Chuyên gia cảnh báo những ‘thực phẩm – thuốc’ kỵ nhau
Mọi người thường quan tâm đến vấn đề nên uống thuốc trước hoặc sau khi ăn, nhưng bạn có biết rằng một số loại thuốc “kỵ” một số loại thực phẩm?
Ảnh minh họa: Shutterstock
Từ bưởi và cam thảo, đến chuối và sữa, tiến sĩ Chris Steele, bác sĩ phụ trách chương trình y tế của đài truyền hình ITV của Anh, sẽ hướng dẫn về các loại thực phẩm có thể gây tác dụng phụ với thuốc, theo ITV.
Tại sao thức ăn lại gây tác dụng phụ với thuốc?
Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng khi ăn một số loại thức ăn và đồ uống.
Ảnh hưởng có thể nhẹ, nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, nếu kết hợp với các loại thực phẩm “kiêng kỵ”, theo ITV.
1. Chuối: Kỵ với thuốc hạ huyết áp
Chuối có nhiều kali – không tốt cho một số loại thuốc.
Không nên ăn chuối hoặc cam nếu đang uống thuốc ức chế men chuyển như captopril, enalapril và fosinopril. Đây là loại thuốc hạ huyết áp cao và điều trị suy tim.
Tiến sĩ Chris giải thích: Chuối và cam có nhiều kali, khi kết hợp với những loại thuốc này có thể gây ra mức kali cao, theo ITV.
Quá nhiều kali có thể gây nhịp tim không đều và tim đập rất nhanh.
2. Sữa: Kỵ một số loại thuốc kháng sinh
Một số loại kháng sinh không thể kết hợp với sữa, như tetracycline, ciprofloxacin.
Video đang HOT
Tiến sĩ Chris cho biết, canxi có thể can thiệp vào tác dụng của một số loại kháng sinh. Vì vậy, nếu đang uống kháng sinh, nên tránh các thực phẩm chứa nhiều canxi, như sữa, sữa chua hoặc phô mai, theo ITV.
Tránh uống canxi trong vài giờ trước và sau khi uống các loại kháng sinh này.
3. Bưởi: Kỵ thuốc trị mỡ máu
Nên kiêng bưởi nếu đang dùng các loại thuốc hạ mỡ máu hoặc hạ huyết áp có chứa Statin hoặc thuốc kháng sinh Erythromycin.
Tiến sĩ Chris giải thích rằng, bưởi có chứa một hóa chất ngăn chặn cơ thể phá vỡ Statin. Từ đó, làm tăng sự tích tụ Statin trong máu, gây ra tác dụng phụ.
4. Cam thảo: Kỵ thuốc tim
Cam thảo làm giảm kali trong cơ thể, có thể gây nguy hiểm cho những người mắc một số bệnh tim.
Đừng uống cam thảo nếu đang dùng thuốc glycoside chứa digoxin – điều trị suy tim và nhịp tim bất thường.
Tiến sĩ Chris cho biết, cam thảo chứa glycyrrhizin. Khi chất này tương tác với digoxin trong thuốc tim, có thể gây nhịp tim không đều và gây ra cơn đau tim.
Các loại thuốc trị huyết áp cao, tăng nhãn áp, suy tim và các thuốc về gan và thận – có tác dụng lợi tiểu, cũng làm giảm kali. Do đó, uống với cam thảo càng hạ thấp mức kali, gây mệt mỏi, chuột rút và nhịp tim không đều.
Nếu lỡ ăn nhiều cam thảo và thấy tim đập nhanh, yếu cơ, hãy ngừng ăn ngay lập tức và báo ngay cho bác sĩ.
5. Xà lách và rau lá xanh: Kỵ thuốc chống cục máu đông
Thuốc chống cục máu đông, như Warfarin, được sử dụng để điều trị một số loại loạn nhịp tim, sử dụng van tim nhân tạo và những người bị lên cơn đau tim.
Tiến sĩ Chris cảnh báo, rau lá xanh có nhiều vitamin K, thúc đẩy máu đóng cục. Warfarin được thiết kế để ngăn chặn việc sản xuất vitamin K. Vì vậy, nếu ăn nhiều rau xanh sẽ làm phản tác dụng của thuốc, theo ITV.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin K gồm có lòng đỏ trứng, đậu xanh.
Quả nam việt quất cũng có thể thay đổi tác dụng của thuốc Warfarin.
Hạn chế ăn tỏi và gừng khi uống thuốc chống cục máu đông, vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
6. Cà phê: Kỵ thuốc trị hen suyễn
Bác sĩ Chris khuyên, nếu đang dùng thuốc giãn phế quản trị bệnh hen suyễn, tiêu thụ nhiều caffeine có thể ức chế tác dụng của thuốc trong trường hợp khẩn cấp.
7. Nước chanh: Kỵ thuốc ho có chứa dextromethorphan
Nghe có vẻ không hợp lý lắm, nhưng sự thật đúng như vậy.
Cẩn thận với chanh hoặc cam nếu đang dùng thuốc ho có chứa dextromethorphan.
Tiến sĩ Chris giải thích, trái cây có múi có thể can thiệp vào quá trình phân hủy thuốc, khiến cho thuốc lưu trữ nhiều hơn trong cơ thể. Từ đó, có thể dẫn đến các tác dụng phụ như ảo giác hoặc buồn ngủ – kéo dài trong 24 giờ hoặc lâu hơn, theo ITV.
4 lợi ích của cam thảo khiến bạn bất ngờ
Cam thảo không chỉ thơm và có vị ngọt mà còn là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Cam thảo có thể giúp điều trị nhiều bệnh, từ đau loét dạ dày đến ho.
Cam thảo không chỉ có vị ngọt mà còn là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Phần của cam thảo được nhiều người biết đến nhất chính là rễ. Rễ cam thảo chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao rất có lợi cho sức khỏe, theo Reader's Digest.
Những lưu ý khi dùng cam thảo
Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác, nạp quá nhiều cam thảo cũng có thể gây hại cho sức khỏe, khiến nồng độ kali trong máu tăng cao, dẫn đến các vấn đề về tim và yếu cơ, các chuyên gia lưu ý.
Ngoài ra, một số loại bệnh cụ thể hoặc uống một số loại thuốc cũng cần phải tránh cam thảo do lo ngại tương tác với các hợp chất trong loại thảo dược này. Ví dụ, những người mắc bệnh thận không nên dùng cam thảo. Một số loại thuốc trị bệnh tim cũng không được uống chung với cam thảo.
Những người trên 40 tuổi chỉ cần ăn khoảng 55 gram cam thảo/ngày liên tục trong ít nhất 2 tuần là có thể phải nhập viện. Do đó, để tận dụng lợi ích của cam thảo, mọi người không nên nạp quá 55 gram/lần và liên tục trong nhiều ngày, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe từ cam thảo, theo Reader's Digest.
Chữa đau loét dạ dày
Cam thảo có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của ợ nóng, loét dạ dày, viêm đại tràng cũng như bất kỳ vấn đề bệnh tiêu hóa nào liên quan đến viêm lớp niêm mạc dạ dày.
Cam thảo được xem là một loại thảo dược có tính kháng viêm. Do đó, nó có thể giúp điều trị các vết viêm loét dạ dày.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine phát hiện chất deglycyrrhizinated licorice trong cam thảo có thể thay thế an toàn và hiệu quả cho các loại thuốc trị viêm loét dạ dày không kê đơn.
Giảm căng thẳng
Cam thảo có thể giúp giảm căng thẳng. Lợi ích này có được là nhờ các hợp chất trong cam thảo có thể kiểm soát hiệu quả nồng độ hoóc môn căng thẳng cortisol, nghiên cứu trên chuyên san Molecular and Cellular Endocrinology phát hiện.
Giảm ho và hen suyễn
Cam thảo có thể dùng như một loại thảo dược điều trị các vấn đề về hô hấp như ho, viêm họng, hen suyễn và viêm phế quản, các chuyên gia cho biết.
Cam thảo không chỉ giúp giảm bớt tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp do vi khuẩn gây ra mà còn giúp loại bỏ hiệu quả các chất nhầy trong phổi, giúp phế quản co thắt hiệu quả hơn, theo Reader's Digest.
Chữa chàm và cháy nắng
Cam thảo có lợi cho da dù có dùng để uống hay để thoa ngoài da. Các hoạt chất trong cam thảo có thể điều trị các bệnh về da như chàm, vẩy nến, viêm da, cháy nắng, nổi mẩn đỏ kéo dài và nấm da chân. Chất chiết xuất từ cam thảo khi thoa lên da có thể giúp giảm sưng và ngứa, theo Reader's Digest.
6 loại thực phẩm giúp đào thải độc tố trong người Muốn cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng sức đề kháng và không ốm đau bệnh tật hãy dùng thường xuyên những món này để đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Những thực phẩm giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bạn tống mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Hãy...