Chuyên gia cảnh báo việc Pháp triệu hồi đại sứ chỉ là ‘phần nổi của tảng băng chìm’

Theo dõi VGT trên

Các nhà phân tích cảnh báo rằng quyết định chưa từng có về việc triệu hồi các đại sứ từ Mỹ và Australia của Pháp không chỉ là một sự trả đũa ngoại giao.

Chuyên gia cảnh báo việc Pháp triệu hồi đại sứ chỉ là 'phần nổi của tảng băng chìm' - Hình 1
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: Guardian

Theo trang Guardian (Anh), động thái triệu hồi đại sứ từ Mỹ và Australia của Pháp được đưa ra nhằm phản đối quyết định bất ngờ của Canberra về việc hủy hợp đồng tàu ngầm do Pháp chế tạo và hiệp ước an ninh của nước này với Washington và London. Các chuyên gia cho rằng hiệp ước này sẽ ảnh hưởng đến vai trò của Pháp và châu Âu ở NATO, cũng như mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Anh.

Giới chức Pháp cáo buộc Australia, Mỹ và Anh đã hành xử một cách phiến diện, phản bội và làm bẽ mặt nước Pháp.

Ông Peter Ricketts, cựu thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao và là cựu đại sứ Anh tại Pháp, chia sẻ với BBC Radio 4’s Today hôm 18/9: “Đây không chỉ là một sự trả đũa ngoại giao. Việc triệu hồi đại sứ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.

“Pháp có cảm giác về một sự phản bội sâu sắc, bởi đây không chỉ là một hợp đồng vũ khí, nó còn liên quan đến việc Pháp thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Australia. Giờ đây, Australia đã vứt bỏ điều đó. Quốc gia này đã đàm phán với 2 đồng minh NATO, Mỹ và Anh, sau lưng Pháp, để thay thế nó bằng một hợp đồng hoàn toàn khác”, ông nói.

Ông Ricketts cho rằng đối với người Pháp, điều này giống như việc mất hoàn toàn lòng tin với các đồng minh và đặt ra dấu hỏi về mục đích của NATO. Động thái này cũng gây rạn nứt lớn trong liên minh NATO.

Chuyên gia cảnh báo việc Pháp triệu hồi đại sứ chỉ là 'phần nổi của tảng băng chìm' - Hình 2
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại sự kiện công bố thiết lập thỏa thuận AUKUS. Ảnh: Reuters

Việc triệu hồi các đại sứ Pháp do chính Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra. Người phát ngôn của Điện Elysée cho biết “mức độ nghiêm trọng” của tình hình đã dẫn đến phản ứng của tổng thống.

“Ngoài câu hỏi về việc vi phạm hợp đồng và những hậu quả của nó, quyết định này còn phản ánh về mối quan hệ liên minh chiến lược. Hành vi như vậy là không thể chấp nhận được giữa các đồng minh”, Điện Elysée cho biết.

Trong một tuyên bố vào tối 17/9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng nhấn mạnh: “Quyết định đặc biệt này phù hợp mức độ nghiêm trọng của các thông báo mà Australia và Mỹ đã đưa ra hôm 15/9″.

Pháp rất tức giận trước quyết định huỷ hợp đồng trị giá 65 tỷ USD mà Australia ký kết với công ty Naval Group của nước này nhằm chế tạo một hạm đội 12 tàu ngầm tấn công tối tân. Naval Group cũng nói rằng thỏa thuận mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh chế tạo của Canberra, thay vì từ Pháp, là một “sự thất vọng lớn”.

Ngoại trưởng Le Drian đã mô tả hiệp ước an ninh ba bên AUKUS, bao gồm cả thỏa thuận tàu ngầm, như một “cú đâm sau lưng”.

“Việc từ bỏ dự án tàu ngầm lớp đại dương liên kết giữa Australia và Pháp từ năm 2016, cùng tuyên bố hợp tác mới với Mỹ để khởi động các nghiên cứu về khả năng hợp tác trong tương lai đối với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, là hành vi không thể chấp nhận được giữa các đồng minh và đối tác. Hậu quả của điều này ảnh hưởng đến quan niệm của chúng ta về các liên minh, quan hệ đối tác của chúng ta và tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối với châu Âu”, ông nói thêm.

Chuyên gia cảnh báo việc Pháp triệu hồi đại sứ chỉ là 'phần nổi của tảng băng chìm' - Hình 3
Thủ tướng Scott Morrison và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee hồi tháng 6. Ảnh: Getty Images

Paris cũng rất tức giận trước những tuyên bố được cho là “thiếu trung thực” từ phía Australia. Trước đó, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Canberra muốn các tàu ngầm hạt nhân “có khả năng tự hành tốt hơn và kín đáo hơn so với các tàu ngầm thông thường mà Pháp đề xuất”.

Video đang HOT

Pháp cho biết họ đã thay đổi thiết kế của các tàu ngầm hạt nhân sang động cơ diesel vì đó là điều mà Australia mong muốn và đã yêu cầu.

Về quan hệ đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Pháp vốn là một đồng minh tự nhiên với Australia, khi nước này có 2 lãnh thổ hải ngoại French Polynesian và New Caledonia, là nơi sinh sống của trên 1,6 triệu công dân Pháp trong khu vực. Pháp cũng là quốc gia châu Âu duy nhất có sự hiện diện quân sự trong khu vực này, với 8.000 binh sĩ và hàng chục tàu ngầm hạt nhân ở một số căn cứ.

Bà Nathalie Goulet – thành viên phe đối lập và là Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và Lực lượng vũ trang Sénat của Pháp – cũng nhận định tình hình “rất đáng lo ngại”.

“Ai đó lẽ ra phải cảnh báo trước hành vi vi phạm hợp đồng này. Đó là thất bại đối với một ngành công nghiệp, tình báo, truyền thông và gây bẽ bàng trước công chúng”, bà nói.

Đây là lần đầu tiên Paris triệu hồi một đại sứ của Washington. Hai quốc gia này đã là đồng minh kể từ cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Pháp cũng đã hủy tiệc chiêu đãi dự kiến được tổ chức vào ngày 18/9 để kỷ niệm Trận chiến Chesapeake, ngày kỷ niệm chiến thắng của hải quân Pháp trước hạm đội Anh hồi tháng 5/1781.

Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng nói với Reuters rằng Mỹ rất lấy làm tiếc về quyết định của Pháp và cho biết Washington đã liên hệ chặt chẽ với Paris. Quan chức này tiết lộ Mỹ sẽ tham gia giải quyết những bất đồng giữa hai nước vào những ngày tới.

Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao Pháp nhận định trong tình hình này, Anh đã hành động một cách thực dụng.

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Australia, Marise Payne cho biết bà hiểu “sự thất vọng” của Paris. Bà mong muốn được làm việc với Pháp để đảm bảo rằng nước này hiểu được “giá trị mà Australia đặt ra đối với quan hệ song phương và công việc mà hai nước muốn tiếp tục thực hiện cùng nhau”.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp

Australia có nhiều lý do "chính đáng" để rút khỏi thoả thuận khủng với Pháp, nhưng tranh chấp giữa hai bên có thể sẽ cần được phân xử tại toà án.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 1
Công ty Naval Group của Pháp hạ thuỷ tàu ngầm thế hệ mới Suffren SSN, lớp Barracuda ngày 12/7/2019. Australia đã quyết định rút khỏi hợp đồng chế tạo 12 tàu ngầm lớp Barracuda với Naval Group. Ảnh: AFP

"Một nhát dao sau lưng", đó là cách Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian mô tả việc Australia xé bỏ thỏa thuận tàu ngầm trị giá h 65 tỉ USD với nước này, thay vào đó là thoả thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ.

Tháng 6 năm nay, Australia đã phát tín hiệu rằng họ đang tìm kiếm một lối thoát cho hợp đồng khủng với Pháp, được ký vào năm 2016 với công ty DCNS (nay là Naval Group) để đóng 12 tàu ngầm diesel-điện Barracuda.

Trả lời một ủy ban của Thượng viện về các vấn đề với dự án, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Greg Moriarty cho biết: "Tôi thấy rõ rằng chúng ta đang gặp phải những thách thức... trong 12-15 tháng qua". Ông Moriarty cho biết chính phủ đã xem xét các lựa chọn của mình, bao gồm cả những gì họ có thể làm nếu "không thể tiếp tục" thỏa thuận với Pháp.

Trước đó, vào tháng 4, chính phủ Australia đã từ chối ký hợp đồng cho giai đoạn tiếp theo của dự án tàu ngầm Pháp, cho Naval Group hạn đến tháng 9 này để tuân thủ các yêu cầu. Ngoài ra, có những thông tin cho rằng từ đầu năm nay Canberra đã tìm cách "duỗi" khỏi thoả thuận với Pháp.

Dưới đây là những lý do Australia muốn rút khỏi hợp đồng và điều gì có thể xảy ra tiếp theo - theo trang Politico.

An ninh mạng

Rắc rối bắt đầu xảy ra gần như ngay lập tức sau khi Canberra chọn nhà thầu Pháp thay vì ứng viên từ Đức và Nhật Bản vào tháng 4/2016.

Tháng 8 năm đó, trước khi thỏa thuận được chính thức ký kết nhưng sau khi nó được công bố, công ty DCNS (Naval Group) thừa nhận họ đã bị tấn công mạng, khiến 22.000 tài liệu liên quan đến khả năng chiến đấu của các tàu ngầm Scorpene đang được đóng ở Ấn Độ bị rò rỉ, làm dấy lên lo ngại về an ninh đối với dự án của Australia.

Bộ Quốc phòng Australia đã cảnh báo nhà chế tạo tàu ngầm rằng họ muốn dự án của mình được bảo vệ ở cấp cao nhất.

Và trong khi các chính trị gia từ Đảng Tự do trung hữu cầm quyền của Australia tìm cách hạ thấp tác động của vụ tấn công mạng nhằm vào tàu ngầm Barracuda, phe đối lập đã nhảy vào, đưa ra một số tiết lộ và kêu gọi đình chỉ các cuộc đàm phán với công ty Pháp.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 2
Tàu ngầm FS Suffren lớp Barracuda của Pháp. Ảnh: DGA

Ngân sách cạn kiệt

Mặc dù vậy, cuối năm đó, Australia đã ký thỏa thuận quốc phòng lớn nhất trong lịch sử nước này với DCNS, nhằm chế tạo 12 tàu ngầm diesel thông thường Shortfin Barracuda Block 1A.

Canberra được cho là đặc biệt quan tâm đến gói thầu của Pháp vì khả năng chuyển đổi tàu ngầm Barracuda từ động cơ diesel sang năng lượng hạt nhân - công nghệ vốn coi là "chất độc chính trị" sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản, nhưng chính phủ Australia tin rằng nó có thể trở nên dễ dàng hơn trong thời gian gần đây.

Dự án trên dự kiến tiêu tốn 50 tỷ đôla Australia - AUD (36,4 tỉ USD). Nhưng con số này kể từ đó đã tăng gần gấp đôi. Ở lần tính toán gần đây nhất, thoả thuận chế tạo các tàu Barracuda dự kiến có chi phí khoảng 90 tỉ AUD (65,5 tỉ USD).

Đó mới là chi phí khi chưa tính phí bảo trì. Từ tháng 11/2019, Bộ Quốc phòng đã báo cáo với một uỷ ban Thượng viện là Canberra sẽ phải chi 145 tỉ AUD (105,5 tỉ USD) trong suốt thời gian hoạt động của đội tàu ngầm Barracuda.

Và đó vẫn chưa phải là tất cả. Australia khẩn cấp cần tàu ngầm mới để thay thế 6 tàu ngầm lớp Collins đã cũ, dự kiến "nghỉ hưu" vào năm 2026. Nếu không có tàu ngầm, Australia có thể rơi vào trạng thái nhạy cảm trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Nhưng chiếc tàu ngầm Barracuda đầu tiên lại không thể được bàn giao cho đến tận năm 2035 hoặc muộn hơn, khi hoạt động chế tạo dự kiến kéo dài đến những năm 2050.

Để tránh khoảng trống đó, chính phủ Australia đầu năm nay tuyên bố sẽ đóng mới hoàn toàn 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins với chi phí hàng tỉ đô-la.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 3
Tàu ngầm do Naval Group chế tạo. Ảnh: AFP

Trì hoãn các mốc thời gian

Một số trì hoãn cũng khiến dự án tàu ngầm bị đình trệ, Bộ quốc phòng Australia và Naval Group đã phải gia hạn nhiều mốc lớn trong hợp đồng.

Vào năm 2018, chính phủ Australia đã rất tức giận về việc trì hoãn ký kết một thỏa thuận đối tác chiến lược quan trọng về các tranh chấp liên quan đến bảo đảm và chuyển giao công nghệ, đến mức Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Christopher Pyne được cho là đã từ chối gặp Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Florence Parly và các giám đốc điều hành Naval Group khi họ đến thăm Australia. Thỏa thuận cuối cùng được ký kết vào tháng 2/2019.

Vấn đề việc làm

Nhưng có lẽ điểm mấu chốt chính trong thương vụ đã bị huỷ bỏ là bất đồng về sự tham gia của ngành công nghiệp địa phương.

Khi công bố thỏa thuận với Pháp vào năm 2016, Thủ tướng Australia khi đó là Malcolm Turnbull nhấn mạnh các tàu ngầm Barracuda sẽ được chế tạo ở Australia, với 90% đầu vào là từ trong nước và duy trì 2.800 việc làm tại địa phương. Đây được xem như một nỗ lực để hỗ trợ chính phủ của ông trước cuộc bầu cử diễn ra vài tuần sau đó.

Nhưng lời hứa về hàng nghìn việc làm cho người Australia và lợi ích cho ngành công nghiệp địa phương đã sớm tan biến. Năm 2020, Naval Group điều chỉnh con số 90% đầu vào địa phương xuống còn 60%. Đến năm 2021, công ty của Pháp xoá bỏ điều khoản này với lý do ngành công nghiệp đóng tàu ngầm của Australia vẫn chưa phát triển.

"Kế hoạch B"

Rõ ràng là thỏa thuận tàu ngầm Pháp- Australia đã gặp khó khăn trong nhiều năm. Vậy điều gì đã khiến Canberra đến lúc này chính thức rút khỏi.

Nói một cách đơn giản, thì họ cần một giải pháp thay thế khả thi, như Bộ trưởng Quốc phòng Moriarty đã khéo trình bày trước Thượng viện vào tháng 6: "Tôi sẽ không gọi đó là Kế hoạch B, tôi muốn nói là lập kế hoạch dự phòng thận trọng".

Tham gia AUKUS, một liên minh mới giữa Australia - Mỹ - Anh sẽ giúp ba nước chia sẻ thông tin và công nghệ dễ dàng hơn, đồng thời mở đường cho Canberra sở hữu những chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên. Thủ tướng Scott Morrison hôm 16/9 cho biết, các tàu ngầm mới sẽ được đóng ở Adelaide, "với sự hợp tác chặt chẽ của Anh và Mỹ".

Rõ ràng là Paris không hài lòng với Australia, họ còn tức giận hơn với Mỹ.

Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian cho biết động thái này gợi nhớ đến người tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden: "Điều khiến tôi quan tâm cũng là hành vi của người Mỹ. Quyết định không đoán được, đơn phương và tàn bạo này dường như rất giống với những gì ông Trump từng làm. Các đồng minh không làm vậy với nhau. Điều đó là không thể chấp nhận".

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 4
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: AFP/Getty Images

Chuyện gì xảy ra tiếp theo

Thượng nghị sĩ Australia, Rex Patrick, một người chỉ trích dữ dội dự án tàu ngầm với Pháp, phát biểu với truyền thông địa phương rằng Canberra đã chi khoảng 2 tỷ AUD cho dự án. "Sẽ có một khoản chi phí để thoát ra. Nhưng chi phí để làm điều đó cơ bản là ít hơn đáng kể với việc tiếp tục theo đuổi", ông Patrick nói với ABC.

Ngoại trưởng Le Drian đã chỉ ra rằng Paris sẽ chống lại động thái của Canberra: "Chuyện này vẫn chưa kết thúc. Chúng ta có hợp đồng. Người Úc cần cho chúng ta biết cách họ rút khỏi nó. Chúng ta sẽ cần lời giải thích. Chúng ta có một thỏa thuận liên chính phủ được ký kết rất sôi nổi vào năm 2019, với các cam kết chính xác, kèm theo các điều khoản; làm thế nào để họ rút khỏi nó? "

Vào năm 2017, chính phủ Australia đã tiết lộ các điều khoản của một trong các hợp đồng với Naval Group, theo đó Canberra hoặc công ty Pháp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng "khi khả năng thực hiện thỏa thuận của một bên bị ảnh hưởng cơ bản bởi các sự kiện, hoàn cảnh hoặc vấn đề đặc biệt.

Liệu sự chậm trễ, chi phí vượt mức và những cam kết bị huỷ bỏ có dẫn đến "sự kiện ngoại lệ" như vậy hay không, dường như đây là một câu hỏi dành cho các tòa án.

Nếu Canberra quyết định rút, thì hợp đồng đã quy định: "Các bên sẽ tham khảo ý kiến để xác định xem có thể tìm thấy điểm chung để cho phép tiếp tục Thỏa thuận hay không. Nếu không tìm thấy điểm chung nào trong vòng 12 tháng, việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau 24 tháng kể từ khi nhận được của thông báo ban đầu để chấm dứt".

Thời điểm đó dường như trở nên rõ ràng với thông báo của liên minh AUKUS: Các nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ làm việc trong 18 tháng tới để tìm ra cách tốt nhất cung cấp công nghệ cho các tàu ngầm hạt nhân mới của Australia - công nghệ mà cho tới nay Mỹ mới chỉ chia sẻ cho quốc gia duy nhất trên thế giới là Anh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Mỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sựMỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sự
23:29:01 24/01/2025
Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịchHệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch
20:12:34 23/01/2025
Sắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặnSắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặn
21:00:01 24/01/2025
Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tứcÔng Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức
21:41:56 24/01/2025
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự doBí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do
11:57:53 23/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiênTổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
15:10:56 24/01/2025
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư phápTổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp
19:42:47 23/01/2025

Tin đang nóng

Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'
07:02:26 25/01/2025
Bắt nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCMBắt nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM
09:03:52 25/01/2025
Mỹ Tâm bị "tóm dính" sánh đôi cùng tình trẻ, hành động đặc biệt của đàng trai nói lên tất cả!Mỹ Tâm bị "tóm dính" sánh đôi cùng tình trẻ, hành động đặc biệt của đàng trai nói lên tất cả!
07:36:39 25/01/2025
MC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc GiangMC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc Giang
06:49:35 25/01/2025
Hot: Đặng Luân gỡ phong sát chưa từng có trong lịch sử, tự biến mình thành trò cười vì chiêu lách luật lố bịchHot: Đặng Luân gỡ phong sát chưa từng có trong lịch sử, tự biến mình thành trò cười vì chiêu lách luật lố bịch
06:55:30 25/01/2025
Chuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốcChuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốc
07:02:50 25/01/2025
Nữ diễn viên "cấm cả nước bàn tán về mình" có động thái gây tranh cãi với chồng cũ sau 4 năm ly hônNữ diễn viên "cấm cả nước bàn tán về mình" có động thái gây tranh cãi với chồng cũ sau 4 năm ly hôn
07:41:08 25/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh được cầu hôn, nhà trai nổi tiếng đa tình từng có 11 bạn gái?Triệu Lệ Dĩnh được cầu hôn, nhà trai nổi tiếng đa tình từng có 11 bạn gái?
09:36:40 25/01/2025

Tin mới nhất

Hàn Quốc nói Triều Tiên sắp đưa thêm quân đến Nga

Hàn Quốc nói Triều Tiên sắp đưa thêm quân đến Nga

10:40:39 25/01/2025
Quân đội Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên sắp điều thêm quân đến Nga và đồng thời đang chuẩn bị phóng vệ tinh do thám hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Nghị sĩ tung dự luật để Tổng thống Trump làm nhiệm kỳ 3

Nghị sĩ tung dự luật để Tổng thống Trump làm nhiệm kỳ 3

10:38:18 25/01/2025
Một hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ đã đưa ra đề xuất khó khả thi là sửa đổi hiến pháp để cho phép Tổng thống Donald Trump làm thêm nhiệm kỳ thứ 3.
Số người thiệt mạng do lở đất ở Indonesia gia tăng

Số người thiệt mạng do lở đất ở Indonesia gia tăng

09:22:20 25/01/2025
Indonesia thường xảy ra lở đất trong mùa mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng cường độ của các cơn bão, dẫn đến mưa lớn hơn, lũ quét và gió giật mạnh hơn.
WHO đứng trước sức ép tái cơ cấu hoạt động

WHO đứng trước sức ép tái cơ cấu hoạt động

09:18:56 25/01/2025
Người đứng đầu WHO cũng bày tỏ hy vọng chính quyền mới tại Mỹ sẽ cân nhắc lại quyết định và sẵn sàng đối thoại để bảo vệ mối quan hệ song phương.
Tổng thống Trump điện đàm 'thân thiện' với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Tổng thống Trump điện đàm 'thân thiện' với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

08:55:53 25/01/2025
Tổng thống Trumpcho biết cuộc điện đàm với ông Tập diễn ra một cách hữu hảo và tân chủ nhân Nhà Trắng cho rằng có thể đạt đượcthỏa thuận thương mạivới Trung Quốc.
Nga tham gia lại một phần vào Hội đồng Bắc Cực

Nga tham gia lại một phần vào Hội đồng Bắc Cực

07:01:23 25/01/2025
Bà Zakharova cho biết tiến trình khôi phục hoạt động của Hội đồng Bắc Cực sẽ tiếp tục, có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia Bắc Cực và dựa trên thực tế hiện tại của hình thức này và các nhiệm vụ đặt ra đối với Nga trong khu vực n...
Thủ tướng Hungary tuyên bố một điều bất ngờ liên quan khí đốt Nga

Thủ tướng Hungary tuyên bố một điều bất ngờ liên quan khí đốt Nga

07:01:00 25/01/2025
Ông Orban phát biểu trên đài phát thanh nhà nước: Hiện nay, vấn đề gia hạn lệnh trừng phạt đang được đặt lên bàn. Tôi đã yêu cầu các lãnh đạo EU hiểu rằng điều này không thể tiếp tục .
Dự báo những xu hướng quân sự chính trong năm 2025

Dự báo những xu hướng quân sự chính trong năm 2025

06:26:29 25/01/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng mối đe dọa vũ khí hạt nhân trong suốt cuộc xung đột Ukraine để giảm bớt sự hỗ trợ của Mỹ đối với Kiev.
Bảo tàng Louvre lần đầu tiên trở thành điểm triển lãm thời trang

Bảo tàng Louvre lần đầu tiên trở thành điểm triển lãm thời trang

06:22:45 25/01/2025
Với mục tiêu đa dạng hóa nguồn thu nhập, Bảo tàng Louvre hy vọng có thể thành công như các triển lãm thời trang đình đám diễn ra trước đó tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (New York, Mỹ) và Bảo tàng Victoria và Albert (London, Anh).
Đài Loan đối phó với loài bò sát gây hại cho nông nghiệp

Đài Loan đối phó với loài bò sát gây hại cho nông nghiệp

06:20:47 25/01/2025
Ông Hsu Wei-chieh, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo tồn bò sát Đài Loan, cho biết tổ chức của ông đang phối hợp với nông dân để hướng dẫn họ cách bảo vệ an toàn cho bản thân, tài sản, cũng như xử lý kỳ nhông một cách nhân đạo.
UNICEF: 242 triệu trẻ em gián đoạn việc học bởi biến đổi khí hậu

UNICEF: 242 triệu trẻ em gián đoạn việc học bởi biến đổi khí hậu

06:14:25 25/01/2025
Bà cho rằng trẻ em không thể tập trung trong các lớp học không có biện pháp giảm nhiệt, không thể đến trường nếu đường bị ngập hoặc trường học bị cuốn trôi.
Nga nêu điều kiện then chốt để đàm phán về xung đột Ukraine

Nga nêu điều kiện then chốt để đàm phán về xung đột Ukraine

06:11:49 25/01/2025
Ngoài ra, ông Grushko nhắc lại lập trường của Nga là không tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp ngoại giao để duy trì an ninh khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Squid Game phần 3 sửa kịch bản gấp, lộ 3 điểm cần thay đổi, ưu ái 1 người?

Squid Game phần 3 sửa kịch bản gấp, lộ 3 điểm cần thay đổi, ưu ái 1 người?

Phim châu á

11:09:47 25/01/2025
Series Trò Chơi Con Mực 2 (Squid Game 2) lên sóng vào ngày 26/12, lập tức gây bão màn ảnh toàn cầu. Cái kết lấp lửng phần 2, gợi mở cho phần 3 dự kiến lên sóng vào giữa năm 2025.
Điều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào Cai

Điều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào Cai

Pháp luật

11:08:28 25/01/2025
Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc phát hiện thi thể cô giáo trẻ dưới khe sâu thuộc khu rừng già ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025: Tý ổn định, Tuất thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025: Tý ổn định, Tuất thuận lợi

Trắc nghiệm

11:07:44 25/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025, Tý hãy tích cực học hỏi, Tuất cần đưa ra quyết định dứt khoát. Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/1/2025 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày khá ổn định
Thất Quái Tập Kết! "Tân Đấu La Đại Lục" - Chính thức ra mắt video giới thiệu Game MMORPG chiến đội đại thế giới mở đầu tiên!

Thất Quái Tập Kết! "Tân Đấu La Đại Lục" - Chính thức ra mắt video giới thiệu Game MMORPG chiến đội đại thế giới mở đầu tiên!

Mọt game

11:05:08 25/01/2025
Tân Đấu La Đại Lục tái hiện sống động đại thế giới Đấu La huyền ảo dựa trên bộ tiểu thuyết Đấu La Đại Lục bán chạy nhất toàn cầu của Đường Gia Tam Thiếu.
Nữ ca sĩ quốc dân đình đám làm mẹ đơn thân, 1 mình nuôi 3 con thành giám đốc: Bí quyết dạy dỗ những đứa trẻ xuất sắc rất đơn giản

Nữ ca sĩ quốc dân đình đám làm mẹ đơn thân, 1 mình nuôi 3 con thành giám đốc: Bí quyết dạy dỗ những đứa trẻ xuất sắc rất đơn giản

Netizen

11:01:27 25/01/2025
Có 3 người con trai đều thành đạt, làm giám đốc, sao nữ nổi tiếng Trung Quốc một thời đã vượt qua đổ vỡ hôn nhân và bệnh tật để nuôi dạy con xuất sắc như thế nào?
Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Thời trang

10:58:52 25/01/2025
Tông màu trầm ấm như nâu, be, xám, đen, hoặc sắc màu nổi bật như đỏ đô, xanh cổ vịt của áo khoác rất được ưa chuộng, phù hợp với mọi hoàn cảnh từ công sở, dạo phố đến những buổi tiệc mùa đông.
5 bước để có bình hoa Tết cắm cả tuần không héo

5 bước để có bình hoa Tết cắm cả tuần không héo

Sáng tạo

10:28:53 25/01/2025
Để bình hoa trưng Tết cắm cả tuần vẫn tươi, bạn cần lưu ý các bước cắt cành và thêm nước dưỡng hoa, giúp tăng độ bền cho chúng.
HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?

HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?

Sao châu á

10:21:54 25/01/2025
Thông tin Lưu Diệc Phi đã đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú đang lan truyền rầm rộ trên MXH Trung Quốc, khiến nhiều người hoang mang
Đi làm về, thấy cảnh chồng và vợ cũ ăn uống linh đình trong nhà, tôi hất đổ luôn mâm cơm rồi chỉ tay đuổi thẳng

Đi làm về, thấy cảnh chồng và vợ cũ ăn uống linh đình trong nhà, tôi hất đổ luôn mâm cơm rồi chỉ tay đuổi thẳng

Góc tâm tình

10:15:13 25/01/2025
Thấy tôi về, chồng và vợ cũ vẫn thản nhiên ngồi ăn uống. Lần này, tôi không nhân nhượng nữa. Chồng tôi và vợ cũ ly hôn được 5 năm.
Văn Hậu lại phẫu thuật, nghỉ thêm 8 tháng

Văn Hậu lại phẫu thuật, nghỉ thêm 8 tháng

Sao thể thao

10:03:05 25/01/2025
Hậu vệ Đoàn Văn Hậu dự kiến tốn thêm 8 tháng nữa để hoàn toàn hồi phục sau chấn thương. Văn Hậu vắng bóng trên sân cỏ kể từ tháng 9/2023, chưa rõ ngày trở lại.
Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh

Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh

Sức khỏe

09:49:42 25/01/2025
Trong dịp Tết, đa phần mọi người thường xuyên ăn nhiều bữa gồm rất nhiều đồ chiên xào dầu mỡ. Bên cạnh đó, mọi người có thói quen chúc nhau bằng rượu bia vì thế dịp Tết chúng ta dễ mắc phải những căn bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm m...