Chuyên gia chỉ cách ăn măng an toàn, không trúng độc
Măng luôn là món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Mặc dù có độc, xong nếu bạn chế biến đúng cách thì không đáng lo ngại cho sức khỏe.
Theo Đông y, măng là một món ăn tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn.
Mang là món ăn ngon được nhiều người ưa thích.
Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
Không những thế, nhiều người trong giai đoạn điều trị nhiều loại bệnh sẽ cần đến món măng như là một loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Đây là lý do vì sao bạn nên hiểu về việc măng tốt với người này nhưng lại xấu với người khác, bị mang tiếng “thị phi” như vậy.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều vụ ngộ độc xảy ra sau khi ăn măng là do độc tố cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.
Măng tươi chưa luộc chứa chất độc chết người.
Theo tài liệu của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, khoảng100 g măng tươi chưa luộc có 32-38 mg HCN. Ở măng đã luộc kỹ (đổ nước), lượng chất này còn 2,7 mg, ở măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10 mg. Với liều 50-60 mg (tức vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở…
Tuy trong măng có chất độc nhưng lại rất dễ xử lý, do đó không quá lo ngại khi thưởng thức món ăn này. Bởi HCN có tính chất hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng. Sở dĩ có nhiều vụ ngộ độc là do ăn măng tươi chế biến không đúng cách, chưa loại bỏ được độc tố. Nếu sử dụng măng ngâm nước, măng chua hoặc đã phơi khô sẽ không gây hại.
Dân gian có lưu truyền khái niệm cho rằng ăn măng nhiều bị thiếu máu nhưng chưa có cơ sở khoa học nào để đưa ra kết luận này.
Dưới đây là một số người không nên ăn măng:
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Người bị sỏi thận
Video đang HOT
Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.
Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan
Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị xuất huyết thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.
Người dùng aspirin thường xuyên
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống.
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.
Khi vào dạ dày, glucozit bị phân giải với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Người bị bệnh gút
Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
3 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu vừa an toàn lại hiệu quả
Đau dạ dày khi mang thai gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cho cả 2 mẹ con. Việc chữa đau dạ dày cho bà bầu đòi hỏi nhiều yếu tố.
Đau dạ dày khi mang thai phải ăn uống hợp lý
Các thực phẩm khô, thô cứng như hoa quả sấy,lương khô, măng,dưa muối, cà, hẹ,... đều làm tình trạng của bà bầu bị đau dạ dày càng nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm loét sẽ khó lành, thậm chí càng làm vết loét trầm trọng thêm nên các bà bầu hãy tránh ăn chúng nhé.
Nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa được tinh chế từ bột mỳ như cơm mềm, cháo, mỳ. Tinh bột là thực phẩm chứa chất kiềm, có tác dụng bão hòa axít dạ dày. Sữa và trứng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho các bà bầu.
Ảnh minh họa
Thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích như trà đặc, rượu, bia, cà phê, đồ ăn cay, các món chua hoặc các món dễ sinh ra axít như khoai tây, khoai lang, dưa muối,... Để điều trị đau dạ dày khi mang thai hiệu quả thì tuyệt đối không được đụng đến chúng.
Không ăn quá nhanh hoặc quá no vì sẽ làm cho dạ dày sinh thêm axít gây khó chịu hơn. Để bão hòa và giảm axít tăng qua sự bài tiết của nước bọt thì tốt nhất các bà bầu hãy nhai kỹ và nuốt chậm.
Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Nên chọn hải sản vì đây là nguồn giúp bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng kẽm, là chất quan trọng giúp làm lành vết viêm loét nên nếu bị đau dạ dày khi mang thai thì nên ăn nhiều vào. Các mẹ bầu cần tránh các thực phẩm sống, ôi thiu, ướp lạnh.
Khi chế biến thực phẩm, nhất là khi bị đau dạ dày nên chọn các món hấp, luộc, ninh là tốt nhất. Không nên dùng các món nhiều dầu mỡ như chiên, xào sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây ảnh hưởng xấu cho quá trình làm lành vết loét.
Khi gặp các dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai, bạn hãy thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh ăn 3 bữa lớn làm cho dạ dày hoạt động quá tải một lúc. Hơn nữa cần tránh vận động mạnh và không nên nằm ngay sau khi ăn. Mà hãy đi lại nhẹ nhàng để giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn. Không được để bụng quá đói, vì sẽ làm axít tăng cao dễ làm dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Ảnh minh họa
Bà bầu bị đau dạ dày cần sinh hoạt lành mạnh
Căng thẳng, stress, thường thức khuya hay mất ngủ là những nguyên nhân gây nên triệu chứng đau dạ dày khi mang thai. Vì vậy các mẹ bầu hãy cố giữ tinh thần thoải mái, luôn vui vẻ. Không nên suy nghĩ quá nhiều, gây nên stress và không thức khuya để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thời gian ngủ lý tưởng nhất là khoảng 21 giờ, nên ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể của các bà bầu bị đau dạ dày nạp đủ năng lượng cho hôm sau. Nếu thiếu ngủ thì các mẹ càng uể oải, mệt mỏi và trì trệ.
Dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở để cân bằng năng lượng, điều hòa cơ thể. Đừng quên bộ môn đơn giản như thiền, tập yoga, bơi lội, đi bộ để dẻo dai, khỏe khoắn và vui vẻ hơn.
Cách điều trị đau dạ dày khi mang thai
Sử dụng cây lô hội để chữa đau dạ dày khi mang thai
Đầu tiên, hãy lấy nhánh lô hội và gọt sạch vỏ. Tiếp theo lấy phần thịt trong suốt cho vào nội nước đun sôi rồi uống. Dùng mỗi ngày 10 nhánh để uống thay nước sẽ giúp chữa đau dạ dày rất tốt.
Bao tử nhím cũng giúp bà bầu bị đau dạ dày bớt đau
Dùng bao tử nhím mang đi sấy hoặc phơi khô và tán thành dạng bột mịn. Khi đói sử dụng 10g bột này hàng ngày cùng nước cơm.
Điều trị đau dạ dày khi mang thai với nghệ và mật ong
Bạn hãy dùng tinh nghệ nguyên chất trộn với mật ong thành một dạng sệt. Tiếp theo, vo thành viên tròn nhỏ và cho vào lọ thuỷ tinh, bảo quản nơi thoáng mát, tốt nhất là cho vào tủ lạnh. Sử dụng mỗi ngày từ 3 đến 5 viên tuỳ theo thể trạng của mỗi người. Tinh bột nghệ mật ong chữa đau dạ dày rất hiệu quả, nhưng các bà bầu cần chú ý theo dõi kỹ cơ thể khi dùng vì nghệ có tính nóng.
Lưu ý nếu dùng thuốc trị đau dạ dày khi mang thai
Đây la giai đoan rất nhay cam, những cach tri nao ma phai dung đên thuôc thì bạn cân phai chú ý va phai được chi đinh cua bac si. Vì trong thai ky, thuốc co thê gây ra các di tât, biên chưng nguy hiêm cho thai nhi.
Nếu chưa chữa trị dứt điểm căn bệnh đau dạ dày trước thì khi mang thai bệnh sẽ càng nặng hơn. Ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị là các triệu chứng hay xuất hiện mỗi khi bị ốm nghén. Có khi còn cảm thấy cơn đau dữ dội hơn nếu bà bầu nôn ói nhiều.
Khi gặp dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai này, bạn nhất định phải đến gặp bác sĩ để sử dụng phương pháp điều trị thích hợp. Thường thì bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh tuyệt đối an toàn cho phụ nữ mang thai để diệt khuẩn và điều trị. Bạn tuyệt đối không được tự ý uống các loại thuốc vì hầu hết chúng dễ gây hại cho thai nhi.
Bị tăng men gan, phải làm sao? Bạn đọc T.Q.T (45 tuổi, TP HCM) hỏi: Vừa rồi vì công việc, tôi phải uống bia thường xuyên, sau đó thấy hơi mệt trong người. Đi khám, kết quả xét nghiệm men gan tăng. Trước đó 6 tháng, tôi đã đi khám sức khỏe và làm xét nghiệm thì men gan bình thường. Tôi nên làm gì để men gan giảm trở...