Chuyên gia cảnh báo về số ca cúm gia cầm gia tăng ở Trung Quốc
Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo sau khi số ca bệnh cúm gia cầm nguy hiểm chết người H5N6 gia tăng ở Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về một biến chủng mới có nguy cơ dễ lây lan hơn cho con người.
Trung Quốc là nhà sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới (Ảnh minh họa: Reuters).
Reuters đưa tin, số ca cúm gia cầm H5N6 ở Trung Quốc trong năm nay có dấu hiệu gia tăng đang làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng chuyên gia, những người từng cảnh báo về một chủng virus có nguy cơ đột biến và dễ lây nhiễm cho con người hơn.
Năm nay, Trung Quốc báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về 21 người nhiễm virus cúm gia cầm H5N6, cao hơn hẳn so với chỉ 5 ca hồi năm ngoái.
Tuy con số ca H5N6 ghi nhận trong năm nay thấp hơn rất nhiều so với hàng trăm ca cúm gia cầm H7N9 ghi nhận năm 2017, nhưng H5N6 khá nguy hiểm, khi nó gây ra tình trạng bệnh nặng ở nhiều người, và đã làm ít nhất 6 người chết tại Trung Quốc.
“Số ca H5N6 lây ở người tại Trung Quốc năm nay là rất đáng quan ngại. Đó là loại virus gây ra tỷ lệ tử vong cao”, chuyên gia Thijs Kuiken, giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan), nhận định.
Theo WHO, H5N6 gây tỷ lệ tử vong 50%. Hồi đầu tháng này, WHO cho biết, hầu hết các ca H5N6 ở Trung Quốc đều có tiếp xúc với gia cầm và chưa có trường hợp nào được xác định là lây từ người sang người. WHO đã kêu gọi Trung Quốc tăng cường hoạt động giám sát dịch bệnh.
Tháng trước, Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cảnh báo rằng sự lây lan theo địa lý và sự đa dạng của virus H5N6 “đe dọa đến ngành chăn nuôi gia cầm cũng như sức khỏe con người”.
Theo các chuyên gia, dù số ca H5N6 hiện vẫn chưa cao và chưa có bằng chứng nó có thể lây truyền từ người qua người, nhưng tỷ lệ tử vong của virus này lại cao và nó có thể gây tình trạng bệnh nghiêm trọng với con người ở bất cứ độ tuổi nào. Ngoài ra, các chuyên gia lo ngại rằng, các virus cúm gia cầm có thể biến đổi và trở nên dễ lây nhiễm hơn với người, đồng thời có thể gây ra đại dịch.
Theo Reuters, ít nhất 10 ca nhiễm H5N6 ở Trung Quốc năm nay do các loại virus có bộ gen rất giống virus H5N8 từng lây lan rộng khắp châu Âu năm ngoái và làm chết chim hoang dã ở Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo H5N6 có nguy cơ đã biến đổi.
“Có thể đã xuất hiện biến chủng dễ lây nhiễm hơn, hoặc có thể virus đang lây lan nhiều hơn trong đàn gia cầm (ở Trung Quốc) hiện tại và đó là lý do vì sao có nhiều ca nhiễm virus hơn”, ông Kuiken cho biết.
Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới. Họ cũng đã thực hiện tiêm chủng cho gia cầm nhưng các vaccine dùng cho năm 2020 có thể chỉ bảo vệ được một phần trước các virus mới nổi, có thể ngăn bùng ổ dịch lớn nhưng không ngăn được mầm bệnh lây lan, theo chuyên gia Filip Claes tại Trung tâm Khẩn cấp Bệnh truyền nhiễm xuyên biên giới, thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Các chủng virus cúm gia cầm thường tương đối hiếm khi lây sang người nhưng chúng vẫn được coi là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng và được giám sát chặt chẽ trên toàn thế giới. Virus H5N6 bị phát hiện lần đầu vào năm 2014.
Tàu trinh sát Pháp đi qua eo biển Đài Loan
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp xác nhận tàu hải quân nước này đã đi qua eo biển Đài Loan, cảnh báo căng thẳng Đài Loan-Trung Quốc leo thang có thể gây ra hậu quả bất ngờ.
Trong cuộc điều trần ở thượng viện ngày 13.10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh nước này sẽ dùng hải quân để thể hiện thượng tuân luật pháp quốc tế và quyền tự do đi lại, theo hãng tin CNA.
Tàu trinh sát Dupuy-de-Lôme được đưa vào phục vụ hải quân Pháp từ năm 2006. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CNA
Bà Parly còn nói rằng việc tàu trinh sát Dupuy-de-Lôme thuộc hải quân Pháp đi qua eo biển Đài Loan là bằng chứng thể hiện điều đó, nhưng bà không nói tàu đi qua khu vực khi nào.
Tàu Dupuy-de-Lôme được triển khai đến Thái Bình Dương vào tháng 5 và được phát hiện lần gần nhất khi rời khỏi Nhật Bản vào ngày 1.10.
Bà Parly tiết lộ thông tin trên khi được thượng nghị sĩ Pháp Olivier Cadic hỏi liệu có bất kỳ hành động vững chắc nào được tiến hành để hỗ trợ việc Paris ủng hộ duy trì hiện trạng ở eo biển Đài Loan hay không.
Ông Cadic, phó chủ tịch Ủy ban Quân vụ, Quốc phòng và Đối ngoại thuộc Thượng viện Pháp, cho rằng Đài Bắc đang đối mặt với đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc, đưa ra dẫn chứng là quân đội Trung Quốc thường xuyên điều máy bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan.
Chủ tịch Tập Cận Bình tin tưởng Trung Quốc sẽ tái thống nhất Đài Loan
Kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Á chạy đua phát triển hỏa lực Các chuyên gia cảnh báo, châu Á có thể rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm khi nhiều nước ra sức tăng cường kho tên lửa tầm xa. Các tổ hợp tên lửa DF-26 của Trung Quốc tại một lễ diễu binh vào năm 2015 (Ảnh: Reuters). Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa đa năng DF-26 có...