Chuyên gia dinh dưỡng Hàn Quốc: có thể ngăn lão hóa hiệu quả bằng phương pháp ăn thực phẩm theo màu sắc
Thực phẩm được chia thành nhiềm nhóm màu khác nhau, chỉ cần bạn lưu ý ăn đủ sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Từ trước đến nay, đa phần khi chúng ta thèm món gì sẽ ăn món đó chứ ít khi để ý đến màu sắc thực phẩm mình ăn vào. Tuy nhiên, việc ăn cân bằng các màu sắc từ thực phẩm cũng giúp bạn chống lão hóa vô cùng hiệu quả. Sau đây là thông tin thú vị từ nhà đài MBN với lời tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng Kwang Oh Ran.
Ngay đầu chương trình, nhà đài đã chia sẻ một chút về nghiên cứu từ Anh Quốc. Nghiên cứu này đã khảo sát người dân trong suốt 8 năm về thói quen ăn rau quả ảnh hưởng thế nào đến tỷ lệ lão hóa cũng như khả năng tử vong sớm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những người ăn 3 lần rau quả mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ 14%, nếu ăn 4 – 5 lần rau quả mỗi ngày thì giảm 29%, ăn 6 – 7 lần sẽ giảm 36%, còn ăn trên 7 lần sẽ giảm đến 42% tỉ lệ tử vong sớm.
Thông tin này dường như khiến các khách mời ở trường quay vô cùng bất ngờ. Bởi không ngờ việc ăn rau quả lại có tác dụng kỳ diệu đến thế. Ngoài ra, ai cũng lấy làm khó hiểu rằng không cách nào có thể ăn hơn 7 lần rau quả chỉ trong một ngày, bởi nếu như thế thì chắc phải bỏ cả các bữa ăn chính.
Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Kwang Oh Ran cho biết thì bạn đừng quan tâm đến số lần ăn mà quan trọng hơn cả là lượng ăn mỗi loại rau quả và việc ăn phân bố đều các màu sắc mới mang lại hiệu quả ngăn ngừa lão hóa tối ưu.
Theo chuẩn dinh dưỡng quy định thì mỗi loại rau quả bạn chỉ cần ăn một lượng bằng nắm đấm tay cho mỗi tuần là được. Ví dụ như táo thì chỉ nửa quả, cà chua 1 quả, hành tây nửa củ, chuối 1 quả, ớt chuông nửa quả… Ngoài ra còn có các loại thực phẩm đa dạng màu sắc khác mà bạn cũng nên luân phiên bổ sung đầy đủ.
Theo chuyên gia Kwang Oh Ran cho biết, một nghiên cứu Hàn Quốc về thói quen ăn thực phẩm theo màu cho kết quả rằng, đa phần mọi người ăn thực phẩm màu trắng là nhiều nhất. Trong đó, thực phẩm màu trắng chiếm 32,9%, màu vàng 29,2%, màu tím 12,6%, màu xanh 8,6% và màu đỏ chiếm 7,4%. Do đó, để cân bằng lại các màu sắc từ thực phẩm thì bạn cần lưu ý lựa chọn tăng cường các màu còn thiếu nhé.
Chia sẻ về tác dụng chống lão hóa của các loại thực phẩm theo màu sắc, chuyên gia dinh dưỡng Kwang Oh Ran cho biết như sau:
- Thực phẩm màu trắng như hành tây, chuối, cải thảo, tỏi, củ cải trắng… tốt cho huyết áp và giúp ổn định hormone phụ nữ. Đặc biệt, trong thực phẩm màu trắng có chứa chất isoflavone tốt cho sự tuần hoàn máu trong mạch máu.
- Thực phẩm màu tím như bắp cải tím, cà tím, nho, việt quất… được công nhận chứa nhiều chất anthocyanin có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
- Thực phẩm màu vàng như ớt chuông vàng, cam, đu đủ, khoai lang, bắp ngô, cà rốt, bí ngô… chứa nhiều lutein giúp cải thiện thị lực, cải thiện sức khỏe da, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Video đang HOT
- Thực phẩm màu đỏ như cà chua, dưa hấu, táo, đào, ớt đỏ… có chứa nhiều lycopene giúp ngăn ngừa ung thư, cải thiện vấn đề tim mạch, trong đó cà chua là đại diện chứa nhiều lycopene nhất.
- Thực phẩm màu xanh điển hình là các loại rau lá xanh đậm có tác dụng thải độc cơ thể, phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Như vậy, màu sắc của thực phẩm thật sự rất quan trong đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là khả năng chống lão hóa. Vì thế, sau khi biết được các thông tin thú vị này thì bạn hãy lưu ý điều chỉnh lại chế độ ăn mỗi tuần để tuần nào cũng nhận đủ 5 loại màu trên thì chắc chắn tuổi xuân sẽ được kéo dài hiệu quả hơn.
Source (Nguồn): MBN Entertainment
Theo Helino
Rau củ mọc mầm: Nên và không nên ăn loại nào để tốt cho sức khoẻ?
Một số loại thực phẩm mọc mầm không nguy hại như quan niệm của nhiều người, ngược lại chúng còn mang đến những giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại thực phẩm khi mọc mầm cần tránh xa, tuyệt đối không sử dụng.
Thực phẩm mọc mầm và những điều cần lưu ý
Một số loại thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khỏe con người
Tỏi đã tốt, tỏi mọc mầm còn tốt hơn
Chỉ cần củ tỏi mọc mầm không bị mốc, không đổi màu là có thể tiếp tục sử dụng.
Mầm tỏi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với tỏi thường. Hàm lượng các chất này tăng cao nhất vào ngày thứ 5 kể từ khi mọc mầm. Bởi vậy, tỏi đã có mầm so với tỏi thường càng có tác dụng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, người không quen ăn tỏi có thể thử ăn mầm tỏi. Mầm của loại củ này đặc biệt giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, caroten...
Đậu tương mọc mầm
Đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng bên trong lại chứa một số chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi nảy mầm, đại đa số những chất này sẽ bị phân giải, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể.
Dùng đậu tương mọc mầm làm sữa đậu nành hoặc xào cùng nấm hương đều là những lựa chọn ẩm thực vừa bổ dưỡng lại vừa ngon miệng.
Cần phải lưu ý rằng đậu tương mọc mầm trong thời gian ngắn, dài ra chưa tới 1/2 cm là tốt nhất để ăn.
Đậu xanh nảy mầm (giá đỗ)
Hạt đậu xanh là một loại rau nhỏ chứa hàm lượng kali cao và các chất dinh dưỡng khác, là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân cao huyết áp. Mầm đậu xanh giàu vitamin, khoáng chất... rất tốt để hỗ trợ chức năng sinh lý, chức năng sinh sản cho cả nam và nữ.
Khi hạt đậu nảy mầm, hàm lượng caroten cao hơn hẳn so với các loại trai cây và rau thông thường giúp tăng thị lực cho đôi mắt, cải thiện làn da thô ráp cũng như thúc đẩy sự cân bằng dầu trên làn da, đặc biệt là da nhờn.
Mầm đậu Hà Lan
Trong số các loại mầm đậu, mầm đậu Hà Lan được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe.
Mầm đậu Hà Lan chứa hàm lượng caroten có thể lên tới 2700 mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng caroten là 100mg/100gr. Không chỉ vậy, loại mầm này còn rất dễ chế biến. Chúng ta có thể dùng mầm đậu Hà Lan để làm rau trộn, xào hay xào trứng cũng đều rất ngon miệng.
Các loại rau củ không nên ăn khi đã mọc mầm
Khoai tây
Mầm khoai tây có chứa solanin - một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.
Khoai lang
Chất độc trong khoai lang mọc mầm có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.
Lạc
Quá trình mọc mầm không chỉ khiến cho dinh dưỡng của lạc bị giảm thấp mà còn làm hàm lượng nước tăng cao, dễ gây nhiễm độc, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.
Gừng
Khi bị nẫu hoặc mọc mầm, mặc dù gừng vẫn còn vị cay những sẽ gây nguy hiểm do chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm hoặc dập nát đặc biệt gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Một số loại cây họ đậu
Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng khó tránh khỏi có "ngoại lệ".
Một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim có hàm lượng lớn glucoside sinh acid cyanhydric giống như trong măng và sắn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn mầm của những loại đậu này.
Củ Hành
Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi vậy, mọi người cũng không nên ăn hành, tỏi khi đã mọc mầm.
Lưu ý:
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh hoặc người đang mắc một số bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ dinh dưỡng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Theo thoidai
Những nguyên nhân bất ngờ có thể khiến bạn dễ bị hình thành vết bầm tím trên cơ thể Nếu vết bầm tím xuất hiện đột ngột, gây đau đớn ảnh hưởng tới vận động và kéo dài liên tục, bạn hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu vết bầm tím thường xuất hiện ở chân, cánh tay và các bộ phận khác trên cơ thể không rõ lý do, bạn nên cân nhắc đi khám bác sĩ. Dưới...