Chuyên gia chỉ ra sai lầm khiến người chăn nuôi thường gặp thất bại
Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y (Sở NNPTNT Hà Nội) cho hay: Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuồng trại luôn phải sạch sẽ.
Nhiều bà con chủ quan cứ nghĩ đã làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại bằng cách rắc vôi, khử trùng nhưng hoàn toàn sai lầm vì không làm sạch chuồng trại thì bất cứ khâu khử trùng nào cũng trở nên vô nghĩa và việc thất bại trong chăn nuôi là bình thường.
Người dân ở Bình Lục (Hà Nam) quét dọn chuồng trại sau khi bị dịch tả lợn châu Phi.
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm” được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều qua, ông Sơn nhấn mạnh, để phòng dịch bệnh trong chăn nuôi thì người chăn nuôi phải chủ động tiêm phòng vắc-xin.
Bà con phải tiêm đúng liều, định kỳ, thường xuyên chứ không đợi dịch bùng phát mới rục rịch tiêm thì lúc đó khả năng phòng dịch đã giảm đi rất nhiều.
Tiếp đó là chúng ta phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, vì nếu trong vùng dịch mà bà con có chứng nhận cơ sở an toàn dịch thì sản phẩm vẫn xuất bán bình thường mà không cần lo lắng. Đây chính là mấu chốt của việc đảm bảo an toàn sinh học và chăn nuôi bền vững.
Đặc biệt trong chăn nuôi các hộ cũng phải khai báo kịp thời vấn đề vệ sinh thú y với cán bộ thú y. Đây là cơ sở để cán bộ thú y lập kế hoạch theo dõi, vừa thuận tiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm gia cầm.
Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thông tin, vừa qua, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản 5329 tăng cường áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Theo đó, giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học lần này tổng thể hơn như về an toàn sinh học trong khâu giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng…
Mới đây, Bộ cũng đã phối hợp với FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc) xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội… rất hiệu quả.
Video đang HOT
Ông Trọng khẳng định, trong các vật nuôi được áp dụng giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì con vịt khó áp dụng nhất vì vịt là thủy cầm, vịt hướng trứng. Theo đó, Bộ đã hướng dẫn có 5 phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể, có 2 phương thức về chăn nuôi vịt dưới nước, chạy đồng và thả đồng; 3 phương thức an toàn sinh học nuôi nhốt trên khô gồm nuôi vịt trong chuồng kín, nuô vịt trong chuồng có sân chơi và chuồng có vườn cây.
Cũng theo ông Trọng, trong hướng dẫn an toàn sinh học của Bộ NNPTNT cũng đã khẳng định cần phải phối hợp với các chế phẩm sinh học để giảm mùi hôi, tăng chất lượng của sản phẩm thịt. Tuy nhiên, tôi cần phải khẳng định lại là bất cứ chế phẩm nào khi đưa vào thức ăn chăn nuôi đều phải có trong danh mục được ban hành, được sử dụng.
Vấn đề này cũng đã được ghi rõ trong Nghị định 13 cũng như Thông tư 21 về quản lý thức ăn chăn nuôi, đó là nếu những thức ăn đưa vào mà chưa có trong danh mục thì cần khảo nghiệm một thời gian mới đưa vào đại trà.
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học của ông Nguyễn Văn Lâm ở huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Về phần mình, bà Hạ Thuý Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho rằng: Vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) đã được Bộ NNPTNT xây dựng chương trình triển khai từ rất lâu. Theo đó, chăn nuôi ATSH gồm 3 khâu.
Thứ nhất: Cách ly, kiểm soát ra vào khu chăn nuôi. Thứ hai: Khâu làm sạch vệ sinh chuồng trại, thú y. Thứ ba: Khử trùng chuồng trại phải thực hiện theo hướng dẫn.Bà Hạnh cho biết thêm, đối với các hộ chưa có điều kiện chăn nuôi ATSH nếu thực hiện chưa tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khu trang trại, gia trại xung quanh. Nếu làm tốt được việc này sẽ hạn chế, giảm được mầm bệnh.
“Chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi phải áp dụng chăn nuôi ATSH đối với gà, vịt. Phải làm tốt các khâu cách ly, khử trùng, chăn nuôi có kiểm soát. Chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn lợn, gia cầm cần phải áp dụng chặt chẽ các khâu chăn nuôi ATSH.
Nếu không làm tốt dịch cúm gia cầm quay trở lại sẽ ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi cũng như các trang trại, gia trại xung quanh. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có ba bộ tài liệu chăn nuôi ATSH cho các đối tượng chăn nuôi gia cầm hiện nay”, bà Hạnh khẳng định.
Trần Quang
Thịt gia cầm vừa rẻ lại tươi ngon, dễ chế biến, nên mua ăn nhiều
Để người thay đổi dần thói quen tiêu dùng của người dân nhằm cân đối dinh dưỡng, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc khuyến cáo người dây đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm thì các cơ quan báo chí cũng phải tích cực thông tin về lợi ích, cách chế biến gà, vịt... mới tăng được hiệu ứng, giúp người dân hiểu và tăng mua, sử dụng nhiều sản phẩm gia cầm hơn.
Giá gia cầm giảm sâu từ sau Tết Nguyên đàn đến giờ đã khiến cho người chăn nuôi lao đao, nhiều hộ đã thua lỗ nặng.
Chia sẻ về những khó khăn trong việc tiêu thụ gia cầm, bình ổn giá thịt lợn tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Báo NTNN/Dân Việt tổ chức ngày 28/4, ông Võ Việt Dũng - Giám đốc Công ty cp Tập đoàn Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá gia cầm giảm sâu trong thời gian qua.
Thứ nhất, là do trong năm 2019 khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, nhiều trang trại, nông hộ bị thiệt hại phải tiêu hủy đàn lợn và nhiều hộ đã chuyển sang chăn nuôi gà làm cho sản phẩm gà, vịt tăng cao đột biến.
Thứ 2 là do cộng hưởng của Nghị định 100 (cấm sử dụng rượu bia khi lái xe) làm cho các hàng, quán vắng khách tiêu dùng (phần lớn trong các nhà hàng, quán bia, hàng ăn tiêu thụ nhiều gà, vịt, ngan).
Thứ 3 là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã giáng thêm một đòn nữa vào các mặt hàng nông sản, nhất là gia cầm đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi nói riêng và chế biến các sản phẩm nông sản nói chung.Tuy nhiên, sau một vài tháng bị ảnh hưởng đến giờ giá gà, vịt, trứng... đang phục hồi dần.
Chính vì thế mà chúng ta không phải quá hốt hoảng vì giá gia cầm tăng hay giảm. Đây là xu hướng bình thường và theo quy luật cung cầu. Dần dần khu vực chăn nuôi sẽ tự điều tiết cân bằng và mọi thứ sẽ đâu vào đấy nên mọi người không nên lo lắng.
"Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất chế biến thịt lợn, từ đầu năm 2020 đến giờ giá lợn rất cao. Trong bối cảnh toàn đất nước cùng nhau đoàn kết để phòng dịch Covid-19, Chính phủ, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương kêu gọi để đưa giá lợn hơi về 70.000 đồng/kg. Tôi nghĩ việc kéo giá lợn xuống rất là nhân văn, tốt cho xã hội. Các doanh nghiệp nên và đã, đang đồng hành ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến chế biến giúp cho giá sản phẩm này đang giảm dần", ông Dũng nói.
Song song với các chỉ đạo mang tính chất mệnh lệnh hành chính, ông Dũng khuyến cáo Bộ NNPTNT và các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh thông tin về thực phẩm và các lợi ích của sản phẩm gà, vịt, trứng, cá, hải sản. Chúng ta cứ tuyên tuyền và giúp người dân dần dần thay đổi thói quen.
Thứ 2 về phía cơ quan nhà nước vào lúc này phải có thống kê chính xác hơn, kịp thời hơn về con số dự báo, định hướng được công khai, minh bạch để tránh tình trạng mất cân đối về cung cầu. Ví dụ, với đàn lợn nên chăng cơ quan quản lý nhà nước phải thông kê số liệu sát với thực tế để các cơ quan truyền thông có chiến dịch truyền thông dự bị, sẵn sàng tâm lý mua tiêu dùng sản phẩm với giá thành tùy thuộc vào và biến động của đàn vật nuôi và thị trường.
Cũng theo ông Dũng, khi chúng ta có số liệu chuẩn sẽ giúp cho công việc điều hành, điều tiết, chỉ đạo cũng như các chính sách của nhà nước đưa ra hiệu quả hơn, giúp người nuôi, người tiêu dùng được hưởng lợi hơn.Muốn thúc đẩy được chăn nuôi chúng ta phải tái đàn thật tốt.
Với việc tiêu thụ thật tốt thì chúng ta phải phát triển các khâu đi sau như công nghệ chế biến. Đặc biệt, để các hộ gia đình, các báo đài phải đưa tin nhiều về cách chế biến món ăn từ gà, vịt, ngan, hướng dẫn cách nấu, chế biến nhiều thực đơn, nhiều món ăn từ gia cầm.
Theo các chuyên gia, để thay đổi được thói quen tiêu dùng của người dân, các co quan truyền thông, báo đài cần phải tích cực thông tin về lợi ích, cách chế biến thịt gia cầm. (Người dân mua gà, vịt tại chợ dân sinh ở quận Cầu Giấy, (Hà Nội).
Về phần mình, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NNPTNT) cho rằng: Hiện nay, nhiều chỉ số của các chuyên gia dinh dưỡng, thực tế trong 100 gam thịt lợn, có 18-19 gam protein; trong 100 gam thịt bò cũng có 18-20 gam protein, trong thịt gà cũng vậy, tức là lượng tương đương như nhau nhưng người Việt Nam quen sử dụng thịt lợn nhiều. Vì vậy, người tiêu dùng có thể chuyển một số phần nhu cầu thịt lợn sang sản phẩm khác như thịt bò, gà, cá, tôm hay đậu, hạt ngũ cốc...
Đấy là mục đích làm sao người tiêu dùng chuyển đổi trong cơ cấu thực phẩm. Thứ hai, chăn nuôi có nhiều tác động ngoài vấn đề thị trường, vừa qua dịch tả lợn Châu Phi làm cho cơ cấu đàn giống ảnh hưởng.
Thứ ba, việc khuyến cáo cho người dân và các giải pháp chăn nuôi hiện nay đang giúp bình ổn giá, đồng thời giúp người tiêu dùng có thể thay đổi.
Thực tế hiện nay, các cơ sở giết mổ chăn nuôi gia cầm rất linh hoạt trong việc cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng.
"Trước đây, chúng ta nghĩ mua con gà về phải chế biến rất khó, nhưng hiện nay, các nhà cung cấp gà làm sẵn, cắt đôi, cắt tư để các gia đình sử dụng tiện. Bản thân tôi, là người phụ nữ trong gia đình, tôi cũng chọn sản phẩm thịt gà khi giá cả chấp nhận được, việc chế biến cũng dễ, thuận lợi và có đa dạng cách chế biến. Vì thế, tôi nghĩ sản phẩm thịt gà hay thịt bò cũng là tốt, bên cạnh sản phẩm thịt lợn của chúng ta", bà Hạnh nhấn mạnh.
Cũng nói về giải pháp thúc đẩy chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm gia cầm, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Nội cho hay: Để thúc đẩy việc tiêu thụ đàn gia cầm theo tôi việc đầu tiên vẫn phải nâng cao chất lượng sản phẩm.Thứ 2 truyền thông cần tăng cường, khuyến cáo người dân sử dụng đa dạng các sản phẩm thịt gà, cá, thịt, thay đổi thói quen hay dùng thịt lợn như hiện nay.
Trần Quang
Chăn nuôi an toàn sinh học, gia cầm sống khỏe dù "sát vách" ổ dịch Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh dịch theo khuyến cáo từ các cơ quan thú y, các hộ chăn nuôi gia cầm ở "sát vách" các ổ dịch cúm A/H5N6 còn chăm sóc, bảo vệ đàn gia cầm của mình theo các bí quyết riêng độc đáo và hiệu quả. Đầu tư chăn nuôi VietGAP Khởi sự từ...