Chuyên gia chỉ cách vệ sinh thớt gỗ để tránh rước bệnh vào người
Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong căn bếp, vì vậy để sử dụng thớt gỗ an toàn, bạn cần thường xuyên làm sạch đúng cách, tránh lây nhiễm vi khuẩn.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng nên cố gắng sử dụng nhiều loại thớt gỗ khác nhau trong bếp tùy theo mục đích, ví dụ một thớt cho thịt sống và một thớt cho đồ chín.
TS Đặng Xuân Sinh, Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, từng chia sẻ tại một hội thảo, thịt lợn chiếm phần lớn trong bữa ăn Việt Nam nhưng có nguy cơ mang một số mầm bệnh, trong đó, vi khuẩn Salmonella là một trong 4 vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm/tiêu chảy hàng đầu. Các nhà nghiên cứu cũng thực hành mô phỏng tại phòng thí nghiệm để xem khả năng nhiễm chéo của vi khuẩn Salmonella trong quá trình thực hành tại hộ gia đình.
Theo đó, các nhà nghiên cứu sơ chế, luộc, thái… thịt bằng cách dùng chung dao, thớt để đánh giá khả năng nhiễm chéo vi khuẩn này từ thịt sống sang thịt chín. Tỷ lệ lây nhiễm ở hộ gia đình dùng chung dụng cụ cho thịt sống, thịt chín là gần 78%. Ở các gia đình có điều kiện mua sắm thớt, dao riêng, đeo găng tay tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn Salmonella từ thịt sống sang chín giảm đi rất nhiều.
Đồng quan điểm Ths. Liên Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng khuyến cáo các gia đình cần có thớt riêng tùy mục đích sử dụng.
Ths. Liên Hương cho biết: ” Nếu không thể sử dụng 2 loại thớt riêng biệt, bạn vẫn có thể sử dụng một chiếc thớt cho nhiều mục đích khác nhau, miễn là bạn rửa thật sạch thớt sau mỗi lần sử dụng“.
Người tiêu dùng nên có nhiều loại thớt gỗ khác nhau trong bếp tùy theo mục đích, ví dụ một thớt cho thịt sống và một thớt cho đồ chín.
Cách làm sạch thớt gỗ đúng cách
Bước 1: Rửa với nước nóng và xà phòng
Nếu bạn sử dụng cùng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.
Bước 2: Phơi khô trong không khí
Sau khi rửa, hãy dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý rằng, sử dụng các loại khăn lau trong nhà bếp có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn đến bề mặt thớt. Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên giặt sạch các loại khăn lau này. Cố gắng để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.
Bước 3: Khử trùng
Một số loại thớt chứa thành phần kháng khuẩn, ví dụ như triclosan. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũ hơn chứng minh rằng nhìn chung các loại thớt chứa thành phần này không hiệu quả trong việc phòng chống các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, việc rửa thớt nhiều lần sau mỗi lần sử dụng cũng sẽ làm giảm hàm lượng các chất kháng khuẩn có trên thớt.
Các nghiên cứu còn gợi ý rằng, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của loại gỗ, mỗi loại sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng. Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước điện phân trung tính, các loại nước có chứa acid latic (như nước chanh hoặc giấm táo) và dung dịch có chứa amoni bậc 4 có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.
Video đang HOT
Có thể sử dụng dung dịch có tính chất tẩy rửa để khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước. Dưới đây là cách để khử trùng thớt gỗ:
- Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt.
- Để ngâm trong khoảng 1-5 phút.
- Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí như bước 2.
- Cố gắng khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu
Thớt gỗ bị khô sẽ rất dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ. Bạn nên cố gắng bảo dưỡng thớt định kỳ là cách tốt nhất để lưu giữ độ ẩm cũng như kéo dài thời gian sử dụng thớt. Bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu paraffin lỏng hoặc dầu phong.
Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô. Sau đó, sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm. Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần/tháng.
Một số mẹo bạn nên tránh khi sử dụng thớt gỗ
Không ngâm thớt trong nước. Thớt gỗ rất xốp và có thể bị ngấm nước khi ngâm trong nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm thời gian sử dụng.
Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn có thể sử dụng được cho máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng máy rửa bát có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt vào bát đũa.
Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu.
Không sử dụng thớt gỗ đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch. Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức.
Mẹo hay để tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch ngày lễ
Mùa hè đang đến gần. Nhiều người đã đặt chỗ nghỉ ngơi để tận hưởng một chút nắng, cát, biển và... hãy cẩn thận với vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm.
Thật không may, đây là điều có thể gặp phải trong các kỳ nghỉ lễ, đặc biệt vào mùa nóng, theo trang web của Đại học CBD College (Úc) CPD Online.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng gồm cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, không muốn ăn, sốt trên 38C, co thắt dạ dày, đau nhức cơ thể, ớn lạnh.
Thật không may, ngộ độc thực phẩm là điều có thể gặp phải trong kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là khi trời nắng nóng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giờ, nhưng cũng có thể muộn hơn.
Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 24 - 48 giờ. Hầu hết có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể nghiêm trọng và thậm chí có thể tử vong.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra.
Người đi du lịch ngày lễ có thể có nguy cơ bị ngộ độc do thực phẩm không được chế biến, nấu chín hoặc bảo quản đúng cách, hoặc người chế biến không rửa tay kỹ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thức ăn hâm nóng lại và thức ăn để lâu trong "vùng nguy hiểm" từ 8 - 60C - là điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng, theo CPD Online.
Một số loại thực phẩm cũng có nguy cơ ngộ độc cao hơn. Đó là:
Thịt gia cầm và các loại thịt
Động vật có vỏ và hải sản
Trứng sống hoặc chín tái
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Salad chế biến sẵn, trái cây và rau
Cách để tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày lễ?
Có những bước cần thực hiện sau đây:
T rái cây
Chọn các loại trái cây gọt vỏ được như chuối, cam và dứa sẽ an toàn hơn. Đừng mua trái cây đã gọt vỏ sẵn bày bán ở dọc đường.
Rau sống
Rau sống nếu rửa chưa kỹ có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất nên tránh ăn rau sống trong những ngày này.
Nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đồ biển
Đồ biển cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Hải sản rất nhanh chết, đặc biệt khi trời nắng nóng.
Nước
Tốt nhất nên uống nước đóng chai. Cũng cần lưu ý nước đá thường được làm bằng nước máy. Nên chỉ uống đá nếu biết chắc nó được làm bằng nước đã tiệt trùng.
Cẩn thận khi ăn buffet
Nhà hàng buffet khá được khách du lịch ưa chuộng. Tuy nhiên, thực phẩm trong tiệc buffet nếu để một thời gian dài đều có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao hơn so với mới nấu. Vì vậy, nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội, theo CPD Online.
Một số mẹo hữu ích khác
Nên chọn ăn uống ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rửa tay thật sạch trước khi ăn.
Mang theo nước rửa tay khô khi đi trên đường.
Uống men vi sinh một vài tuần trước khi đi xa, để tạo vi khuẩn có lợi cho dường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn uống đầy đủ trong những tuần trước kỳ nghỉ để tăng cường sức khỏe.
Chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc như thuốc trị tiêu chảy, paracetamol và chất điện giải bù nước như Oresol, theo CPD Online.
Trứng bảo quản được bao lâu trong tủ lạnh? Trứng là một thực phẩm dễ hỏng nếu không được bảo quản đúng cách kể cả khi bạn bảo quản trứng trong tủ lạnh. Với mỗi nhiệt độ và môi trường khác nhau thời gian bảo quản trứng cũng sẽ khác nhau. Trứng bảo quản được bao lâu trong tủ lạnh? Theo các nhà an toàn thực phẩm thì bạn chỉ nên bảo...