Chuyên gia cảnh báo Omicron có nguy cơ lây nhiễm hơn chủng cũ 500%
Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ cảnh báo rằng, biến chủng Omicron mới bị phát hiện có thể có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các chủng SARS-CoV-2 trước đây 500%.
Chuyên gia cảnh báo biến chủng mới có nguy cơ làm quá tải hệ thống y tế nếu lây lan nhanh (Ảnh: Reuters).
Yahoo News đưa tin, dựa vào những dữ liệu sơ bộ, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Eric Feigl-Ding đã cảnh báo rằng chủng Covid-19 mới Omicron có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các chủng cũ 500%.
Omicron được phát hiện trong tháng này ở châu Phi và các chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về chủng này, viện dẫn yếu tố bất thường trong cấu tạo của nó.
“Chủng B.1.1.529 (tên khác của Omicron) có khả năng lây nhiễm cao hơn 500% là thông tin đáng kinh ngạc”, ông Feigl-Ding viết trên Twitter. Ông cho biết, biến chủng Omicron có nhiều gấp đôi các đột biến xấu ở gai protein nếu so sánh với Delta.
Gai protein là bộ phận mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để bám và xâm nhập vào tế bào cơ thể người. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan, hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.
Video đang HOT
“Khả năng lây nhiễm cao hơn 500% là một con số thật sự rất sốc nếu thông tin này hoàn toàn chính xác. Hãy hy vọng dữ liệu sơ bộ này là không đúng. Chúng tôi thực sự muốn dữ liệu sơ bộ này là sai. Vì nếu nó không sai, nó rất nguy hiểm”, ông Feigl-Ding nói.
Dù mới chỉ bị phát hiện ra trong vài ngày, chủng mới đã bị phát hiện sở hữu 30 đột biến khác nhau, con số nhiều chưa từng thấy, gấp đôi chủng Delta.
Chuyên gia Tulio de Oliveira, từ Mạng lưới Giám sát Gen ở Nam Phi cho biết, “nhiều đột biến là đặc tính đáng lo ngại”. “Chúng ta có thể thấy biến chủng có nguy cơ lây lan rất nhanh. Chúng tôi lo ngại sẽ bắt đầu chứng kiến áp lực đè nặng lên hệ thống y tế trong vài tuần tới”.
Chuyên gia de Oliveira cho biết, một nhóm nhà khoa học ở các trường đại học tại Nam Phi đang nghiên cứu biến chủng. Ông nói: “Chúng tôi lo ngại về sự đột biến tăng vọt của biến thể này”.
Giáo sư Ravi Gupta tại Đại học Cambridge cho biết, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông đã phát hiện hai đột biến ở B.1.1.529 có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của virus và giảm khả năng nhận biết kháng thể.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, hiện vẫn còn sớm để dự đoán Omicron nó có thể lây truyền thế nào vào thời điểm nào và nó cần phải được theo dõi chặt chẽ cũng như phân tích các dữ liệu liên quan.
Giáo sư de Oliveira ngày 26/11 cho biết sẽ phải mất ít nhất 2 tuần nữa mới có kết quả nghiên cứu về biến chủng mới. Ông cho biết biến chủng này không chỉ được xem xét ở Nam Phi mà trên toàn thế giới.
Sự xuất hiện của biến chủng mới đã khiến nhiều quốc gia cấp tập áp dụng các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa nguy cơ mầm bệnh xâm nhập và lây lan rộng. Các nước như Anh, New Zealand, Ấn Độ, Australia, Israel… cũng đang tập trung nguồn lực để giải mã mối đe dọa tiềm tàng từ biến chủng mới.
Lào cho phép người mắc COVID-19 thể nhẹ điều trị tại nhà
Bộ Y tế Lào bắt đầu cho phép người mắc COVID-19 thể nhẹ được tự cách ly và điều trị tại nhà.
Đây là một trong những biện pháp nhằm giảm tình trạng quá tải tại các trung tâm y tế, đồng thời dành giường điều trị cho các ca bệnh nặng.
Một nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân ở thủ đô Vientiane, Lào. Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, những ca mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng được cách ly điều trị tại nhà phải đáp ứng các điều kiện như: người đã tiêm đủ vaccine COVID-19; độ bão hoà oxy trong máu (SP02) trên 95%, nhịp thở dưới 25/phút, không bị khó thở; người có các triệu chứng nhẹ như đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; người dưới 60 tuổi không có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, phổi mạn tính, ung thư, tim mạch vành, suy thận... và người không mang thai.
Người mắc COVID-19 tự điều trị tại nhà được yêu cầu cách ly hoàn toàn với người thân trong 14 ngày. Trong khi đó, người vừa phục hồi COVID-19 khi cách ly tại nhà cần phải có ít nhất một người thân trong gia đình đủ sức khoẻ để chăm sóc người bệnh.
Bộ Y tế Lào khuyến nghị người vừa được điều trị khỏi COVID-19 khi cách ly tại nhà nên uống nhiều nước, ăn đủ chất; người bị sốt phải uống thuốc theo chỉ định, nếu gặp triệu chứng nghiêm trọng cần liên hệ ngay với cơ quan y tế.
Liên quan đến tình hình COVID-19 trong nước, ngày 13/11, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.032 ca mắc mới COVID-19 và 2 trường hợp tử vong.
Theo bộ trên, số ca mắc COVID-19 tại nước này tiếp tục ghi nhận ở mức cao tại 17/18 tỉnh/thành, trong đó có tới 1.018 ca cộng đồng, còn lại là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục đứng đầu cả nước với 409 ca cộng đồng, giảm 170 trường hợp so với ngày 12/11.
Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 53.207 ca, trong đó có 96 người tử vong.
Bộ trưởng Y tế Đức cảnh báo tình hình nghiêm trọng Ngày 12/11, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cảnh báo tình hình dịch bệnh tại nước này hiện đang nghiêm trọng và khuyến cáo người dân không nên chủ quan. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức, ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn lời Bộ trưởng Jens Spahn...