Chuyên gia địa ốc dự báo bất ngờ về thị trường bất động sản
Theo một số chuyên gia, nếu dịch Covid-19 kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5 thì không có vấn đề gì quá lớn với BĐS, nhưng nếu dịch đến hết tháng 7 thì có thể sức lực của doanh nghiệp chỉ còn khoảng 50%.
Tuy vậy, có những dự báo về kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, đó là nếu dịch diễn ra đến gần cuối năm (khoảng tháng 9,10 hoặc sang đầu năm sau) thì có thể BĐS sẽ nằm im, “không nhúc nhích”.
Trong báo cáo thị trường quý 1/2020 mới đây, đại diện CBRE Việt Nam đã đưa ra các kịch bản xảy ra đối với từng phân khúc BĐS. Trong đó, với thị trường căn hộ, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trước tháng 6/2020, nguồn cung mới ra thị trường có thể đạt khoảng 28.000 căn, tăng 5% so với năm 2019.
Giá chào bán trung bình tăng 5%. Tuy vậy, kịch bản 2 nếu dịch Covid-19 được kiểm soát muộn nhất vào tháng 9/2020, nguồn cung mới sẽ giảm, chỉ đạt khoảng 15.000 căn, bằng 40% so với năm 2019, trong đó giá chào bán trung bình giảm 5%, số lượng căn tiêu thụ trên thị trường có thể giảm 55% so với 2019.
Còn theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, dự đoán dịch Covid-19 có thể xảy ra các kịch bản đối với thị trường BĐS ở các trường hợp. Nếu dịch kéo dài đến hết tháng 4 hoặc tháng 5 thì không có vấn đề gì nhiều với BĐS. Tuy nhiên, các công ty BĐS, các môi giới BĐS cần chuẩn bị tinh thần là dịch có thể kéo dài đến tháng 9 hoặc tháng 10, thậm chí có thể kéo dài qua đầu năm 2021. Vì thế, dự đoán thị trường, nhà đầu tư sẽ tiếp tục khó khăn, giảm giá.
Nếu dịch Covid-19 kéo dài đến tháng 7 thì sức lực của các doanh nghiệp chỉ còn khoảng 50%, vì phải chịu đựng trong vòng 6 tháng. Còn nếu dịch kéo dài đến cuối năm thì kịch bản là sẽ rất nhiều doanh nghiệp BĐS “chết”, hoặc còn lại là nằm im, “không nhúc nhích”.
“Với bối cảnh như hiện nay, các doanh nghiệp phải nghĩ đến phương án xấu nhất thì mới làm tốt được. Chúng ta phải hiểu rằng, thị trường sẽ tiếp tục khó khăn dù dịch kết thúc sớm hay muộn, từ đó mỗi người có phương án phòng ngừa. Chúng ta cũng đừng hi vọng giá BĐS sẽ giảm sâu sau dịch, cũng đừng hi vọng thị trường BĐS sẽ trở lại nhanh mà điều quan trọng nhất là với tình hình hiện nay cần chuẩn bị sẵn một kế hoạch chi tiết để ứng phó với dịch một cách tốt nhất”, ông Quang nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia này, nếu tình huống xấu là dịch kéo dài thì các doanh nghiệp BĐS cần phải hành động bằng cách: Tinh giảm bộ máy, giữ lại khoảng 50% nhân sự, thậm chí còn 30%. Nếu dịch kéo dài đến tháng 7 thì còn 50% nhân sự nhưng dịch kéo dài đến cuối năm thì còn khoảng 30%, đồng thời những chi phí không cần thiết thì bỏ qua.
Đối với sales BĐS, cần làm việc trên 2 nguyên tắc: Một là “sống chết cùng công ty” , hai là chấp nhận làm nhiều, giảm thu nhập. Những môi giới đi cùng công ty lúc khó khăn nhất thì khi công ty “lọt” qua dịch thì đây sẽ là doanh nghiệp “sáng” trên thị trường. Khi đó, nếu thị trường trở lại sớm thì bản thân sales đó sẽ có thuận lợi rất lớn, trường hợp thị trường trở lại chậm thì sales được hưởng lợi từ uy tín của doanh nghiệp.
Theo ông Quang, bản thân sales BĐS phải tồn tại được 12 tháng. Trong khoảng thời gian này phải có lượng tiền mặt để tồn tại. Đồng thời, cũng phải nghĩ đến phương án xấu, không hi vọng dịch kết thúc trong ngắn hạn là nhằm có một phương án tốt nhất để đối phó. Bởi vì, đặt mình trong trường hợp xấu để khi thị trường trở lại sớm hơn dự đoán thì khả năng “bật dậy” với thị trường sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn. Chẳng hạn, sales BĐS phòng ngừa phương án, khoảng tháng 10 dịch mới hết, thị trường mới trở lại nhưng nếu khoảng tháng 4 là thị trường đã trở lại thì khi đó môi giới đến với thị trường sẽ nhanh hơn.
Trong báo cáo thị trường mới đây, Hội môi giới BĐS Việt Nam cũng đưa ra các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp BĐS lẫn môi giới BĐS trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể còn diễn biến phức tạp.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp, cần thiết phải nghiên cứu để tìm ra phương án tái cấu trúc lại bộ máy, nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn, công nghệ hoá và chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí sản xuất, vừa tăng chất lượng vừa giảm giá sản phẩm.
Bên canh đó, doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn đến phân khúc nhà ở giá thấp và nhà ở xã hội. Đây là phân khúc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu của khách hàng và chắc chắn luôn có tỷ lệ hấp thụ cao cho dù hậu quả của dịch bệnh làm cho tình hình kinh tế suy giảm.
Ngoài ra, các Sàn giao dịch BĐS nên thực hiện các biện pháp như nâng cấp hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh; Cấu trúc lại bộ máy, hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho Doanh nghiệp; đồng thời, tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên môi giới; Duy trì các hoạt động marketing để giữ vững khách hàng tại thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng phát triển; Có giải pháp để chăm lo và hỗ trợ đội ngũ nhân viên của Công ty, không nên bỏ mặc họ trong bối cảnh khó khăn chung của toàn xã hội.
Đối với môi giới BĐS, theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, môi giới nên tranh thủ trong khoảng thời gian nghỉ do dịch bệnh để hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao giá trị bản thân. Song song đó, hỗ trợ, chung tay cùng Doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Hạ Vy
Cơ hội phục hồi của thị trường bất động sản nhà ở TP HCM năm 2020
Thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở TP HCM năm 2019 tiếp tục đương đầu khó khăn, nguồn cung thấp nhưng giá lại tăng 15 - 20%.
Năm 2019: Giá nhà tăng 15 - 20%, nguồn cung thấp nhất 4 năm
Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng 2019 là năm thứ 2, thị trường địa ốc và các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Giá nhà tăng cao, trong đó, căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15 - 20% (cá biệt, dự án nhà ở tại quận 9 có mức giá bán căn hộ tăng đến 39%) so với năm trước.
Trong cả năm, TP HCM chỉ có một dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm 92%. Số căn hộ cao cấp chiếm 67% toàn thị trường, căn hộ trung cấp 22%, còn lại căn hộ bình dân chỉ có 10%. Thành phố không có dự án nhà ở xã hội mới.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng thị trường về bản chất không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, tính thanh khoản vẫn tốt, vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng sau giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng 2011 - 2013.
Tình thế khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, mà nguyên nhân là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật. Tuy nhiên, do thị trường BĐS có "độ trễ" nên nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn hiện nay thì tình trạng sụt giảm quy mô sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Trong một báo cáo khác, CBRE Việt Nam chỉ ra giá nhà ở TP HCM đã tăng 10% so với năm trước, thị trường thiết lập mặt bằng giá mới (khoảng 47 triệu đồng/m2). Giá bán tăng được ghi nhận tại tất cả dự án chào bán trong quý và các sản phẩm còn lại trên thị trường ở tất cả các khu vực.
DKRA Việt Nam cũng cho rằng giá bán liên tục tăng mạnh trong năm 2019, trung bình 15 - 20% so với mặt bằng giá trong khu vực. Nguồn cung và lượng tiêu thụ căn hộ tại TP HCM đã thấp nhất 4 năm (2016 - 2019).
Nguồn: DKRA Việt Nam
HoREA đánh giá từ quý III/2020 trở đi, khi chính quyền TP HCM vào cuộc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại theo hướng minh bạch, công bằng, lành mạnh hơn trước đây. Năm 2020, thị trường ít có nguy cơ xảy ra "bong bóng", nhưng có thể xảy ra tình trạng sốt giá đất nền cục bộ ở một số khu vực có quy hoạch phát triển đô thị, phát triển giao thông. Nhưng trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp BĐS có thể vẫn còn phải tiếp tục đương đầu với các khó khăn, thách thức.
Trái ngược trong các dự đoán về thị trường 2020
Cũng theo HoREA, phân khúc thị trường căn hộ chung cư nhà ở thương mại 1 - 2 phòng ngủ có giá vừa túi tiền (trên dưới 2 tỷ đồng/căn) tiếp tục giữ vị trí chủ đạo trong thị trường bất động sản, đi đôi với nguồn cung dự án nhà ở xã hội tăng thêm trong năm nay.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, dự đoán năm 2020, vấn đề chậm cấp phép tiếp tục tác động lên nguồn cung chào bán. Thị trường kỳ vọng sẽ có thêm khoảng 30.000 căn hộ, tương đương năm trước. Giá sơ cấp dự kiến sẽ tiếp tục tăng, phân khúc hạng sang sẽ duy trì tốc độ tăng giá 10% theo năm do khan hiếm nguồn cung. Phân khúc cao cấp và trung cấp sẽ tăng chậm hơn, vào khoảng 5% còn căn hộ bình dân duy trì mức tăng giá 2% theo năm.
Công ty nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam cho rằng trong năm 2020, khoảng 30.000 - 35.000 căn hộ sẽ được mở bán, trong đó Vinhomes Grand Park tiếp tục là nguồn cung chính. Tuy nhiên, nguồn cung này sẽ có nhiều biến động do Chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc cấp quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng. Nhu cầu nhà ở sẽ tiếp tục tăng trong tương lai và sẽ đẩy giá cao hơn nữa ở tất cả phân khúc. Tuy nhiên, nhu cầu trong phân khúc cao cấp, đặc biệt là các nhà đầu tư, sẽ chậm lại trong dài hạn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land nhận định năm 2020, thị trường có thể vẫn chịu nhiều rủi ro, mà thể chế là nút thắt lớn nhất. Bà mong muốn có một thông điệp đủ mạnh của Chính phủ và Nhà nước về ngắn hạn, từ đó doanh nghiệp BĐS có thể vạch ra được chiến lược ngắn hạn và dài hạn (2020 - 2025) để mỗi năm không phải ngồi lại rồi hoài nghi thị trường năm sau như thế nào.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, thị trường chưa đến mức bi quan, vẫn đang trong quá trình cơ bản sàng lọc. Một trong những nguyên nhân chính là do thể chế, chính sách không theo kịp sự phát triển của BĐS, như vấn đề condotel và do rà soát, thanh tra kiểm tra còn chưa xong. Theo ông Lực, trong năm qua, doanh nghiệp BĐS trên sàn làm ăn khá tốt, giá cổ phiếu tăng trung bình khoảng 13% so với năm trước.
Theo Lê Xuân
Người đồng hành
5 lời khuyên của chuyên gia giúp nhà đầu tư "sống khỏe" mùa Covid "Mùa Covid 19", các nhà đầu tư bất động sản muốn "sống khỏe" cần lưu ý những gì Liệu có còn cơ hội đầu tư ngắn hạn hoặc lướt sóng trong 6 -12 tháng tới 1. Trữ tiền mặt và đợi thời cơ Dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế, không ngoại trừ lĩnh vực bất động sản....