Chuyên gia cảnh báo trẻ mắc bệnh nguy hiểm khi bỏ quên mũi tiêm nhắc
TS.BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cảnh báo, rất nhiều trẻ bị quên mũi tiêm nhắc trong giai đoạn 4-6 tuổi mũi vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt.
Tiêm đủ 4 mũi trước 2 tuổi, nên có mũi nhắc lại sau 2-4 năm
Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Tiêm nhắc bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt: Bước quan trọng để bảo vệ trẻ 4-6 tuổi” diễn ra ngày 28/9, TS.BS Phạm Quang Thái – Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉ lệ trẻ em tiêm vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tại Việt Nam giảm rõ rệt. Việc trì hoãn tiêm, bỏ mũi tiêm nhắc… làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này về sau.
“Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong cao”, TS Thái thông tin.
Trong thực tế, TS Thái chứng kiến nhiều ca bệnh là các em nhỏ mắc ho gà, với máy thở, dây dợ chằng chịt quanh người. Những cơn ho khiến trẻ kiệt sức, tím tái, thiếu oxy. Viêm phổi là một biến chứng tương đối phổ biến, rất nguy hiểm cho trẻ em. Tương tự các bệnh bạch hầu, uốn ván, bại liệt đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ.
Tại buổi tọa đàm, chuyên gia cho biết, tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi tại Việt Nam hằng năm được tiêm các mũi vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt khá cao.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khả năng bảo vệ đối với bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt từ các mũi tiêm này không tồn tại bền vững, mà giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, trong giai đoạn trẻ từ 4 – 6 tuổi, kháng thể có được từ những mũi tiêm trong hai năm đầu đời đối với các bệnh giảm đi đáng kể.
“Được tiêm phòng đầy đủ 3 mũi cơ bản trước 12 tháng và một mũi nhắc trước 2 tuổi, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh khi trẻ lớn lên nếu tiếp xúc với nguồn lây. Trẻ từ 4-6 tuổi thường bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài, ví dụ như trường học, các sân chơi. Đây cũng là lúc gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nếu trẻ chưa có đủ kháng thể”, TS Thái nói.
Video đang HOT
Và đây là lý do ở độ tuổi này, trẻ nên được tiêm nhắc mũi vắc xin phòng 4 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Được tiêm nhắc vắc xin phòng các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt trong giai đoạn từ 4 – 6 tuổi sẽ giúp duy trì khả năng phòng bệnh tối ưu cho trẻ đến tuổi thiếu niên.
Nhiều người quên mũi tiêm nhắc
TS Thái cho biết, trên thế giới đã có hàng triệu trẻ 4-6 tuổi được tiêm nhắc lại để phòng 4 bệnh này. Tuy nhiên tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm nhắc còn tương đối thấp do nhiều phụ huynh chưa biết rõ tầm quan trọng của các mũi tiêm nhắc bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ ở độ tuổi này.
Một khảo sát gần đây được thực hiện với hơn 900 phụ huynh cho thấy, có đến hơn 65% phụ huynh nghĩ những mũi tiêm được hoàn thành trước 2 tuổi là đủ hoặc không biết rằng kháng thể với các bệnh này không tồn tại suốt đời. Chỉ có 24,2% phụ huynh đã cho con đi tiêm nhắc lại mũi phòng 4 căn bệnh này cho trẻ trong độ tuổi 4-6 tuổi.
BS Thái nhấn mạnh “Việc tiêm nhắc bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt cho trẻ từ 4 – 6 tuổi không chỉ gia tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn giúp tránh lây nhiễm cho trẻ nhỏ hơn chưa tiêm ngừa sống trong gia đình, nhất là trẻ từ 0 – 6 tháng vẫn chưa được tiêm chủng đầy đủ.”
BS Thái khuyến cáo, khi đưa trẻ đi tiêm, phụ huynh cần chủ động đặt lịch hẹn trước để không phải chờ đợi lâu và tuân thủ các quy tắc 5K phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
“Mọi người nên cho trẻ đi tiêm phòng để đảm bảo đủ mũi, đúng thời hạn. Các cơ sở tiêm chủng đều vẫn hoạt động, tuân thủ quy định phòng dịch của Bộ Y tế. Người đi tiêm cũng nên thực hiện đúng lịch hẹn để giảm tình trạng chờ đợi, không đảm bảo giãn cách”, TS Thái khuyến cáo.
Tiêm vaccine COVID-19 đúng tiến độ, phản ứng sau tiêm thấp
Tính đến nay, sau hơn hai tháng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn.
Việt Nam đã thực hiẹn tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho gần 900.000 người là cán bọ, nhân viên y tế, công an, quân đội...
Tiêm vaccine COVID-19 vẫn là cách tốt nhất phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Hải Nguyễn
Tỉ lệ phản ứng sau tiêm thấp
Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, một trong những điểm khác với nhiều nước là chúng ta tổ chức quy trình tiêm chủng rất chặt chẽ, rất cẩn thận, được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ...
"Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống không mong muốn xảy ra trong tiêm chủng. Chúng ta đã tập huấn cho tất cả các tuyến theo hình thức trực tuyến. Thời gian vừa qua, vaccine khi về Việt Nam đã tổ chức tiêm cho tất cả các đối tượng theo Nghị quyết 21" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong số những người được tiêm, đến nay ghi nhận có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ... Triệu chứng này hết sau 24h. Tỉ lệ này thấp so với các nước trên thế giới. Cho đến nay khẳng định việc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam là an toàn.
"Các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị. Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vaccine phòng COVID-19, mà còn ở các loại vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, ho gà, uốn ván..." - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, không một loại vaccine nào đạt hiệu quả 100%.
"Vẫn có nguy cơ sau tiêm vaccine, người tiêm vẫn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nếu tiêm vaccine rồi mà mắc COVID-19 thì bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều", ông Cường nói.
TS.BS Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng nhấn mạnh, việc tiêm vaccine chính là bảo vệ người được tiêm khỏi mắc thể nặng và phải nhập viện.
Hiện nay, vẫn còn tâm lý e ngại những phản ứng phụ sau tiêm vaccine. Sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của COIVD-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng ba tháng sau tiêm liều 1.
Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy, thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất, và ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh, tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, khi vaccine đã được tiêm chủng đại trà thì chúng ta vẫn phải duy trì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khác như khuyến cáo 5K của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn sự lây truyền COVID-19. Phải kết hợp cả hai yếu tố như thế thì công tác phòng, chống dịch mới đạt hiệu quả.
Đợt dịch sau phức tạp hơn đợt dịch trước
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, qua 3 đợt dịch COVID-19, lần này dịch phức tạp hơn đợt dịch trước. Các tỉnh, thành phố chưa có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng cũng phải nâng mức báo động lên một mức cao, coi như địa phương đó đã có dịch để triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích, đợt dịch này có nhiều nguồn lây nhiễm: Thứ nhất, từ các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà trong quá trình cách ly chúng ta thực hiện quản lý chưa nghiêm.
Nguồn lây nhiễm thứ hai, là trong cộng đồng cũng có các trường hợp lây nhiễm, rồi từ đó lây vào bệnh viện, từ bệnh viện lại lây ra cộng đồng.
Thứ ba là chủng virus lần này khác hơn so với các lần trước, đó là chủng Ấn Độ với đột biến kép làm tăng khả năng lây nhiễm lên nhiều lần. Nếu như chủng của Anh lây gấp 1,7 lần so với các chủng trước đó, thì chủng Ấn Độ còn lây nhiễm mạnh hơn chủng của Anh.
Bà bầu có cần tiêm vaccine bạch hầu? Phụ nữ tuổi sinh đẻ có nồng độ kháng thể bạch hầu thấp nên không có kháng thể truyền cho con? Thai phụ có nên tiêm vaccine bạch hầu không? (Minh Anh) Trả lời: Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thậm chí là phụ nữ đang...