Chuyên gia: Chỉ giãn cách xã hội khi lây nhiễm cộng đồng không truy được vết
Các chuyên gia cho rằng, các địa phương chỉ nên giãn cách xã hội khi lây nhiễm trong cộng đồng quá mạnh, không phát hiện được nguy cơ, không truy được vết.
Ngày 10/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia nhận định về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát được nguồn lây ở từng ổ dịch. Các địa phương chỉ giãn cách xã hội khi lây nhiễm trong cộng đồng quá mạnh, không phát hiện được nguy cơ, không truy được vết.
Chuyên gia cho rằng không nên giãn cách xã hội khi các lực lượng vẫn đang làm tốt công tác truy vết, năng lực phòng, chống dịch của lực lượng y tế được nâng lên. Chúng ta đang nỗ lực khắc phục cách ly, phong tỏa.
Theo các chuyên gia, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn. Thực tế hiện nay, qua vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0; lây mạnh trong môi trường kín như quán bar ở Vĩnh Phúc, bệnh viện, địa điểm massage, vũ trường…, vì vậy việc xét nghiệm phải thần tốc hơn nữa.
Nhấn mạnh việc “xét nghiệm sàng lọc càng nhiều càng tốt”, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu ví dụ, Hà Nội tăng cường công tác xét nghiệm tại sân bay, bệnh viện và tiếp tục xét nghiệm nhiều nơi khác trong thời gian tới.
” Xét nghiệm sàng lọc nhiều vẫn rẻ hơn phải giãn cách xã hội một cách vô lý “, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
PGS.TS Trần Đắc Phu phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
Trong bối cảnh hiện nay có thể có những “ổ bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, chưa diệt được hẳn”, việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế) có vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh.
” Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng. Cùng với đó, chiến lược “phát hiện sớm, truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả” của Việt Nam vẫn chính xác, ổn định, cần tiếp tục duy trì “, chuyên gia Trần Đắc Phu khẳng định.
Theo các chuyên gia, về chiến lược, vẫn phải tiếp tục duy trì ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch và điều trị. Trong từng khâu phải thực hiện chặt chẽ hơn.
Video đang HOT
Một số điểm đáng chú ý được rút ra qua phân tích các nguồn dịch cho thấy virus lây lan rất nhanh trong môi trường kín như quán bar, karaoke, cơ sở massage… Khi phát hiện ca bệnh, năng lực lấy mẫu, xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng để lãnh đạo địa phương đưa ra các biện pháp khoanh vùng, dập dịch hợp lý, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chúng ta đang ở trong tình trạng nguy cơ rất cao, khả năng lây nhiễm mạnh. Các trường hợp tiếp xúc trong môi trường kín gần như đều bị lây nhiễm…
Muốn chuyển tâm thế chống dịch sang “chủ động tấn công” phải phát hiện sớm nguồn lây nhiễm bằng cách đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát, sàng lọc nguồn bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (đứng phát biểu) cho biết phải dự trù, lường trước các kịch bản xấu hơn có thể xảy ra là tình huống cả nước có tới 30.000 ca nhiễm. (Ảnh: VGP)
“Chúng ta phải coi xét nghiệm là trọng tâm, trọng điểm phải làm trong lúc này. Tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm cao như: Cơ sở khám chữa bệnh, chợ, siêu thị, nhà máy, nơi lưu trú, khu vực tập trung đông người,… phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm để ngăn chặn dịch bệnh “, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện có trên 300 giường bệnh trở lên phải có một phòng xét nghiệm khẳng định Realtime-PCR, qua đó tăng khả năng mua sắm với tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện nay các địa phương mới chỉ chuẩn bị vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thuốc men… phục vụ phòng chống dịch ở thời điểm hiện tại.
Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị phải dự trù, lường trước các kịch bản xấu hơn có thể xảy ra là tình huống cả nước có tới 30.000 ca nhiễm, trên cơ sở đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng ứng phó.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đề nghị, trên cơ sở kịch bản 30.000 ca mắc COVID-19, Bộ Y tế giao chỉ tiêu, phân vùng cụ thể để các địa phương chủ động mua sắm theo thẩm quyền. Nếu khó khăn về kinh phí, sử dụng quỹ dự phòng mà thiếu thì báo cáo Bộ Tài chính để bố trí, bảo đảm đầy đủ kinh phí phục vụ phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo yêu cầu ngay trong tuần này, Bộ Y tế phải hoàn thiện phương án chuẩn bị ứng phó tình huống 30.000 người nhiễm COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, trong đó phải giao chỉ tiêu cụ thể (giường bệnh, sinh phẩm, máy xét nghiệm, thuốc điều trị, oxy…) để các địa phương chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” (theo kịch bản trước đây, Bộ Y tế mới chuẩn bị phương án 10.000 người nhiễm).
Việt Nam cần ngăn virus biến thể, Bộ trưởng Bộ Y tế trình kiến nghị lên Thủ tướng
"Đề nghị dừng tổ chức, hạn chế bay từ quốc gia có virus biến thể" là đề nghị trong tờ trình của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa gửi Thủ tướng Chính phủ.
Quy trình xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo tờ trình, Bộ Y tế cho biết thời gian gần đây tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ngày 18-12-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo ghi nhận biến thể mới của biến thể virus corona tại Anh, với khả năng lây truyền tăng hơn 70% so với các chủng trước đây.
Nhiều quốc gia cấm bay từ nơi có virus biến thể
"Hiện nay đã có hơn 40 quốc gia đưa ra lệnh hạn chế nhập cảnh, đóng cửa biên giới, cấm các chuyến bay đến - đi từ Anh và các quốc gia có ghi nhận biến thể mới của virus corona" - Bộ Y tế cho biết.
Theo đó, Đức, Hà Lan, Bulgaria là các quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới với Anh; Pháp bắt buộc hành khách cách ly triệt để và có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus corona.
Bộ Y tế cũng cho biết Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm nhập cảnh đối với người đến từ Anh đến hết tháng 1-2021. Mỹ và phần còn lại của châu Âu đã giảm số chuyến bay đến và đi từ Anh.
Tại châu Á, Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với người từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến hết tháng 1-2021, Indonesia cấm nhập cảnh đối với người đến từ Anh.
Việt Nam cần dừng tổ chức, hạn chế các chuyện bay từ một số quốc gia
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết qua giám sát và nuôi cấy, giải trình tự gen 6 trường hợp nhiễm COVID-19 vừa từ Anh nhập cảnh (chuyến bay VN50 hạ cánh ngày 22-12-2020) đã phát hiện bệnh nhân 1.435 nhiễm biến thể VOC202012/01, là chủng biến thể mới được ghi nhận tại Anh.
Để tiếp tục khống chế và kiểm soát dịch, Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ Ngoại giao, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng và các cơ quan liên quan dừng tổ chức và hạn chế cấp phép các chuyến bay về Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có lây nhiễm chủng biến thể virus corona.
Cho đến nay có khoảng 35 quốc gia có ghi nhận bệnh nhân nhiễm chủng biến thể này với số lượng khác nhau, phần lớn là bệnh nhân xâm nhập từ Anh và Nam Phi - 2 quốc gia đầu tiên ghi nhận bệnh nhân nhiễm chủng biến thể này.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, sau đề nghị này, các bộ, ngành liên quan sẽ bàn sớm việc tạm dừng hay hạn chế chuyến bay từ Anh và các nước có ghi nhận bệnh nhân nhiễm chủng virus biến thể, theo hướng tạm dừng bay với quốc gia nào, thời gian bao lâu...
Hiện nay Việt Nam đã dừng toàn bộ chuyến bay thương mại, chỉ còn bay giải cứu và vận chuyển hàng hóa.
Khách du lịch TP.HCM đi Sa Pa âm tính với COVID-19
Ngày 4-1-2021, thông tin một cán bộ quân đội nghỉ hưu tại huyện Bình Chánh, TP.HCM đi du lịch Sa Pa nghi dương tính với COVID-19 khiến rất nhiều người xôn xao. Nhưng báo cáo của Bộ Y tế cuối ngày 4-1 cho biết cả 2 mẫu xét nghiệm liên quan đến bệnh nhân đều đã âm tính.
Theo đó, Bộ Y tế cho biết khách du lịch kể trên tên N.V.P., 65 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM, đi du lịch Sa Pa (tỉnh Lào Cai) từ ngày 24 đến 27-12-2020. Trong thời gian đi du lịch, ông P. đi theo tour bằng máy bay và ôtô, 16h10 chiều 27-12 ông P. đã về nhà ở TP.HCM.
Đến 28-12 ông thấy ho và khó thở nên đã ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc tây uống, đến 29-12 khám tại phòng khám gần nhà, được kê toa, mua thuốc về nhà uống, ngày 31-12 bệnh nhân vào Bệnh viện Quân y 7A.
Do có các dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19 nên ngày 3 và 4-1-2021, bệnh viện đã lấy 2 mẫu dịch tị hầu, xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM, cả 2 mẫu đều cho kết quả âm tính.
Bộ Y tế cũng cho biết có 37 người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian đi du lịch và vào bệnh viện (nhân viên y tế, đoàn du lịch...), hiện có 36 người ở TP.HCM và Ninh Bình đã được lấy mẫu, riêng lái xe cho đoàn du lịch (ở Hà Nội) đang tiếp cận. Cơ quan y tế đang chờ kết quả xét nghiệm của 36 người này.
Việt Nam chính thức thử nghiệm vắc-xin ngừa COVID-19 Bộ Y tế cho biết, ngày 10/12 chương trình thử nghiệm vắc-xin COVID-19 của Việt Nam chính thức bắt đầu. Sáng 5/12, GS. TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp báo cáo tình hình nghiên cứu sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước. Theo thông tin tại cuộc họp, đến thời điểm này các nhà sản...