Chuyên gia đề xuất cho người tiêm hai mũi vaccine trở lại làm việc
Bác sĩ Trương Hữu Khanh đề xuất xây dựng cơ chế để người đã tiêm hai mũi vaccine Covid-19 trở lại cuộc sống “bình thường mới”, tham gia sản xuất, kinh doanh, đi lại.
Đến hết ngày 4/9, cả nước có 21 triệu người được tiêm vaccine Covid-19, trong đó gần 18 triệu người tiêm mũi một; 3 triệu người đủ hai mũi. Việt Nam đang trên lộ trình hướng đến mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số (từ 18 tuổi), đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
TP HCM có tỷ lệ tiêm cao nhất cả nước với 6,1 triệu người (88%); Hà Nội đã tiêm cho 3 triệu người (53%); Bình Dương tiêm một triệu người (58%). Đây là các thành phố lớn hoặc tập trung nhiều khu công nghiệp, mật độ dân số đông, là động lực phát triển kinh tế của cả nước.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, cho rằng nhà chức trách cần sớm xây dựng cơ chế, hướng dẫn cụ thể để những người đã tiêm vaccine tham gia sản xuất, kinh doanh, trở lại cuộc sống “bình thường mới”.
Theo ông, bốn nhóm cần được xem xét gồm: người mắc Covid-19 đã được chữa khỏi; người tiêm đủ hai mũi vaccine; người tiêm một mũi qua 14 ngày; các gia đình trẻ. Bởi người đã khỏi bệnh sẽ không nhiễm lại nữa, người tiêm đủ hai mũi vaccine nếu bị nhiễm sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Người mới tiêm một mũi vaccine ít có nguy cơ bệnh nặng. Các gia đình trẻ nếu bị nhiễm cũng sẽ bệnh nhẹ, ít chuyển nặng.
Những người này trở lại cuộc sống bình thường mới cũng là cách để duy trì nguồn lực chống dịch và sống chung lâu dài với Covid-19. “Nếu chờ đến khi tiêm đủ tối thiểu 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng mới tính đến việc mở cửa sẽ rất lâu. Trong khi ngay lúc này, chúng ta cần phục hồi, duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế”, ông Khanh nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 1
Ông đánh giá khi chống dịch, các địa phương đã linh hoạt phong tỏa từng phần thì bây giờ tỷ lệ vaccine bao phủ đến đâu cũng cần mở cửa từng phần trở lại đến đó. Qua gần hai năm chống dịch, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh linh hoạt nên cần tính đến bài toán đảm bảo cân bằng giữa chống dịch và kinh tế.
Người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm Covid-19 và lây cho người tiếp xúc gần. Vì vậy, theo ông, các cơ chế, chính sách phải xem xét cụ thể từng nơi, khu vực được phép hoạt động. Chẳng hạn, họ được đến những nơi không có người già, mắc bệnh nền. “Nghĩa là các hướng dẫn phải tính toán cụ thể những nơi được đến, tham gia hoạt động, để không may họ bị nhiễm virus, lây cho người khác ở khu vực đó thì cũng không gây nguy hiểm”, bác sĩ Khanh nói.
Ông dẫn chứng, TP HCM đã đạt độ bao phủ mũi một vaccine gần hết dân số (trên 18 tuổi) thì có thể mở cửa dần trở lại. Tương tự, các nơi khác, nếu đã bao phủ được vaccine diện rộng cũng nên cân nhắc. “Có thể ban đầu quy mô nhỏ nhưng tinh thần là tận dụng tối đa cơ hội, vaccine phủ đến đâu mở cửa đến đó. Khi nhiều nơi mở cửa, chúng ta có thể hình thành các chuỗi liên xã, liên huyện, liên tỉnh, liên vùng, cho đến khi cả nước đạt miễn dịch cộng đồng”, ông Khanh đề xuất.
PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng việc cho phép người đã tiêm đủ hai mũi vaccine trở lại sản xuất, kinh doanh “cần phải làm ngay”. Bởi bên cạnh chống dịch, nhiệm vụ “đảm bảo không đứt gãy nền kinh tế, chuỗi cung ứng cũng rất quan trọng”.
Video đang HOT
Ông lưu ý để đảm bảo an toàn, những người đã tiêm vaccine vẫn phải tuân thủ 5K khi trở lại cuộc sống bình thường mới. Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể để các địa phương áp dụng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid -19 cho công nhân tại khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) ngày 19/6. Ảnh: Quỳnh Trần
Ở khía cạnh khác, PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế khẩn cấp cộng đồng (Bộ Y tế) cho rằng, người tiêm đủ liều vẫn cần tuân thủ chủ trương chung về cách ly, giãn cách hay phong tỏa, thực hiện 5K. Việc tiêm đủ liều vaccine sẽ bảo vệ cá nhân không bị mắc bệnh nặng, giảm thấp nhất nguy cơ nhập viện và tử vong. Nhưng người này vẫn có thể bị nhiễm, là nguồn lây cho người khác. Khi cả nước chưa đạt miễn dịch cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm theo cách này là điều “đáng lo ngại”.
Nghiên cứu mới đây của CDC Mỹ cho thấy, nồng độ virus của một số người đã tiêm vaccine và những người chưa tiêm cao như nhau nghĩa là khả năng lây là như nhau. “Để đạt hiệu quả phòng bệnh cho cộng đồng thì ít nhất 70% dân số được tiêm chủng”, ông Phu giải thích.
Theo ông, các tỉnh, thành phố hoặc khu vực nếu đạt miễn dịch cộng đồng nên có quy định riêng để người đã tiêm được trở lại cuộc sống bình thường mới. Đơn cử, TP HCM hoặc Hà Nội… khi đã tiêm đủ hai mũi cho tất cả người dân nên xây dựng quy định về đi lại, sản xuất, kinh doanh… không chỉ cho người dân mà cho cả người đã tiêm vaccine từ nơi khác đến. Nhà chức trách cũng cần có quy định về người từ nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao đến nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan, đảm bảo an toàn cho người chưa tiêm.
“Hiện tỷ lệ tiêm chủng cả nước cũng như các địa phương còn thấp, mới chỉ đạt miễn dịch bảo vệ cá nhân được tiêm, chứ chưa tạo được miễn dịch cộng đồng. Nếu mở cửa, chúng ta phải tính toán kỹ lưỡng tránh việc những người đã tiêm nhưng nhiễm virus rồi lây lan cho người chưa tiêm dẫn đến mắc bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao”, ông Phu nêu quan điểm.
F0 ở TP.HCM cần làm gì khi cách ly, điều trị tại nhà?
Chuyên gia đưa ra nhiều lời khuyên cho các F0 không triệu chứng được cách ly, điều trị tại nhà ở TP.HCM.
TP.HCM vừa cho phép các địa phương cách ly tại nhà F0 mới phát hiện, không có triệu chứng lâm sàng. Sự thay đổi này đã được nhiều chuyên gia y tế ủng hộ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
F0 cần bình tĩnh, không hoảng loạn
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhận định, tình hình dịch tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng và có thể phải siết chặt hơn giãn cách xã hội.
Theo BS Khanh, hiện có 60 - 80% những người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, 5% người mắc bệnh cần thở oxy hoặc điều trị cao hơn. Chủ yếu 5% đó gồm những người trẻ tuổi mà dư cân, béo phì và người có bệnh nền chưa chữa trị ổn định, ví dụ như tiểu đường, suy thận, ung thư, sơ gan, tim mạch... Nhóm nữa nguy cơ cao là người trên 65 tuổi.
BS Khanh phân tích, vì có 60 - 80% người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng nên khi nhiễm, trong khoảng thời gian 10 ngày người không có yếu tố nguy cơ sẽ khỏe mạnh bình thường.
" Vì khi virus vào cơ thể qua qua đường hô hấp, trong quá trình đó cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Khi cơ thể tạo ra kháng thể đủ thì virus không phát triển được nữa. Cho nên điều trị trong khoảng 10 ngày đa số bệnh nhân sẽ được về" , BS Khanh nói.
Nếu bạn là F0 thì cần phải thật sự bình tĩnh, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế. (Ảnh minh họa)
BS Khanh cho biết, nếu đã là F0 thì điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh, không hoảng loạn, bởi vì những người nhiễm bệnh thường hay tưởng tượng rằng virus đang xâm lấn cơ thể mình, từ đó làm cho người bệnh càng mệt thêm.
"Cho nên nếu các bạn là F0 thì hết sức bình tĩnh, không có việc gì phải lo lắng, đặc biệt nếu mình là người không có yếu tố nguy cơ thì không có gì phải hoảng loạn, tuy nhiên cũng không lơ là. Do đó quan trọng nhất của người F0 tự chăm sóc tại nhà là phải bình tĩnh và nên nhớ rằng 80% là không có triệu chứng, 95% không cần làm gì hết, có thể có nóng, sốt, ho, sổ mũi và sẽ tự hết trong vòng 8 ngày đầu, gần như mọi chuyện đều ổn thỏa", BS Khanh nói.
Ông cũng cho rằng, tâm trạng của mỗi người khác nhau, sức chịu đựng và tưởng tượng của mỗi người cũng khác nhau, thành ra nếu là một trong những người trong gia đình thì phải bình tĩnh, phải thể hiện mình là trụ cột, lúc đó rất quan trọng.
"Nếu tất cả người trong gia đình đều là F0 thì cùng nhau sinh hoạt, làm việc bình thường, chỉ cần mang khẩu trang, giữ khoảng cách, đặc biệt lúc đó bảo ban nhau, theo dõi sức khỏe của mình chứ đừng có rối lên" , BS Khanh khuyên.
F0 cần làm gì ở nhà?
Về phương án chăm sóc F0 tại nhà, BS Khanh nêu ra 2 tình huống. Tình huống thứ nhất, đối với trường hợp là F0 nhưng chưa được chuyển đến khu cách ly, bệnh viện. Hãy bình tĩnh chờ và thực hiện giống như trong khu cách ly. Đó là giữ khoảng cách trên 2m, luôn mang khẩu trang đúng cách, dùng tấm che giọt bắn vì có thể sẽ lây thêm thành viên khác trong gia đình.
"Người trong gia đình tiếp tế cho người F0 bằng cách để trên một cái bàn và đi ra chỗ khác. Lấy đồ giặt giũ thì có thể mang găng tay, Nếu mình cẩn thận hơn nữa thì dùng chén đũa sử dụng 1 lần" , BS Khanh cho biết.
Tình huống thứ hai đó là đối với F0 khỏe mạnh đang trong quá trình theo dõi, cách ly tại nhà. Nếu F0 ở trong phòng một mình thì không cần mang khẩu trang, chỉ cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, ngoài ra cần theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, uống nhiều nước, vận động, ngủ đủ giấc, điều độ trong sinh hoạt.
"Cái quan trọng nhất là phải đảm bảo toilet thật sạch, ngoài ra phải ăn sạch, uống sạch tại vì mình không đảm bảo dinh dưỡng tốt sẽ không có sức khỏe để kháng lại bệnh" , BS Khanh nhấn mạnh.
F0 điều trị tại nhà cần ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và phải giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ.
Theo bác sĩ, việc thở làm sao cho đúng cách cũng rất quan trọng. "Vì bình thường mình thở không phải tất cả các tế bào phế nang đều hoạt động, không nở lên hết. Bây giờ trong đầu mình đang suy nghĩ nhiều quá, hoặc là đang khó thở thật thì phải huy động tất cả các bộ phận phế nang trong người mình để trao đổi khí thì lúc đó oxy mới đủ cung cấp nuôi cơ thể mình và mình sẽ không bị mệt" , BS Khanh nói.
Để thở cho đúng cách, BS khuyên người bệnh cần huy động cơ hoành chứ không riêng mỗi cơ ngực. Đầu tiên phải hít vào thật chậm đến khi nào bụng phình lên rồi mình thở ra cho tới khi bụng xẹp xuống.
Một ngày có thể làm một đợt từ 15 - 20 nhịp, làm thành 2 - 3 đợt và chú ý vào nhịp thở của mình không làm việc gì khác.
"Lúc đó tất cả các phế nang trong cơ thể sẽ được huy động để có oxy nhiều nhất. Cho nên dù không khó thở cũng bắt đầu tập thở như vậy sẽ rất tốt cho cơ thể mình. Nếu làm các phương pháp trên mà vẫn khó thở thì nằm sấp lại, lúc đó cơ thể sẽ huy động hết phần tế bào phế nang sau lưng thì việc thở sẽ nhẹ bớt " , BS Khanh nói.
Ngoài ra, việc ăn uống cũng rất quan trọng, người F0 phải cố gắng ăn thật nhiều, ăn thức ăn lỏng, dễ ăn và uống nước thật nhiều, nếu trời lạnh cần giữ ấm.
Đối với vấn đề uống thuốc, BS Khanh cho rằng, bệnh này cũng rất giống với bệnh cảm cúm cho nên cảm cúm uống thuốc gì thì bây giờ sẽ uống thuốc đó. Nếu có triệu chứng gì thì uống thuốc theo triệu chứng đó, không cần một loại thuốc nào đặc biệt.
Ví dụ, sốt thì uống thuốc hạ sốt, ho uống thuốc ho, tiêu chảy uống thuốc tiêu chảy... "Nhưng chủ yếu vẫn là ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, tinh thần thoải mái. Mình không phải là yếu tố nguy cơ, mình còn trẻ, mình không có bệnh nền, mình dưới 65 tuổi, hoặc là 65 tuổi nhưng mà các bệnh nền mình đã chữa ổn định, thì tất cả những cài đó mình suy nghĩ như vậy thì tinh thần sẽ ổn định và sớm vượt qua, và rõ ràng là cho đến hiện nay Việt Nam mình có rất nhiều người đã khỏi bệnh" , BS Khanh cho biết.
Người dân cần biết những vấn đề thường gặp nhất trước, trong, sau tiêm vắc xin Covid-19 Cũng có người sau tiêm vắc xin Covid-19 bị "hành" sơ sơ nhưng lại... "nhõng nhẽo" không đi làm được. Dưới đây là một số khuyến cáo của bác sĩ về trước và sau khi tiêm vắc xin này. Vắc xin Covid-19.ẢNH: ĐỘC LẬP Vắc xin Covid-19 là loại vắc xin mới, nhiều người đi tiêm nhưng tâm trạng rối bời do trước...