chức cấp cao khác vẫn tin rằng COVID-19 không xuất phát từ phòng thí nghiệm và cũng không phải là kết quả của chương trình vũ khí sinh học.
"Đó không phải là điều khiến tôi lo lắng. Tôi nghĩ ngay bây giờ điều chúng ta quan tâm là làm thế nào để điều trị cho những người nhiễm bệnh, làm sao để ngăn mọi người không bị ốm. Tôi không lo rằng nó là một loại vũ khí sinh học", Chuẩn tướng Không quân Mỹ Paul Friedrichs cho biết.
SONG HY
Trung Quốc mượn lời WHO bác nCoV 'từ phòng thí nghiệm' Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định WHO từng nói không có bằng chứng nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán sau các cáo buộc từ phía Mỹ. "Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nói rằng không có bằng chứng nào về việc nCoV được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia...